Mẹ đã biết khi nào nên nội soi dạ dày cho bé chưa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Một đứa bé có thể cần được nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, chảy máu hay tiêu chảy. Tuy nhiên, thủ thuật nội soi thường không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 10 tuổi nếu như nó không cần sự cần thiết.

Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần nhận ra các dấu hiệu khi nào nên cân nhắc để bé thực hiện thủ thuật nội soi. Và chỉ thực hiện thủ thuật ở cơ quan y tế uy tín.

nội soi dạ dày ở trẻ em
Nội soi là một thủ thuật chuyên dụng để phát hiện và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa

Nội soi là gì?

Nội soi là xét nghiệm giúp cho bác sĩ có thể nhìn thấy được bên trong dạ dày, thực quản và phần đầu ruột non của người bệnh. Nội soi được sử dụng để kiểm tra các tình trạng sưng, kích thích, loét và chảy máu bên trong nhưng không nhìn thấy bằng các xét nghiệm khác.

Một chip video chất lượng cao hoạt động như một chiếc máy ảnh sẽ được đưa vào miệng của người bệnh và để cho nó đi qua thực quản. Hình ảnh dạ dày sẽ được hiển thị lên màn hình tivi để bác sĩ nhìn thấy những thay đổi ở thực quản, dạ dày và ruột.

Đối với trẻ em, để quá trình nội soi diễn ra một cách thoải mái nhất, hầu hết các bệnh nhi đều được gây mê thay vì phun tê vào vòm họng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu con bạn cần được gây mê cục bộ hay gây mê toàn thân cho xét nghiệm này.

Khi nào nên nội soi dạ dày cho bé?

Cha mẹ nên cân nhắc cho bé đến khám tại các cơ sở uy tín và thực hiện nội soi dạ dày, thực quản khi bé có các biểu hiện sau:

  • Đau bụng kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Đau thượng vị kéo dài có liên quan đến chế độ ăn uống.
  • Các cơn đau làm bé thức giấc về đêm.
  • Chậm tăng trưởng hoặc sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Phân có máu, phân đen.
  • Trẻ bị đau bụng kéo dài và cha, mẹ hoặc người thân có tiền sử ung thư dạ dày.
  • Trong gia đình có người  bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, dương tính với vi khuẩn HP.

Quy trình nội soi dạ dày

Hiện tại để nội soi dạ dày có thể được thực hiện bằng cách nội soi thông qua đường miệng và nội soi viên nang. Tùy vào nhu cầu và chỉ định của bác sĩ mà cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp nội soi phù hợp cho bé.

1 – Nội soi dạ dày đường miệng

Trước khi nội soi:

Cha mẹ cần chắc chắn là bệnh nhi đã tuân thủ tất cả các hướng dẫn về nhịn ăn khi thực hiện nội soi. Nếu dạ dày của bé đầy thức ăn thì việc nội soi dạ dày có thể sẽ bị hoãn lại.

Hầu hết các loại thuốc được sử dụng khi nội soi cho bé là an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn có thể thảo luận với bác sĩ tiêu hóa trước khi tiến hành nội soi dạ dày.

Trong khi nội soi:

Như đã nói trên, bệnh nhi sẽ được gây mê khi tiến hành nội soi, do đó bé sẽ ngủ trong suốt quả trình. Thông thường quá trình nội soi sẽ không mất quá 20 phút, nhưng nó có thể kéo dài hơn tùy vào tình trạng sức khỏe và chẩn đoán của bác sĩ.

Sau khi nội soi:

Bệnh nhi có thể bị đau họng nhẹ sau khi quá trình nội soi kết thúc. Lúc này, bé có thể ăn một số thức ăn lỏng như súp, thạch hay bánh mì mềm. Bệnh nhi có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường ngay khi bé cảm thấy đủ khỏe (thường là sau 1 ngày kể từ lúc nội soi).

Bé có thể cần được uống nước ngay khi thức dậy sau khi quá trình kết thúc.

2- Quy trình nội soi viên nang

nội soi viên nang
Nội soi là viên nang là thủ thuật khá an toàn và cho kết quả hình ảnh rõ nét hơn

Trước khi nội soi:

Đối với nội soi viên nang, điều quan trọng là bé phải nuốt được viên nang khi nội soi. Nếu bé không nuốt được thì viên nang cần được đặt vào dạ dày bằng thiết bị hỗ trợ trong suốt quá trình nội soi. Cha mẹ có thể cho bé thực hành bằng cách nuốt các viên thạch mềm có kích thước gần bằng với viên nang nội soi.

Thực hiện hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi tiến hành nội soi. Dạ dày của bé cần được làm sạch và không chứa thức ăn để không khó khăn hoặc nguy hiểm khi tiến hành nội soi.

Khi thực hiện nội soi:

Sau khi bé nuốt viên nang nội soi, camera sẽ ở bên trong cơ thể từ 8 đến 12 giờ. Máy ảnh sẽ ghi hàng ngàn bức ảnh bên trong hệ tiêu hóa và gửi tới thiết bị gắn trên vai bệnh nhi. Các điện cực của thiết bị cũng được gắn vào vai, ngực và bụng để giám sát các phản ứng.

Sau khi nội soi:

Bệnh nhi sẽ được kiểm tra để xác định rằng viên nang nội soi đã đi qua ruột hay chưa. Thông thường nội soi viên nang rất an toàn, viên nang sẽ đi ra bên ngoài cơ thể thông qua đường đại tiện. Bệnh nhi cũng không cần nhập viện sau khi thực hiện thủ thuật nội soi viên nang.

Chăm sóc bệnh nhi tại nhà sau khi nội soi dạ dày

Nội soi là một thủ tục chẩn đoán bệnh lý về tiêu hóa và thông thường bé có thể về nhà ngay sau khi quá trình kết thúc. Sau khi nội soi, bệnh nhi cần được nghỉ ngơi trong phần còn lại của ngày. Bé có thể hoạt động bình thường bao gồm đến trường, vui chơi

Nhiều bé sẽ bị buồn nôn hoặc nôn sau khi thực hiện nội soi dạ dày. Do đó, nếu bé cảm thấy mệt mỏi, hãy để bé nghỉ ngơi và đừng ép bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong nửa giờ. Sau đó, cho bé uống từng ngụm nước nhỏ để cơ thể thích nghi và hoạt động lại bình thường.

Đau họng cũng là một điều thường xảy ra sau khi nội soi. Nếu bé đủ tuổi, hãy cho bé uống viêm ngậm trị đau họng. Uống một ít thức uống nóng cũng là một cách làm dịu cổ họng của bé.

Nếu bệnh nhi cảm thấy đau bụng hoặc đầy bụng hãy để bé uống một ít nước và nghỉ ngơi đến khi bé cảm thấy tốt hơn.

Một lượng máu nhỏ có thể được nhìn thấy trong nước bọt sau khi nội soi dạ dày. Điều này hoàn toàn bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu sau:

  • Nôn nhiều hơn 3 lần.
  • Nôn mửa với nửa muỗng cà phê là máu tươi.
  • Đau bụng dữ dội, cứng bụng, đầy hơi, ợ chua.
  • Sốt cao trên 38 °C.
  • Khó nuốt.

Để đảm bảo quá trình nội soi dạ dày diễn ra đảm bảo và an toàn, cha mẹ nên chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, tâm trạng của bệnh nhi cũng là một vấn đề cần được quan tâm khi thực hiện nội soi dạ dày. Cha mẹ có thể trò chuyện để bé thư giãn và không cảm thấy áp lực hay sợ hãi.

Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chuẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Click xem thêm

Rất nhiều người thắc mắc: nội soi dạ dày có cần nhịn ăn hay không?

Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, cần lưu ý gì?

Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh không nên tiêu thụ thức ăn. Bệnh nhân cần để bụng rỗng...

Thuốc dạ dày Vitos có tốt không? Giá bán, cách dùng

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có trên 70% người Việt Nam mắc các bệnh lý liên quan...

ĐÁNH BẠI viêm niêm mạc dạ dày CHỈ SAU 3 THÁNG dùng Sơ can Bình vị tán

ĐÁNH BẠI viêm niêm mạc dạ dày CHỈ SAU 3 THÁNG dùng Sơ can Bình vị tán

Viêm niêm mạc dạ dày thường phát triển âm thầm, bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua các triệu...

Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày

Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?

"Ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?" là câu hỏi về sức khỏe được quan tâm...

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Các mẹ cần lưu ý để con luôn khỏe mạnh!

Bạn thể bạn không biết nhưng dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang và ở vị trí cao...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.