Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng cao, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nhất là khi bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị các vấn đề tim mạch đúng cách.

Bệnh suy tim là gì?

Bệnh suy tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, xảy ra do sự tổn thương tim dẫn đến hoạt động của tim bị suy yếu. Điều này khiến cho lượng máu đổ về tim đến các cơ quan có khả năng bị thiếu hụt, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Bệnh suy tim là gì?
Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm

Tình trạng suy giảm chức năng tim nếu kéo dài có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiên lượng sống của bệnh nhân suy tim thấp. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu tim giảm hoạt động, chết dần.

Mặc dù nguy hiểm tuy nhiên quá trình dẫn đến suy tim diễn ra khá thầm lặng. Chính điều này làm cho nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch. Tim ngừng hoạt động không cấp cứu kịp thời bệnh nhân tử vong trong tích tắc.

Suy tim có những loại nào?

Bệnh suy tim được phân loại thành các dạng dựa trên mức độ suy tim từ nhẹ đến nặng nề mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: Các tổn thương, biến dạng tim xuất hiện thầm lặng, các triệu chứng nhẹ không được chú ý đến. Chúng không quá rõ ràng và khiến bệnh nhân nhầm lẫn với trạng thái tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, cảm giác khó chịu, thở hổn hển sẽ xảy ra nặng hơn khi người bệnh làm công việc cần nhiều sức lực.
  • Giai đoạn 2: Sự tổn thương dần dần phát triển khiến người bệnh gặp phải một vài triệu chứng, ảnh hưởng đến khả năng vận động như tức ngực, hồi hộp, khó thở, cơ thể mệt mỏi và nhiều biểu hiện khác. Tuy nhiên sau khi nghỉ ngơi chúng sẽ thuyên giảm làm người bệnh không phát hiện được cơ thể đang mắc phải chứng bệnh nào.
  • Giai đoạn 3: Bệnh suy tim đã diễn biến nặng nề hơn, cơ thể gặp phải nhiều triệu chứng rõ ràng. Tổn thương tại tim phát triển dần ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Khi đó, khả năng vận động, làm việc, trí nhớ của người bệnh suy giảm, nhịp tim tăng giảm bất thường.
  • Giai đoạn nặng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, ngực tức tối đau nhức, cơ thể mệt mỏi, tứ chi không còn sức lực. Nếu vận động, đi lại quá sức làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia còn kiểm tra và đánh giá tình trạng suy tim dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Theo đó, người bệnh có thể bị suy tim trái, tim phải hoặc toàn bộ tim. Đồng thời, phân loại bệnh còn dựa theo tính chất bệnh, bệnh mãn tính hay cấp tính,…

Mỗi trường hợp sẽ gây ra các triệu chứng nhất định. Bệnh nhân không phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ đối mặt với các biến chứng khá nguy hiểm. Trong đó, rủi ro tim mạch suy yếu hoạt động dẫn đến tổn thương các cơn quan quan trọng khác làm tiên lượng sống vô cùng hạn hẹp, thậm chí bệnh nhân có thể qua đời đột ngột.

Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đúng cách theo Đông Y

Nguyên nhân gây bệnh suy tim

Tình trạng suy tim có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề nhau. Đa số các trường hợp suy tim đến từ các bệnh lý tim mạch trước đó, chẳng hạn bệnh mạch vành, huyết áp, hở van tim, hẹp van tim,… Ngoài ra, suy tim cũng có thể xuất phát từ các rối loạn trong cơ thể, nhiễm phải hóa chất, virus gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh suy tim
Có nhiều yếu tố gây suy tim, trong đó thường có liên quan đến các tổn thương tại cơ quan này

Các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu được thúc đẩy từ các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và nhiều vấn đề khác. Để kiểm soát các vấn đề tại tim, bạn nên chủ động thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Dựa vào nguyên nhân và mức độ suy tim, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tương ứng. Dưới đây là những yếu tố liên quan dẫn đến bệnh suy tim, bạn đọc lưu ý:

Bệnh lý về tim

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chức năng tim. Các tổn thương hình thành không được chữa trị kịp thời dần phát triển nghiêm trọng hơn. Có rất nhiều chứng bệnh tim mạch tác động làm suy giảm chức năng của cơ quan quan trọng này.

Tuy nhiên như đã đề cập, bệnh tim mạch có xu hướng hình thành và phát triển khá âm thầm. Những triệu chứng bùng phát nặng đồng nghĩa với bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nguy hại hơn. Nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời, tim suy giảm chức năng nghiêm trọng đe dọa tính mạnh của người bệnh.

Các vấn đề tại tim gây suy tim thường gặp như:

  • Bệnh mạch vành bao gồm các hội chứng mạch vành, tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, xơ vữa động mạch vành,…
  • Tình trạng huyết áp cao kéo dài và lặp lại thường xuyên là nguyên nhân gây bệnh tim, dễ khiến cơn suy tim nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh van tim cũng là nguyên nhân gây suy tim hàng đầu. Bệnh gồm các dạng như hở van tim, hẹp van tim.
  • Dị tật tim bẩm sinh, giãn cơ tim do thiếu máu hoặc mắc bệnh tim từ bố mẹ.

Yếu tố bên ngoài

Ngoài các bệnh lý tim mạch dẫn đến bệnh suy tim, nhiều khả năng sự suy giảm chức năng nặng nề hơn do các yếu tố khác tác động. Bệnh nhân có thể cảm nhận được triệu chứng rõ ràng hơn nếu có các yếu tố dưới đây:

  • Ăn uống không đều độ, ăn nhiều muối mặn, đồ ăn dầu mỡ, quá ngọt.
  • Sử dụng thuốc lá, uống nhiều bia rượu, chất kích thích.
  • Gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch như thuốc chẹn canxi, thuốc chống viêm, thuốc chống rối loạn nhịp đập.
  • Không vận động, nằm, ngồi thường xuyên khiến máu huyết lưu thông kém.

Bệnh suy tim có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh các yếu tố kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý này. Xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống, phòng rủi ro biến chứng.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Đi Bộ Hay Chạy Bộ Không? [Nên Biết]

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh suy tim có thể gây ra các triệu chứng đột ngột, một số trường hợp có biểu hiện bất thường kéo dài trong vài ngày ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Theo đó, mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình:

Triệu chứng cảnh báo suy tim
Thận trọng với cơn đau tim đột ngột, thở khó bất thường
  • Người bệnh nhận thấy cơ thể mệt mỏi, hụt hơi, đặc biệt là khi lao động, sinh hoạt hàng ngày thấy hơi thở yếu, khó thở.
  • Nhịp tim tăng giảm đột ngột, rối loạn nhịp tim ảnh hưởng khiến chỉ số huyết áp cũng thay đổi bất thường theo.
  • Cơn đau ngực xuất hiện, có thể kéo dài hoặc xảy ra trong phút chốc.
  • Hai chi dưới yếu, hoạt động kém, có biểu hiện phù nề bất thường do cơ thể tích nước.
  • Một số trường hợp bệnh nhân suy tim bị ho dai dẳng không khỏi, bụng chướng, khó tiêu.
  • Đặc biệt nhiều người bệnh bị choáng váng, đau đầu, ngất xỉu đột ngột.

Các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến đời sống, khiến người bệnh ngủ không ngon giấc. Lâu dần cơ thể ngày càng suy nhược, tinh thần sa sút và nhiều vấn đề khác. Nguy hiểm hơn nếu bệnh tim biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng, bạn đọc không thể chủ quan.

Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tim mạch nói chung, bệnh suy tim nói riêng có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Trước hết, các triệu chứng suy tim làm quá trình co bóp đưa máu đến khắp cơ thể suy yếu, dẫn đến một số bộ phận không được cung cấp đủ máu trở nên yếu dần, hoạt động kém.

Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm. Trường hợp các vấn đề tại tim, đặc biệt là bệnh suy tim diễn tiến nặng nề có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Các biến chứng có thể xảy ra khi chức năng hệ tim mạch bị rối loạn, suy yếu:

  • Tăng nguy cơ gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim khiến cục máu đông hình thành, tắc mạch.
  • Nhịp tim bị rối loạn, mạch đập nhanh, chậm bất thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, hơi thở khó khăn.
  • Tăng nguy cơ tràn dịch màn phổi và nhiều biến chứng tại cơ quan này khiến bệnh nhân không ngừng ho khan, tức ngực.
  • Yếu van tim, giãn van tim dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm.
  • Tổn thương tim kéo dài khiến hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Trong đó ngoài phổi thì gan và thận cũng là các bộ phận chịu nhiều tác động. Suy tim kéo theo suy giảm chức năng gan, tích tụ độc tố trong cơ thể, tăng nguy cơ xơ gan, ung thư,…

Trước những rủi ro kể trên, bạn cần khám chữa để phòng tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chủ động đến gặp bác sĩ, tuân thủ theo phác đồ điều trị. Tình trạng suy tim có thể nói là mức độ tổn thương tim nặng, nếu không can thiệp kịp thời, tiên lượng sống của người bệnh thấp, tỷ lệ tử vong cao.

Phương pháp chẩn đoán suy tim

Chẩn đoán bệnh suy tim bằng các biện pháp như siêu âm, chụp X quang ngực, điện tâm đồ và nhiều phương pháp khác. Kết quả chẩn đoán cho thấy những tổn thương tại tim, giúp bác sĩ có hướng khắc phục tương ứng nhằm giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.

Phương pháp chẩn đoán suy tim
Chẩn đoán bệnh tim và điều trị dựa theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Các phương pháp được thực hiện chẳng hạn như:

  • Phương pháp siêu âm tim bằng máy doppler giúp tìm ra nguyên nhân gây suy tim và chẩn đoán được hình ảnh tổn thương ở bộ phận này. Qua đó, bác sĩ có thể nhận biết bệnh tim xuất phát từ nguyên nhân nào, có phải dị tật bẩm sinh hay không.
  • Phương pháp đo nhịp tim, điện tâm đồ, phát hiện các bất thường trong hoạt động của tim.
  • Chụp X quang ngực giúp chẩn đoán bệnh tim có đang bị suy yếu nghiêm trọng không, kiểm tra buồng tim, đánh giá mức độ phục hồi sau điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm cần thiết khác để chỉ giúp kết quả chẩn đoán chắc chắn hơn. Bên cạnh kiểm tra tim mạch, các cơ quan gan, thận, phổi cũng được bác sĩ kiểm tra để đánh giá có xảy ra tình trạng biến chứng hay không.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể biết được mức độ bệnh suy tim, đồng thời lựa chọn phương án can thiệp phù hợp giúp bệnh nhân phục hồi tổn thương, phòng tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, bảo vệ an toàn tính mạng, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống.

Tham khảo thêm: 9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Điều trị bệnh suy tim

Bệnh suy tim có điều trị khỏi được không? Tùy tình trạng suy tim ở mỗi người để đánh giá mức độ phục hồi chức năng tim. Trường hợp bệnh nặng, gần như chức năng sẽ không thể hoàn toàn trở lại như trạng thái bình thường.

Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ dựa trên phương pháp điều trị. Nếu phát hiện và can thiệp từ giai đoạn các vấn đề tại tim mới hình thành, khả năng chữa trị cao, phòng tránh được nhiều rủi ro cho bệnh nhân.

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị bệnh tim nói riêng và các bệnh lý khác đã có nhiều bước tiến vượt bật. Bác sĩ khám và dựa vào kết quả chẩn đoán đề ra phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách được áp dụng:

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc điều trị bệnh suy tim có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của các triệu chứng gây ảnh hưởng sức khỏe. Thuốc được chỉ định cho mỗi trường hợp cụ thể. Dựa vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây suy tim, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ tương ứng, giúp điều trị bệnh và vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe.

Điều trị bệnh suy tim
Uống thuốc điều trị triệu chứng suy tim theo hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc thường dùng chẳng hạn như thuốc chẹn canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc ức chế men chuyển, chẹn thủ thể angiotensin,… Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều dùng, đúng giờ, không lạm dụng, không tự ý ngưng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.

Thuốc tân dược có khả năng gây tác dụng phụ. Chính vì thế, trong thời gian dùng thuốc, nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường ngày càng nặng, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định cho trường hợp dùng thuốc nhưng vẫn không ghi nhận hiệu quả khả quan. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị tương ứng giúp bệnh nhân tránh rủi ro gặp biến chứng hoặc các vấn đề gây hại nghiêm trọng sức khỏe.

Đặc biệt, phương pháp ngoại khoa thường được chỉ định cho bệnh nhân suy tim hình thành do các nguyên nhân như hẹp động mạch vành, tim bẩm sinh, bệnh van tim,… Dưới đây là các hướng can thiệp thường được áp dụng:

  • Dùng máy ICD đối với trường hợp vẫn còn triệu chứng suy tim mặc dù đã điều trị bằng phương pháp nội khoa trước đó.
  • Dùng máy cáy CRT điều trị cho bệnh nhân suy tim với các thông số EF nhỏ hơn hoặc bằng 35%, đồng thời QRS lớn hơn hoặc bằng 130ms.
  • Ghép tim là phương án cuối cùng để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiến hành ghép tim điều trị bệnh suy tim, nhất là đối với bệnh nhân trên 65 tuổi, có sức khỏe kém. Ngoài ra, phương pháp này không áp dụng nếu người bệnh mắc ung thư hoặc các vấn đề toàn thân nặng nề,…

Bạn đọc nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để khám và chữa bệnh suy tim. Tuân thủ theo phác đồ điều trị, kết hợp chế độ chăm sóc đúng đắn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Thông báo với bác sĩ nếu cơ thể phát sinh các biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?

Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim

Bệnh suy tim gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Nếu không điều trị và chăm sóc, người bệnh có khả năng đối diện với các biến chứng khó lường.

Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim
Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp đẩy lùi bệnh tật, giảm biến chứng tim mạch

Trường hợp suy tim nặng tiên lượng sống ngắn, thậm chí có khả năng gây tử vong đột ngột. Do đó, bên cạnh tuân thủ theo phương án điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần được chăm sóc theo hướng dẫn, điều chỉnh một số thói quen ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là một vài lưu ý:

  • Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng, giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, kiêng những món có khả năng gây tăng đường huyết, huyết áp, ảnh hưởng đến bệnh tim. Ưu tiên chế biến các món mềm, dễ ăn và tiêu hóa. Kiêng những món cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn.
  • Người bệnh tim nên kiêng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, kiêng hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa rủi ro gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
  • Điều trị bệnh lý liên quan triệt để, không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi. Thường xuyên theo dõi chỉ đố huyết áp, đo đường huyết, kiểm tra nhịp tim.
  • Tập luyện thể dục vừa sức để cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường lưu thông máu huyết. Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng, áp lực diễn ra trong thời gian dài.
  • Tái khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe và điều trị khi cần thiết để tránh rủi ro biến chứng gây hại sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về chứng bệnh suy tim, một trong số các vấn đề tim mạch có mức độ nguy hiểm cao nếu phát hiện muộn. Nhiều trường hợp không cấp cứu kịp thời, tổn thương tim nặng nề đe dọa sự sống của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị bằng biện pháp phù hợp, an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn tim mạch là như thế nào?

Rối Loạn tim Mạch Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?

Rối loạn tim mạch dẫn đến nhịp đập tim nhanh hay chậm bất thường. Sự việc này có liên quan đến nhiều vấn đề. Xác định nguyên nhân và điều...
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh tim

9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Sử dụng thuốc trị bệnh tim theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mục đích điều trị giúp kiểm...

Mạch đập nhanh là như thế nào?

Mạch Đập Nhanh: Nguyên nhân và Cách làm ổn định nhanh

Tình trạng mạch đập nhanh bất thường có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc...

Vai trò của giấc ngủ đối với người bệnh tim mạch

5 Tư Thế Nằm Tốt Cho Tim Mạch Người Bệnh Nên Biết Đến

Tư thế nằm tốt cho tim mạch, giảm áp lực lên tim, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái....

Biến chứng

Bệnh Tim Mạch: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Giải pháp điều trị

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều vấn đề xảy ra tại tim, làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác...

Bệnh tim to là gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh Tim To: Có Nguy Hiểm Không? Chữa Được Không?

Bệnh tim to gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau tức ngực, khó thở, phù nề hai chi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *