Thuốc Eucerin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Eucerin là kem bôi ngoài da, có tác dụng làm mềm da, ngăn ngừa khô da mang đến một làn da đều màu, sáng khỏe. Ngoài ra, thuốc Eucerin còn được dùng để điều trị mụn trứng cá, khô môi, hăm tã ở trẻ em,… Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng với mục đích điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Thuốc Eucerin là một sản phẩm của nước Đức, được sử dụng để bôi ngoài da

  • Tên thương hiệu: Eucerin
  • Phân nhóm: Thuốc Da liễu
  • Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da

I. Thông tin về thuốc Eucerin

1. Công dụng

Thuốc Eucerin có công dụng:

  • Làm mềm da
  • Điều trị và ngăn ngừa khô da
  • Điều trị mụn trứng cá
  • Điều trị và ngăn ngừa môi nứt nẻ
  • Hăm tã ở trẻ em
  • Điều trị kích ứng da mức độ nhẹ
  • Điều trị bệnh chàm

2. Thành phần

Trong kem bôi Eucerin có chứa các thành phần sau:

  • Acid béo Omega – 6 (chiết xuất từ dầu hoa anh thảo và dầu hạt nho)
  • Licochalcone (chiết xuất từ rễ cây cam thảo)
  • Tinh dầu bạc hà
  • Bột yến mạch
  • Urê
  • Rượu cetyl
  • Rượu Lanolin

3. Chống chỉ định

Thuốc Eucerin chống chỉ định với những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc hoặc các đối tượng sau:

  • Vết thưởng hở, sâu hoặc bị loét
  • Vết bỏng nặng
  • Da bị nhiễm trùng
  • Chứng kích ứng da ở mức trung bình và nặng
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Một số đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thuốc để điều trị, nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

4. Cách dùng

Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo từ giấy hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên kiểm tra nhãn mác của thuốc, thời hạn sử dụng rồi thực hiện thoa kem theo các bước dưới đây:

  • Vệ sinh sạch vùng cần bôi thuốc bằng nước ấm rồi lau sạch nước bằng khăn thấm nước hoặc khăn khô.
  • Lắc nhẹ tuýt thuốc để dung dịch bên trong được trộn đều.
  • Bóp nhẹ tuýt thuốc để lấy một ít thuốclên đầu ngón tay để dùng. Lưu ý, chỉ lấy thuốc đủ dùng cho vị trí vết thương, không được lấy quá nhiều, chống lãng phí.
  • Thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương theo hình vòng tròn và lặp lại nhiều lần.
  • Đối với điều trị hăm tã, cần vệ sinh vùng bị hăm tã, bóp nhẹ thuốc cho vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay vào nhau rồi chà nhẹ lên vị trí bị hăm tã.
  • Thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
Hướng dẫn cách sử dụng kem Eucerin – kem bôi ngoài da

5. Bảo quản thuốc

Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để thuốc gần lửa, đóng kín nắp sau khi sử dụng. Nên cất trữ thuốc cách xa tầm tay trẻ em. Đối với những thuốc quá hạn sử dụng, cần có cách xử lý chính xác, không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Tham khảo thêm: Thuốc Lotrimin có công dụng gì?

II. Một số lưu ý khi điều trị bằng thuốc Euceri

1. Thận trọng

Bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây khi sử dụng thuốc Eucerin để điều trị bệnh:

  • Không sử dụng thuốc cho đối tượng dị ứng với một số thành phần có trong thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Nếu không may thuốc dính vào mắt, mũi hoặc miệng, cần nhanh chóng rửa sạch với nước.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bởi vì làn da của bạn sẽ rất nhạy cảm với tia UV, cần sử dụng vật dụng bảo vệ khi đi ra ngoài.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, không may bạn gặp phải các chứng của tác dụng phụ, bạn có thể yên tâm bởi một thời gian ngắn sau các triệu chứng ấy sẽ biến mất. Tuy nhiên, bạn cũng không được quá chủ quan với sức khỏe của bản thân mình. Hãy báo cáo với các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn khi bạn gặp phải các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc như:

  • Khó thở, khó nuốt
  • Đau thắt ở ngực hoặc cổ họng
  • Khàn giọng
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng
  • Nổi mề đây
  • Ngứa, rát
  • Sốt
  • Kích ứng da
  • Chóng mặt

3. Tương tác

Thuốc Eucerin ít có khả năng tương tác với các loại thuốc đặc hiệu, vitamin hoặc các loại thảo dược khác. Nhưng bên cạnh đó sẽ có nhiều thuốc tương tác với loại thuốc này khi sử dụng đồng thời. Tốt nhất người bệnh nên báo cáo đầy đủ với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, tránh trường hợp phản tác dụng hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

4. Giá thành

Người bệnh có thể tìm mua loại thuốc này tại các cửa hàng thuốc Tây, cửa hàng mỹ phẩm, hoặc có thể mua online. Công ty cho ra đời rất nhiều sản phẩm với kích thước nhỏ lớn khác nhau. Bạn đọc có thể tìm mua với giá tham khảo từ 350.000 – 500.000 đồng/ hộp.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về thuốc Eucerin cũng như là cách dùng thuốc. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm duyệt bởi giới chuyên môn. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến tham vẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để có cách điều trị tốt và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh Viêm Da Cơ Địa Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm ra mãn tính gây ra những triệu chứng khó chịu như...

Bị ngứa da phải làm xét nghiệm gì, ở đâu?

Xét nghiệm da là một trong những cách để xác định những nguyên nhân gây ngứa, dị ứng da, từ...

Bệnh tổ đỉa là tình trạng các mụn nước mọc ở da lòng bàn tay và bản chân.

Thực tế bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa chỉ xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân: da bị nổi mụn nước, tự khô, rồi...

Dị ứng mãn tính là gì? Những thông tin bạn nên ghi nhớ

Dị ứng là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với với những chất được xem là vô...

Ngứa lông mày: Dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa lông mày như bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *