Ứng dụng phương pháp châm cứu điều trị chứng đau dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chữa đau dạ dày bằng châm cứu là phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền. Nắm rõ các thông tin về cách chữa trị này sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân. 

Các thông tin cần biết về phương pháp châm cứu chữa đau dạ dày
Các thông tin cần biết về phương pháp châm cứu chữa đau dạ dày

Thông tin về cách chữa đau dạ dày bằng châm cứu

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh của nền y học cổ truyền. Đặc trưng của thủ thuật này là sử dụng các kim châm cứu hoặc những vật nhọn để tác động lên một điểm cụ thể trên cơ thể (chính là các huyệt đạo) để giảm đau hoặc dùng để điều trị bệnh.

Có nhiều bệnh lý có thể chữa trị bằng châm cứu như đau thần kinh, bệnh xương khớp, chữa mất ngủ, đau vai gáy… Đặc biệt, chữa đau dạ dày bằng châm cứu cũng là phương pháp mang đến tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh.

Bệnh đau dạ dày theo Đông y

Châm cứu chữa đau dạ dày thường được áp dụng cho các trường hợp bị bệnh và có những biểu hiện sau: Đau bụng, cơn đau thường xuất hiện ở giữa vùng bụng trên. Những biểu hiện này chủ yếu do lạnh, đàm ẩm, nóng, no đói không đều. Hoặc bệnh nhân cũng có thể tức giận quá độ, làm can khí không thư và dẫn đến vị khí bất hòa rồi gây đau.

Nếu đau dạ dày do lạnh, bệnh nhân có thể nôn ra dịch trong hoặc dãi lỏng, nôn thường diễn ra sau bữa ăn và cách bữa ăn một lúc lâu. Ngoài ra, bệnh nhân có xu hướng thích dùng nước ấm và sợ lạnh. Ngược lại, với những người bị đau dạ dày do nóng trong hoặc bị nhiệt trong quá trình thịnh, người bệnh thường có xu hướng nôn ngay. Khi nôn thấy có vị chua đằn, nóng, hôi miệng, đòi uống nước mát, thích mát và sợ nóng.

Bệnh nhân đau và có thể nôn ra bọt dãi, thấy hồi hộp, choáng váng, thức ăn trong dạ dày không thể tiêu hóa, cơn đau sẽ càng tăng khi ăn no. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị ợ hơi, khó chịu vùng bụng. Có thể đau cả vùng sườn nếu can khí không thông. Vị khí không thông sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau râm râm vùng bụng, cơ thể gầy gò mặc dù thấy ăn nhiều.

Xem thêm: Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày đơn giản

Cách chữa đau dạ dày bằng châm cứu

Để chữa đau dạ dày bằng phương pháp châm cứu, người thực hiện sẽ tiến hành tác động vào các huyệt: Trung quản, nội quan, túc tam lý, Vị du. Với 4 huyệt này, lang y đều dùng đến phép nâng ấn tả (ó nghĩa là nâng mạnh, ấn nhẹ) lưu kim trong vòng 30 phút. Liệu trình điều trị là cứ cách một ngày châm một lần cho đến khi các triệu chứng này không còn.

Bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở chữa bệnh uy tín để điều trị
Bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở chữa bệnh uy tín để điều trị

Gia giảm

  • Nếu bị bệnh thể hàn thì cứu, nhiệt thì châm 2 huyệt Hợp cốc và Nội đình.
  • Tỳ vị cư hàn, cứu huyệt Khí hải.
  • Nếu can khí bất thư, gia Dương lăng tuyền, Thái Xung.
  • Đàm ẩm thì gia thêm Phong long, Chiên trung.
  • Trường hợp bị nhiệt thổ không dứt, gia thêm Ngọc dịch, Kim tân, chích ra máu.

Tác dụng của phương pháp:

Việc gia giảm thêm các huyệt khi tác động lên huyệt chính có tác dụng hòa vị chỉ thống, Trung quản, Vị du khi phối hợp với Túc tam lý có tác dụng tăng thêm chức năng thông giáng vị khí. Huyệt Hợp cốc, Nội đình được dùng trong các trường hợp túc dương minh để tiết nhiệt, tả khí thủ dương minh.

Dùng cứu có tác dụng ôn vị, tán hàn. Chích điểm ra máu ở Kim tân, Ngọc dịch để tiết nhiệt. Cứu khí hải giúp ôn dương tán hàn, đại bổ trung khí

. Huyệt Dương lăng tuyền, Thái xung có tác dụng bình can mộc hoành nghịch. Tác động vào nội quan có thể điều trung, tuyên thông khí cơ ở Tam tiêu, giúp thư giãn dạ dày.Chiên trung giúp điều khí ở mình mẩy, nếu làm cho khí hành sẽ hết đau. Phong long giúp vận khí tỳ, vị.

Trên đây là các thông tin về phương pháp chữa đau dạ dày bằng châm cứu mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu áp dụng đúng cách, nó sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, bệnh nhân cần đến các cơ sở chữa trị uy tín, có đội ngũ chuyên môn và kỹ thuật đúng tiêu chuẩn để điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ đã biết khi nào nên nội soi dạ dày cho bé chưa?

Một đứa bé có thể cần được nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng...

Khi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác nhất?

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. Lựa chọn...

hp dạ dày có nguy hiểm không

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày Hp

Khi bị nhiễm H.pylori, người bệnh có thể phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ...

Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

Nha đam chữa đau dạ dày là liệu pháp điều trị tự nhiên, an toàn đối với người thực hiện....

Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, bất cứ đối tượng nào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *