Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày dễ áp dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Cùng với việc điều trị y tế, cần phải có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày cụ thể. Bởi đây là một tình trạng nghiêm trọng đem lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh mà nhiều người thường mắc phải. Kích thước của lỗ thủng và sự phục hồi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày khoa học hay là không. 

cách xử trí bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng
Biết được cách xử trí bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng sẽ giúp ích rất nhiều đến quá trình điều trị và chữa lành bệnh

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Thủng dạ dày là gì?

Thủng dạ dày là xuất hiện một lỗ trên thành của dạ dày. Lỗ thủng này sẽ tạo cơ hội cho các dịch axit, thức ăn trong dạ dày thấm vào khoang bụng. Vi khuẩn cũng có thể nhân đó mà xâm nhập, làm tăng khả năng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc có thể sẽ đe dọa tính mạng và cần phải được điều trị ngay.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày

Khi bị thủng dạ dày hoặc tình trạng viêm phúc mạc xảy ra, bệnh nhân thường cảm thấy các cơn đau dữ dội vùng bụng. Hầu hết các trường hợp thủng dạ dày đều cần điều trị khẩn cấp và chế độ chăm sóc đặc biệt sau đó.

Với những gợi ý dưới đây, bạn có thể thảo luận với bác sĩ điều trị để tìm ra đâu là những biện pháp phù hợp với sức khỏe nhất.

1. Áp dụng chẩn đoán điều trị

Khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện nào của việc bị thủng dạ dày, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm như:

  • X-quang ngực và bụng: kiểm tra không khí trong khoang bụng – một dấu hiệu của thủng dạ dày nói riêng và thủng đường tiêu hóa nói chung.
  • Chụp CT: xác định vị trí của lỗ hổng.
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và mất máu.
lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng tạng rỗng
Thăm khám lâm sàng bằng cách dùng tay kiểm tra vị trí đau của khoang bụng

Đồng thời, bệnh nhân khi bị thủng đường dạ dày thường phải phẫu thuật khẩn cấp. Phổ biến nhất là phương pháp mổ nội soi thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Trong trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân cần phải được dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt.

2. Giảm nguy cơ biến chứng

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của thủng dạ dày là:

  • Suy dinh dưỡng hoặc ăn uống thiếu khoa học
  • Hút thuốc
  • Sử dụng chất kích thích: rượu, bia
  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Thói quen vệ sinh kém
  • Các bệnh lý: ure huyết, nhiễm trùng huyết, béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh crohn,…

Vì vậy, nhằm làm giảm khả năng biến chứng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày, hãy chắc chắn bạn đã loại bỏ các yếu tố trên ra khỏi sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp mắc một hoặc nhiều loại bệnh lý vừa kể trên, bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN: Nguyên tắc về dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày hiệu quả

3. Điều dưỡng

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày, tất yếu không thể không kể đến việc điều dưỡng và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

#Dinh dưỡng 

  • Một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải được nuôi dưỡng bằng cách truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch.
  • Khi nhu động ruột hoạt động trở lại, bệnh nhân sẽ được uống nước và bắt đầu thử các loại thức ăn lỏng như: cháo, súp, nước hầm.
  • Các ngày sau đó, thức ăn vẫn là các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Nên chia thành 6-8 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa/ngày như thông thường.
  • Khi được sự đồng ý của bác sĩ, có thể tăng dần lượng thức ăn và giảm dần số bữa trong ngày để tránh hội chứng dạ dày bé.
  • Loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm cay nóng, thức uống cay nóng, thực phẩm không hợp vệ sinh.
  • Phối hợp nhiều nhóm thực phẩm để bổ sung lại chất dinh dưỡng. Thường xuyên thay đổi món ăn để tăng thêm khẩu vị cho người bệnh.
lập kế hoạch chăm sóc thủng dạ dày
Khi chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày, cần cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, thanh đạm.

#Sinh hoạt 

  • Luôn ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không để dạ dày quá đói hoặc quá no.
  • Chú ý đến việc nghỉ ngơi (ngủ đủ giấc, ngủ sâu 6-8 tiếng mỗi ngày)
  • Khi tình trạng cơ thể trở về bình thường, bệnh nhân nên chơi thể thao để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Tránh để bản thân căng thẳng hoặc tạo áp lực cho bản thân.
  • Chú ý giữ vệ sinh cá nhân sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.

4. Theo dõi

Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc vết thương. Làm sạch vết thương bằng dung dịch thích hợp có thể hạn chế sự lây lan của các vi khuẩn, nấm men.

Ngoài ra, bệnh nhân và gia đình nên dành thời gian để theo dõi các biểu hiện tiếp theo của cơ thể và sức khỏe. Lưu ý đến các điểm như:

  • Huyết áp
  • Nhịp tim
  • Hơi thở
  • Nhiệt độ cơ thể
  • Màu da
  • Nước tiểu
  • Ống hút dịch dạ dày
  • Tình trạng ổ bụng
  • Các cơn đau
  • Tình trạng nôn
  • Chảy máu tại vết thương/ vị trí mổ

Bởi chúng có thể phản ánh khá chính xác tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật thủng dạ dày. Cụ thể hơn, theo dõi số lượng dịch, màu sắc và tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài cũng có thể góp phần kiểm soát được khả năng lành vết thương của cơ thể. Khi có dấu hiệu sốc nhiễm trùng, mạch máu sẽ giãn rộng làm lượng máu đến tim thấp. Mặt khác, nhiễm trùng máu còn gây ra tình trạng hạ oxy máu, hạ huyết áp, tăng nhiệt độ cơ thể, sắc da nhợt nhạt.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đó là cảnh báo cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe. Hơn thế nữa, theo dõi và làm kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân quản lý tốt các vấn đề về sức khỏe của bản thân.

5. Các lời khuyên

Để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày trở nên hiệu quả, bạn nên quan tâm thêm về những vấn đề sau:

cách xử trí bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng
Tâm trạng vui tươi, thoải mái là “liều thuốc tinh thần” cho bệnh nhân thủng dạ dày
  • Sự thành công của kế hoạch chăm sóc và điều trị còn phụ thuộc vào kích thước của lỗ thủng, thời gian phát bệnh cho đến khi tiến hành điều trị chính thức.
  • Thủng dạ dày hoàn toàn có thể quay trở lại khi mắc các bệnh khác về đường tiêu hóa hoặc do bệnh nhân lơ là trong việc quản lý sức khỏe cá nhân.
  • Dựa vào điều kiện sức khỏe và hiểu biết của bạn về bệnh thủng dạ dày, tỷ lệ viêm thủng dạ dày sẽ được kiểm soát tốt hoặc không.
  • Đừng chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đặc biệt là các cơn đau vùng bụng, sốt, …
  • Khi tiếp nhận điều trị, hãy hỏi bác sĩ những thắc mắc của bạn và tuân theo những chỉ định đã được hướng dẫn. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp nào mà chưa được sự thông qua hay đồng ý của các chuyên gia.

Tham khảo kinh nghiệm chữa khỏi và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng thành thủng dạ dày của NS Trần Nhượng

Trên đây là những thông tin tham khảo về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

XEM THÊM:

Click xem thêm

Thượng vị là vùng trên rốn vài centimet.

Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?

Bệnh đau thượng vị ợ hơi là hội chứng đau ở vùng thượng vị và kèm theo triệu chứng ợ...

Những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là gì? Triệu chứng, chế độ ăn và bài thuốc chữa tốt nhất

Bộ Y tế cảnh báo, có khoảng 80% người Việt có dấu hiệu mắc bệnh lý viêm dạ dày. Nếu...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Thắc mắc này đang được nhiều người bệnh quan tâm. Nếu...

kế hoạch chăm sóc bệnh loét dạ dày tá tràng

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng

Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng đúng cách có thể là một bước quan trọng trong việc...

NSND Trần Nhượng đánh giá chất lượng điều trị tại Thuốc dân tộc

NSND Trần Nhượng: “Tôi yên tâm tuyệt đối khi lựa chọn chữa đau dạ dày tại trung tâm Thuốc dân tộc”

“Hôm nay, mình tới tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ Tuyết Lan. Chỉ sau 1 tháng dùng thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.