Tổng quan vệ bệnh ung thư mũi xoang và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mặc dù khá hiếm gặp nhưng bệnh ung thư mũi xoang lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về căn bệnh trên nhằm phòng tránh và chủ động khi đối mặt với triệu chứng biểu hiện.

ung thư mũi xoang
Ung thư mũi xoang hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm.

I. Bệnh ung thư mũi xoang là gì?

Xoang mũi là phần sụn xốp phía trong xương, được bao bọc bởi một lớp niêm mạc mỏng. Lớp niêm mạc này có nhiệm vụ tiết chất nhầy, giữ cho xoang mũi không bị khô.

Ung thư mũi xoang là tình trạng tế bào ác tính bên trong mũi và xung quanh mũi (khoang mũi) tăng trưởng bất thường. Hiện tượng này khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3% khối u thuộc đường hô hấp trên. Tỉ lệ nam bị ung thư mũi xoang cao gấp đối lần so với nữ.

→Xem thêm: Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không và cách xử lý?

II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư mũi xoang

Nguyên nhân gây bệnh ung thư  mũi xoang rất đa dạng. Một số loại u khác nhau có thể hình thành ở bệnh ung thư mũi xoang, bao gồm:

nguyên nhân gây bệnh ung thư mũi xoang
Ung thư tế bào biểu mô vảy là một trong những nguyên nhân gây ung thư mũi xoang.

+ Ung thư tế bào biểu mô vảy

+ Ung thư biểu mô tuyến

+ U nhú chuyển dạng

+ Ung thư biểu mô nang tuyến

+ Ung thư nguyên bào thần kinh

+ U tương bào

+ Ung thư di căn

+ Sarcôm

+ Ung thư tế bào hắc tố

+ Ung thư hạch

U nhú là khối u lành tính nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chúng lan rộng, phá hủy xương. 5 – 20% khối u này được chuyển thành u ác tính nếu không điều trị sớm.

Ung thư biểu mô tế bào vảy là khối u ác tính phổ biến nhất, tiếp đó là ung thư biểu mô nang và ung thư biểu mô tuyến. Phần lớn, khối u thường xuất hiện ở xoang hàm, ít gặp ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm.

Một số yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh ung thư mũi xoang gồm:

+ Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư mũi xoang. Các sản phẩm thuốc lá bao gồm: xì gà, ống, thuốc lá nhai, thuốc hít…

+ Rượu: Uống nhiều rượu cũng là tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư phần đầu và cổ.

+ Giới tính: Tỉ lệ nam mắc bệnh ung thư mũi xoang cao gấp đôi so với đối tượng nữa giới.

+ Tuổi tác: Người bị ung thư mũi xoang thường rơi vào độ tuổi từ 45 – 85 tuổi.

+ Nhiễm vi rút Papillomavirus (HPV): Nhiều nghiên cứu cho thấy loại vi rút này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang mũi và một số xoang cạnh mũi. Nguyên nhân lây nhiễm HPV chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn. Vi rút HPV có rất nhiều chủng. Hiện đã có vắc xin phòng một số chủng HPV.

+ Hít phải không khí bẩn: Hít thở một số chất sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư mũi xoang:

  • Bụi từ gỗ, dệt may hoặc da
  • Bột bụi
  • Bụi niken
  • Bụi crom
  • Khí mù tạt
  • Amiăng
  • Rượu isopropyl
  • Khói thải radium
  • Khói thải formaldehyd
  • Dung môi được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất và giày

+ Tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư mũi xoang ở người.

+ Sử dụng cần sa: Nghiên cứu gần đây cho thấy, những người dùng cần sa có nguy cơ mắc bệnh ung đầu và cổ cao hơn bình thường, trong đó có ung thư mũi xoang.

III. Triệu chứng ung thư mũi xoang

Giống như nhiều bệnh ung thư khác, các triệu chứng bệnh ung thư mũi xoang thường mơ hồ trong giai đoạn sớm. Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh gồm:

Triệu chứng ung thư mũi xoang
Ung thư mũi xoang thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm.
  • Nghẹt mũi hoặc sung huyết mũi dai dẳng, còn được gọi là nghẽn xoang.
  • Thuốc kháng sinh không làm thuyên giảm triệu chứng bệnh viêm xoang mạn tính.
  • Thường xuyên đau nhức vùng xoang mũi, nhức đầu.
  • Đau hoặc sưng ở mắt, tai, mặt.
  • Chảy nước mắt
  • Giảm thị lực
  • Giảm khứu giác
  • Đau, tê ở răng
  • Răng bị lung lay
  • Khó há miệng
  • Có khối u ở trên mặt, mũi, hoặc trong miệng
  • Thường xuyên chảy máu cam
  • Giảm cân bất thường
  • Cổ có bướu

Trên thực tế, bệnh ung thư mũi xoang hầu như không biểu hiện bất kì triệu chứng nào ở giai đoạn sớm. Chỉ khi các triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn sau, bệnh nhân mới biết mình bị ung thư mũi xoang.

Khi nhận thấy bất kì dấu hiệu nào vừa liệt kê trên, nhất là khi triệu chứng bệnh kéo dài, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán, trao đổi tình hình và tìm hướng khắc phục. Phát hiện càng sớm, tỉ lệ điều trị thành công ung thư xoang mũi càng cao.

Xem thêm: Viêm xoang biến chứng mắt (sưng, mờ ..) và cách khắc phục

IV. Cách chẩn đoán bệnh ung thư mũi xoang

Thực hiện biện pháp chẩn đoán ung thư mũi xoang giúp phát hiện bệnh và mức độ di căn, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Chẩn đoán bệnh sẽ căn cứ vào những yếu tố sau:

  • Loại ung thư nghi ngờ
  • Triệu chứng biểu hiện
  • Tuổi tác
  • Tình trạng sức khỏe
  • Kết quả xét nghiệm trước đó

# Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng biểu hiện tại một số vị trí trên cơ thể như: cổ, mô, má, nướu… kết hợp với hỏi thăm bệnh sử. Thông thường, dấu hiệu của bệnh ung thư mũi xoang khá giống với bệnh viêm xoang mũi mạn tính hoặc dị ứng. Thăm khám lâm sàn sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ những khả năng mắc phải.

# Các xét nghiệm chẩn đoán khác

Ngoài ra, chuyên gia sẽ chỉ định một số chẩn đoán khác gồm:

+ Sinh thiết: Kĩ thuật được thực hiện tại phòng khám, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê, sau đó chuyên gia sẽ lấy mẫu mô nhỏ ở xoang mũi rồi đem soi dưới kính hiển vi. Đây là cách xác định chắc chắn để biết bạn có bị ung thư hay không.

+ Nội soi: Bác sĩ sẽ dùng thiết bị nội soi chuyên dụng có gắn camara lòn qua mũi, miệng để kiểm tra phần đầu, cổ, hầu họng, khoang mũi, vòm họng…. Dựa trên hình ảnh trả về trên màn hình máy tính, chuyên gia sẽ phát hiện những bất thường trong xoang.

+ Chụp X-quang: Chụp X- quang xoang là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng trong nhiều thế kỉ qua. Mặc dù có thể giúp các chuyên gia quan sát được tình trạng khối u bên trong xoang, song phương pháp này chỉ hữu ích đối với những khối u có kích thước lớn.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kĩ thuật này cho thấy rõ lớp hộp sọ, các rãnh, nếp cuộn, chất xám, tâm thất não, ống dẫn dịch não, mạch máu… nhờ đó mà xác định chính xác ranh giới khối u, tình trạng thương tổn ở não chân sau sau.

+ Xạ hình xương: Kĩ thuật xạ hình xương giúp kiểm tra tình trạng di căn của khối u tại xương. Thông qua hình ảnh, những xương lành lặn sẽ xuất hiện màu xám, xương bị chấn thương, ảnh hưởng bởi ung thư mũi xoang có màu tối.

+ Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) hoặc chụp PET-CT: Quét PET thường được kết hợp với chụp CT nên được gọi là chụp PET-CT. Phương pháp cho phép ghi hình ở mức độ tế bào và phân tử, hỗ trợ việc phát hiện bệnh ung thư giai đoạn sớm, phân biệt khối u ác tính hay lành tính, cung cấp thêm thông tin chẩn đoán khi chưa chắc chắc với những phương pháp chẩn đoán khác.

V. Điều trị bệnh ung thư mũi xoang

Ung thư mũi xoang hoàn toàn có thể điều trị được nếu như phát hiện sớm. Một số phương pháp được áp dụng trị bệnh gồm:

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách giúp loại bỏ khối u ở khối u trong xoang cạnh mũi hoặc khoang mũi. Phương pháp này thường không thể loại bỏ tế bào ung thư hoàn toàn mà cần kết hợp thêm những biện pháp bổ sung để tiêu diệt hoàn toàn tế bào bị bệnh.

điều trị bệnh ung thư mũi xoang
Phẫu thuật là biện pháp điều trị ung thư mũi xoang phổ biến.

Các loại phẫu thuật điều trị ung thư mũi xoang phổ biến là:

+ Cắt bỏ: Cắt bỏ khối u và một số mô có có nguy cơ quanh khối u.

+ Thủ thuật cắt bỏ xương hàm trên.

+ Phẫu thuật mũi xoang xâm lấn sàn sọ trước: thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư xoang. Trong ca phẫu thuật này, số mô bị loại bỏ sẽ nhiều hơn so với phẫu thuật cắt bỏ tối đa. Phương pháp đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của đội ngũ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sự hợp tác giữa bác sĩ phẫu thuật thần kinh và bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ.

+ Phẫu thuật xoang nội soi: Bác sĩ dùng dụng cụ nhỏ được gọi là ống nội soi đưa vào lỗ mũi để kiểm tra khu vực cần điều trị và tiến hành loại bỏ khối u. Phẫu thuật nội soi thường được dùng để cắt polyp ở mũi hoặc điều trị một số khối u lành tính. So với các phương pháp truyền thống, phẫu thuật nội soi ít phá hủy mô hơn.

+ Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết ở gần cổ: Được tiến hành khi nghi ngờ tế bào ung thư đã lan rộng. Phẫu thuật trên có thể gây tê tay, chân, yếu cơ…

Tác dụng phụ của phẫu thuật ung thư mũi xoang:

Người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro khi điều trị vì bệnh khối u nằm cận những bộ phận quan trọng như miệng, mắt, não, dây thần kinh, mạch máu… Hơn nữa, phẫu thuật mũi xoang thường gây khó thở, sưng mặt, họng…

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc không để cho chúng phát triển. Xạ trị thường kết hợp trước hoặc sau khi điều trị bằng phẫu thuật để làm giảm kích thướt khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phẫu thuật. Cũng có một số trường hợp, xạ trị được xem là phương pháp phẫu thuật chính nếu bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật.

+ Xạ trị ngoài: Đây là loại xạ trị điều trị bệnh ung thư mũi xoang được áp dụng phổ biến nhất. Các loại xạ trị ngoài bao gồm:

  • Liệu pháp xạ trị IMRT: Liệu pháp có tác dụng giảm tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh.
  • Liệu pháp proton: Được thực hiện bằng cách chiều chùm proton lên tế bào ung thư nhằm tiêu diệt chúng. So với tia X, liệu pháp trên được đánh giá cao hơn vì chùm proton sẽ dừng lại sau khi tiêu diệt được khối u, thay vì tiếp tục đi xuyên qua cơ thể. Cũng chính vì vậy, phương pháp này được chỉ định điều trị khối u mũi xoang vì khối u nằm gần mắt, thần kinh trung ương (gồm não, tủy sống).

+ Xạ trị trong: Được thực hiện bằng cách cấy chất phóng xạ vào gần khối u. Trong thời gian xạ trị trong, bệnh nhân được cách ly để tránh lây nhiễm chất phóng xạ cho người khác. Chất phóng xạ sẽ được giảm đến mức an toàn khi người bệnh xuất viện.

Tác dụng phụ của xạ trị:

Người xạ trị bệnh ung thư mũi xoang sẽ xuất hiện những tác dụng phụ như: kích ứng da (đỏ da), khô da, khô miệng, lở miệng, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt, giảm thính lực do ráy tai tích tụ… Ngoài ra, phương pháp này còn gây suy tuyến giáp. Hiện nay, giới chuyên môn đang tìm cách làm giảm tác dụng phụ của xạ trị.

3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để ngăn cản tế bào ung thư phát triển, phân bào, từ đó tiêu diệt chúng. Các cách hóa trị liệu phổ biến là: truyền tĩnh mạch IV hoặc uống thuốc. Hóa trị liệu được tiến hành độc lập hay kết hợp xạ trị trước hoặcsau khi phẫu thuật.

Tác dụng phụ của hóa trị:

Tùy thuộc vào thể trạng, liều dùng, tác dụng phụ của hóa trị liệu ở mỗi người không giống nhau. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy…

VII. Cách chăm sóc bệnh nhân bị ung thư mũi xoang

Ngoài việc điều trị làm chậm, ngăn chặn hoặc loại bỏ tế bào ung thư, việc giảm đau đớn, hạn chế tối đa tác dụng phụ trong quá trình điều trị cũng vô cùng quan trọng. Y học gọi cách tiếp cận này là chăm sóc giảm nhẹ.

Chăm sóc giảm có mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và gia đình khi phải đối mặt với vấn đề liên quan đến đau ốm, đe dọa tính mạng thông qua các biện pháp giảm gánh nặng họ chịu đựng. Chăm sóc giảm nhẹ được tiến hành bằng cách giúp bệnh nhân nhận biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị tâm lý….

Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp bởi nhóm y tá, bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu… Phương pháp trên phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn của bệnh.

VIII. Phòng ngừa bệnh ung thư mũi xoang

Mặc dù không có có cách nào để chứng minh hay ngăn chặn bệnh ung thư mũi xoang nhưng bạn có thể giảm thiểu được nguy cơ gây bệnh bằng những cách sau:

  • Cai thuốc lá, ngay cả người dùng thuốc lá trong nhiều năm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại bằng cách đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh ung thư mũi xoang. Nếu có bất kì thắc mắc, nên liên hệ sớm với bác sĩ để được giải đáp thắc mắc. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc mũi xoang sau mổ như thế nào để bệnh mau lành?

Chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật xoang đúng để nhanh khỏi

Chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật xoang đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, rút ngắn được thời...

Tìm hiểu chứng đau đầu do xoang và cách điều trị

Đau đầu xoang thường do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang, nó kéo dài nhiều ngày và có thể nghiêm...

chữa bệnh viêm xoang bằng tỏi

Chữa viêm xoang bằng tỏi theo những cách của người xưa [TỔNG HỢP]

Viêm xoang không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn mang lại cảm giác khó chịu mãn...

Tìm hiểu về chứng bệnh viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm xoang cấp tính là bệnh lý chỉ tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm, tăng nghẽn trong xoang. Các triệu...

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc xịt mũi trị viêm xoang là những loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ, giúp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *