Viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai: Những điều cần lưu ý

Nếu bạn liên tục gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và khó chịu ở dạ dày trong thời gian mang thai, bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Một trong những bệnh lý thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng.

bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng
Bạn cần thận trọng với viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc ở tá tràng (ruột non) bị loét và viêm. Tình trạng này có thể do nhiễm vi khuẩn Hp hoặc do axit trong dạ dày tăng cao gây xói mòn niêm mạc.

1. Nguyên nhân

Nhiều người đã bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng đến giai đoạn mang thai vi khuẩn mới bùng phát và gây loét tá tràng. Các bác sĩ cho rằng, phụ nữ khi mang thai thường suy nghĩ nhiều, lo lắng và căng thẳng khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.

Hơn nữa khi mang thai, thai nhi sẽ phát triển và gây chèn ép các cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Những thay đổi này sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn Hp bùng phát và gây tổn thương lên dạ dày, tá tràng.

2. Triệu chứng

Thông thường bệnh loét dạ dày tá tràng sẽ không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Triệu chứng sẽ phát sinh khi vết loét đã trở nên nặng nề.

hình ảnh loét dạ dày tá tràng
Buồn nôn là triệu chứng thường gặp do viêm loét tá tràng gây ra

Triệu chứng thường gặp do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra, bao gồm:

  • Thay đổi khẩu vị
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Khó tiêu
  • Đầy hơi
  • Đau ngực
  • Phân có màu đen hoặc có máu

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Nếu không thực sự chú ý đến các biểu hiện của cơ thể, bạn có thể xác định sai tình trạng mà mình gặp phải.

3. Biến chứng

Vết loét ở tá tràng nếu không được điều trị sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà bạn có thể gặp phải, bao gồm:

  • Thủng tá tràng: vết loét có thể phát triển và gây tổn thương nặng nề lên niêm mạc tá tràng. Tình trạng kéo dài có thể gây thủng tá tràng, biểu hiện của tình trạng này là cơn đau dữ dội và đột ngột.
  • Chảy máu: loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu. Lượng máu mất quá nhiều sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bạn có thể nhận biết chảy máu tá tràng qua các dấu hiệu như: chóng mặt, mệt mỏi và phân có màu đen.

Hầu hết các biến chứng này chỉ được khắc phục khi điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Điều trị bảo tồn chỉ có hiệu quả với tình trạng loét dạ dày tá tràng chưa có biến chứng.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai

Để phục vụ cho quá trình chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng khi mang thai, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Nội soi: bác sĩ sẽ đặt ống nhỏ dài có máy ảnh từ miệng xuống dạ dày và ruột non để quan sát khu vực có vết loét. Bác sĩ có thể lấy mẫu mô để tiến hành xét nghiệm nguyên nhân gây loét có phải do vi khuẩn Hp gây ra hay không.
  • Chụp X-quang với Barium: chụp X-quang thông thường sẽ không cho hình ảnh hiển thị tốt. Do đó, bác sĩ có thể cho bạn uống một chất lỏng màu trắng có tên là Barium để cho ra hình ảnh rõ nét. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được khuyến khích chụp X-quang vì tia X có thể gây hại cho thai nhi. Bạn chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ khó khăn hơn người bình thường. Vì hầu hết các loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây dị tật ở thai nhi.

Dùng thuốc

Các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc an toàn với mẹ bầu để giảm đau và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Các phương pháp chuyên sâu sẽ được thực hiện sau khi bạn sinh em bé để tránh những rủi ro đáng tiếc.

điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Phụ nữ mang thai nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhóm thuốc kháng axit sẽ được chỉ định cho phụ nữ mang thai vì các loại thuốc này không gây ra dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc kháng axit có chứa bicarbonate.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần thông báo về tình trạng mang thai để bác sĩ cân nhắc và lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Cải thiện bệnh bằng chế độ ăn

Mặc dù thuốc kháng axit được đánh giá an toàn với phụ nữ mang thai nhưng các chuyên gia luôn khuyến khích bạn làm giảm axit trong dạ dày bằng các phương pháp an toàn hơn. Bạn có thể tận dụng những thực phẩm có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn để cải thiện tình trạng viêm và loét ở niêm mạc.

hướng dẫn điều trị loét dạ dày tá tràng
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn ngăn chặn chuyển biến của vết loét
  • Rau xanh: các loại rau đều đem lại nhiều lợi ích cho người gặp vấn đề về dạ dày. Rau có tính kiềm sẽ cân bằng axit, giảm trào ngược axit và giảm sự xói mòn lên niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • Dừa: dừa có tính mát và khả năng kháng khuẩn sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây loét.
  • Mật ong: có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phục hồi những tế bào bị loét, bảo vệ niêm mạc và ngăn chặn tình trạng bùng phát vi khuẩn trong hệ tiêu hóa.
  • Nghệ: chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và chống oxy hóa. Nghệ đem lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng,…

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bạn nên cải thiện các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như làm việc quá sức, sử dụng rượu bia, hút thuốc,… Các thói quen này không chỉ gây hại đến hệ tiêu hóa mà ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.

Mổ loét dạ dày tá tràng

Phẫu thuật loét dạ dày tá tràng chỉ được thực hiện khi tình trạng loét gây ra các biến chứng như thủng, chảy máu tá tràng,… Tuy nhiên nếu bạn đang có thai, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp để trì hoãn phẫu thuật.

Phẫu thuật trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, sau khi sinh em bé bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện khi thể trạng của bạn phục hồi hoàn toàn.

Viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai không gây nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên bạn cần điều trị để kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Thời gian thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, nếu bạn thiếu thận trọng khi điều trị, các tình huống không mong muốn có thể phát sinh. Do đó, hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tá tràng là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng

Tá tràng (hành tá tràng) là gì, nằm ở đâu, có chức năng gì?

Tá tràng là nơi dịch mật và dịch tụy đổ vào đường ruột để tiếp tục thực hiện quá trình...

Phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng sau mổ thủng ổ loét dạ dày tá tràng & cách phòng tránh

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng rất phổ biến để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá...

tìm hiểu về viêm loét dạ dày tá tràng ơ trẻ em

Những điều cần biết về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển...

Các loại trái cây tốt cho người bị viêm đại tràng

Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì tốt, mau hết bệnh?

Mặc dù trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể. Nhưng với người bệnh...

Thử cách chữa đau dạ dày từ quả dừa khá đơn giản

Có lẽ bạn đã từng nghe đến việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bằng quả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.