Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xét nghiệm chức năng thận gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán bằng hình ảnh,…để kiểm tra có xảy ra bất thường ở cơ quan này hay không. Bởi, thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc máu, nước tiểu, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Thường xuyên kiểm tra chức năng thận sẽ giúp bạn sớm phát hiện những rủi ro không mong muốn xảy đến với sức khỏe và có phương án điều trị kịp thời.

Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận

Để kiểm tra cũng như đánh giá chức năng thận của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hay chẩn đoán bằng hình ảnh. Cụ thể như sau:

"Các

Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận

Bác sĩ thực hiện phương pháp xét nghiệm máu, đo nồng độ một số chất để kiểm tra hoạt động của thận có diễn ra bình thường hay không. Đây cũng là một trong những phương pháp xét nghiệm chức năng thận được thực hiện đầu tiên.

  • Xét nghiệm Ure:

Có thể nói Ure là sản phẩm cuối cùng được tạo ra dưới hoạt động chuyển hóa nitơ ở gan, nguồn gốc bắt nguồn từ quá trình thoái hóa của các protein trong cơ thể. Ure sẽ được đào thải thông qua thận và một phần sẽ được tống ra khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hóa.

Xét nghiệm Ure được thực hiện để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người bệnh. Một số trường hợp phương pháp này sẽ được chỉ định để kiểm tra chức năng của gan, thận trước khi thực hiện những biện pháp điều trị can thiệp chuyên sâu.

Thông thường, xét nghiệm Ure máu sẽ có giá trị khoảng 2.5mmol/L cho đến 7.5mmol/L. Chỉ số này sẽ bị ảnh hưởng nhất định bởi tác động của thức ăn chứa nhiều protein, người đang mắc bệnh suy thận cấp hoặc mãn tính. Bên cạnh đó, chỉ số Ure cũng sẽ giảm trong trường hợp cơ thể người bệnh bị thiếu protein, phụ nữ mang thai, người bệnh suy gan, xơ gan,…

  • Xét nghiệm huyết thanh Creatinin:

Creatinin là một sản phẩm của sự thoái giáng creatin trong quá trình sinh công cơ học. Thông thường, creatin được tổng hợp chủ yếu ở gan, tụy nhờ vào arginin và methionin. Ngoài ra, creatin ngoại sinh do được cung cấp từ thức ăn.

Creatinin được đào thải nhờ thận, chúng không bị ảnh hưởng khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, chỉ số liên quan đến thành phần này phản ánh chính xác hoạt động lọc chất thải của thận. Thế nên, việc xét nghiệm chỉ số creatinin có ý nghĩa trong việc chẩn đoán cũng như xét nghiệm kiểm tra chức năng của thận.

Giá trị bình thường của creatinin là khoảng 53umol/L cho đến 97umol/L, đây là chỉ số được ghi nhận ở nữ giới. Còn về nam giới, chỉ số này sẽ rơi vào khoảng 62umol/L cho đến 115umol/L. Tuy nhiên, ở mỗi phòng thí nghiệm khác nhau, chỉ số này cũng có thể thay đổi khác nhau.

"Các

Sự biến đổi của nồng độ creatinin trong máu có thể là do người bệnh vận động hoặc cũng có thể xảy ra bởi những suy giảm trong chức năng thận. Trường hợp nồng độ này giảm, cho thấy người bệnh có nguy cơ suy giảm khối cơ, vận cơ, cường giáp, đang bị thiếu máu hoặc rối loạn dưỡng cơ,…

Tham khảo thêm: Suy thận mạn tính: Bạn đã biết gì về căn bệnh chết người này

  • Xét nghiệm acid uric máu

Acid uric được tổng hợp tại gan. Sau đó, chất này sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu 80%, số còn lại sẽ tống theo đường tiêu hóa. Ở nam giới, nồng độ này được cho là bình thường khi nó giao động từ 180mmol/L đến 420mmol/L. Còn với nữ giới, nồng độ acid uric sẽ từ 150mmol/L cho đến 360mmol/L.

Chỉ số này sẽ tăng cao đối với những người đang mắc bệnh suy thận, vẩy nến, gout,…Thông thường, xét nghiệm này cũng chỉ được chỉ định đối với những đối tượng bị nghi ngờ mắc những chứng bệnh kể trên. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để thu được kết quả vào buổi sáng. Khi đó, người bệnh phải nhịn ăn trong khoảng 4 tiếng, chỉ được uống nước lọc để lấy máu xét nghiệm.

  • Xét nghiệm cystatin C

Cystatin C là một trong những protein ức chế protease, chất này không dễ bị tác động bởi khối lượng cơ hoặc chế độ dinh dưỡng cũng như giới tính,…Ngoài ra, cystatin C không được bài tiết thông qua ống thận. Chính vì thế, chất này được sử dụng để đánh giá chức năng thận đối với những bệnh nhân bị thận cấp, mãn tính, người mắc bệnh tim mạch, có nguy cơ tử vong.

  • Xét nghiệm rối loạn kiềm toan

Các protein co cơ và các men tế bào, định lượng pH máu cần phải duy trì ở chỉ số khoảng 7,37 cho đến 7,43 nếu muốn đảm bảo yếu tố đông máu. Đối với những bệnh nhân mắc chứng suy thận, quá trình chuyển hóa của các acid trong máu sẽ bị giảm thiểu, mất cân bằng  bicarbonat khiến cho nồng độ acid trong máu bị tăng cao.

Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra, đánh giá chức năng thận

Sau khi đã được xét nghiệm máu để kiểm tra những chỉ số liên quan đến chức năng thận, người bệnh sẽ được bác sĩ lấy một ít nước tiểu tiến hành xét nghiệm. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ cũng nhận biết được tình trạng chức năng thận cũng như hàm lượng protein chứa trong chất thải của người bệnh.

Thực hiện bằng cách phân tích nước tiểu, kiểm tra đạm niệu bằng quan sát nước tiểu dưới kính hiển vi cùng với những biện pháp test đa dạng khác. Điển hình như:

  • Tổng phân tích nước tiểu:

Bác sĩ sử dụng một mẩu giấy có chứa chất hóa học, sau đó nhúng vào bên trong lọ nước tiểu của người bệnh. Thông qua những màu sắc trên dải chất hóa học, bác sĩ có thể nhận biết những bất thường nếu có của nước tiểu từ việc có máu, mủ hoặc chứa vi khuẩn hay không.

"Các

Với người bình thường, chỉ số nước tiểu sẽ dao động ở con số từ 1,01 cho đến 1,02. Đối với bệnh nhân mắc chứng suy thận ở giai đoạn khởi phát, nồng độ nước tiểu cô đặc hơn, tỷ trọng nước tiểu giảm.

  • Xét nghiệm định lượng đạm niệu:

Ở người bình thường, chỉ số protein được xét nghiệm trong vòng 24 tiếng đồng hồ sẽ nhỏ hơn 0.3g. Nếu người mắc bệnh về thận, tổn thương cầu thận cấp hoặc bệnh khiến thận bị ảnh hưởng như tiểu đường, cao huyết áp,… sẽ có định lượng đạm trong nước tiểu cao hơn 0,3g trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Tham khảo thêm: 9 dấu hiệu nhận biết thận suy yếu không được chủ quan

Kiểm tra, chẩn đoán chức năng thận bằng hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh được thực hiện cuối cùng, đây là phương pháp đánh giá chức năng thận tổng quát và toàn diện. Người bệnh có thể được siêu âm bụng, chụp CT Scan hoặc xạ hình thận nhờ đồng vị phóng xạ. Cụ thể như sau:

  • Siêu âm bụng:

Siêu âm bụng thực hiện giúp bác sĩ kiểm tra xem liệu người bệnh có gặp phải tình trạng ứ nước do tình trạng niệu quản bị tắc nghẽn hay không. Nếu có, hai bên thận của người bệnh sẽ bị ứ nước, điều này có nghĩ người bệnh đang mắc phải tình trạng suy thận cấp hoặc mãn tính.

Trường hợp thận người bệnh có nhiều nang, nhỏ, cấu trúc có sự thay đổi, không phân biệt được với vỏ tủy,…Người bệnh lúc này có nguy cơ đang bị suy thận mãn. Bên cạnh đó, thông qua việc siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được các khối u hoặc tình trạng sỏi thận.

  • Chụp CT Scan:

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT Scan cho người bệnh thông qua việc sử dụng tia X, thăm dò hình ảnh bên trong ổ bụng của bệnh nhân. Thông qua biện pháp này, bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu người bệnh có đang gặp tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu gây suy thận hay không.

Không những thế, phương pháp kiểm tra chức năng thận này có thể tiêm thuốc cản quang, quét máy để chụp cắt lát. Khi đó, bác sĩ có thể quan sát được rõ ràng hơn những nguyên nhân khiến cho niệu quản bị tắc nghẽn và đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

  • Đồng vị phóng xạ: 

Đây là phương pháp xạ hình thận với đồng vị phóng xạ. Thông qua đó, bác sĩ có thể kiểm tra được chức năng thận của người bệnh. Hình ảnh thu được phản ánh rõ chức năng của thận chi tiết nhất. Đồng thời, kiểm tra những bất ổn, khả năng hoạt động của mỗi bên thận trong cơ thể. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ sớm đưa ra được phương pháp điều trị cho phù hợp.

Chi phí xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận

Hiện nay, y học đã phát triển vượt bậc, có nhiều phòng khám, bệnh viện có thực hiện phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Để đảm bảo an toàn và chính xác, bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, có trang thiết bị hiện đại và bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để thực hiện.

Về chi phí xét nghiệm, kiểm tra chức năng thận còn phù thuộc vào phương pháp cũng như cơ sở vật chất ở mỗi nơi mà có sự dao động nhất định. Thông thường, để tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, người bệnh có thể phải bỏ ra 500.000 VNĐ cho đến 1.000.000 VNĐ cho một lần thực hiện.

Tham khảo thêm: Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận?

Thận là cơ quan quan trọng trong có thể con người, giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, có thể không nhắc đến chức năng thải độc, lọc máu, loại bỏ độc tố thông qua đường nước tiểu. Không những thế, thận còn giúp con người kiểm soát và cân bằng nước, khoáng chất trong cơ thể, sản sinh hồng cầu, vitamin, hormone ổn định huyết áp.

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Vậy, khi nào nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo đó, khi bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Ngoài ra, trường hợp người bệnh đang mắc các vấn đề về huyết áp, tiểu đường,…cũng cần thực hiện những xét nghiệm chức năng thận định kỳ. Thông qua phương pháp này, người bệnh có thể sớm nhận biết những bất thường của cơ thể, theo dõi tình trạng sức khỏe, can thiệp sớm để phòng tránh những rủi ro không mong muốn.

Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận được thực hiện với nhiều bước, thủ tục để đánh giá hoạt động của thận. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng thực tế của mỗi người để lựa chọn phương pháp xét nghiệm cần thiết, đồng thời đưa ra biện pháp điều trị cho từng bệnh nhân.

Thận yếu ảnh hưởng đến sinh lý, đời sống sinh hoạt tình dục của nam giới.

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Thận yếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở người bệnh trong sinh hoạt đời sống. Điều quan...

6 nguyên nhân gây sỏi thận bạn nên biết để có cách đề phòng

Sỏi thận không phải là bệnh mãn tính nhưng nếu có kích thước quá lớn hoặc bị sỏi với số...

Thuốc bổ thận của Mỹ - 5 loại tốt nhất và giá bán

Thuốc bổ thận của Mỹ – 5 loại tốt nhất và giá bán

Thuốc bổ thận của Mỹ loại nào tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc bổ thận...

Cách tăng cường chức năng thận – Để luôn khỏe mạnh

Chức năng thận suy yếu dẫn đến quá trình lọc máu và loại bỏ chất cặn bã không diễn ra...

thuốc nam bổ thận mát gan

11 cây thuốc Nam bổ thận, mát gan hiệu quả và dễ kiếm

Hiện nay, số người mắc các bệnh lý liên quan đến gan thận đang có xu hướng tăng lên. Chính...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *