Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn?
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp loại bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn ở bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn. Đây được xem là một liệu pháp cuối cùng để ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư sang các cơ quan khác.
Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Để biết rõ hơn về quá trình phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, bạn cần chuẩn bị tâm lý và nên tham khảo thêm thông tin qua bài viết sau đây:
1. Tại sao phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn?
Mặc dù có nhiều nam giới lựa chọn phẫu thuật hóa học, tức là sử dụng thuốc trị liệu bằng hormone để giảm nồng độ testosterone. Tuy nhiên có người lại muốn phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn vì đây là một thủ tục đơn giản, nhanh chóng mà không phải dùng thuốc điều trị hoặc tiêm, cấy hormone thường xuyên.
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện khi phần lớn testosterone trong cơ thể của một người đàn ông không còn được tinh hoàn (đã bị ung thư) sản xuất ra nữa. Việc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nhằm giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư.
Khi có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nhiều nam giới lo lắng về sự thay đổi vật lý của bản thân sẽ trông như thế nào vì đây một cuộc phẫu thuật “tước đoạt” vĩnh viễn, khiến họ không còn “trông giống như đàn ông” nữa. Do đó, nam giới cần gặp các chuyên gia tâm lý, chuẩn bị tư tưởng thật vững chắc trước khi tiến hành phẫu thuật.
2. Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Nam giới trước khi tiến hành phẫu thuật sẽ trải qua một loạt các xét nghiệm y tế trước khi cắt bỏ tinh hoàn. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm hoặc xét nghiệm hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Bạn cần tiết lộ lịch sử điều trị y tế đầy đủ của bản thân cho bác sĩ. Trong đó bao gồm các loại thuốc hoặc chất bổ sung đã dùng cách đó 3 tháng. Đồng thời, hãy nói với bác sĩ tình trạng của mình nếu gần đây bản thân bị cảm lạnh hoặc có tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra bạn có thể sẽ được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc trong thời gian trước khi thực hiện phẫu thuật 1 tuần, chẳng hạn như chất làm loãng máu. Bác sĩ sẽ kê toa một số loại chất chống hormone hoặc các loại thuốc khác để bệnh nhân dùng trước khi phẫu thuật.
Phẫu thuật ung thư tinh hoàn có thể sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con của bạn, vì cơ thể bạn sẽ không còn khả năng tạo ra tinh trùng. Do đó, nam giới nên xem xét việc lưu trữ tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng nếu cần sử dụng cho thời gian sau này.
3. Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Trong một ca phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (sau khi bệnh nhân đã được tiến hành làm tê hoặc gây mê), bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ ngay phía trên vùng xương mu của nam giới. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kẹp chuyên dụng để mở rộng vết mổ, tinh hoàn sẽ được đẩy lên và loại bỏ thông qua vết mổ này.
Phẫu thuật này chỉ nhằm loại bỏ tinh hoàn nên sẽ không gây ảnh hưởng đến dương vật hoặc túi bìu (nơi chứa tinh hoàn) của bạn. Quá trình phẫu thuật này thường mất khoảng một giờ. Bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng cách khâu lại và theo dõi sức khỏe nam giới vài ngày trước khi cho xuất viện.
Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Việc chăm sóc vết thương quyết định khả năng hồi phục rất lớn ở phái mạnh. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề sức khỏe như sau:
1. Chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật ung thư tinh hoàn
Nam giới sẽ ở lại bệnh viện sau phẫu thuật ung thư tinh hoàn vài ngày để bác sĩ theo dõi biến chứng có thể xảy ra. Sau đó, bạn có thể làm thủ tục xuất viện và về nhà. Bác sĩ sẽ căn dặn bệnh nhân và người thân những vấn đề quan trọng cần lưu ý nhằm giúp tăng khả năng hồi phục nhanh chóng, tránh gây nhiễm trùng ngoài ý muốn:
- Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn. Tránh ngồi quá lâu hoặc lái xe cho đến khi bạn ngừng dùng thuốc và bác sĩ cho biết vết thương của bạn đã ổn.
- Dùng một túi nước đá chườm lên vùng da bìu hoặc vết mổ để giúp giảm sưng. Tốt nhất nên thực hiện vài lần trong ngày và không chườm đá quá 15 phút.
- Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn mặc đồ lót jockstrap trong vài ngày để giúp giảm sưng và nâng đỡ túi bìu.
- Ngưng tắm trong vài ngày theo chỉ định của bác sĩ để tránh vết mổ bị nhiễm trùng. Bạn có thể dùng khăn ướt để lau người nhằm loại bỏ tế bào da chết, giúp cơ thể dễ chịu.
- Tránh nâng vật nặng hoặc làm việc quá sức; không quan hệ tình dục hoặc tập thể dục trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
- Bạn có thể phải tiến hành hóa trị hoặc xạ trị theo yêu cầu của bác sĩ để giảm tình trạng tế bào ung thư còn sót lại có nguy cơ lan rộng sang các cơ quan khác.
2. Tác dụng phụ của quá trình phẫu thuật ung thư tinh hoàn
Sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, bạn có thể gặp một hoặc nhiều tác dụng phụ sau đây:
- Mức độ đau sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn thường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể được kiểm soát những cơn đau bằng thuốc kê theo toa từ bác sĩ. Những nếu cơn đau trở nên quá nghiêm trọng (sau khi đã uống thuốc), hãy liên hệ với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.
- Sẽ có một số vết bầm tím xung quanh) gây căng tức khiến bạn cảm thấy như thể tinh hoàn chưa bị cắt bỏ. Để giảm nguy cơ phát triển tình trạng tụ máu tụ nội nhãn, bạn nên mặc đồ lót hỗ trợ túi bìu chuyên dụng theo gợi ý của bác sĩ để bảo vệ túi bìu và vết mổ. Trong một số trường hợp, máu tích tụ bên trong túi bìu (được gọi là tụ máu nội)
- Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn không gây tác động tiêu cực đến khả năng tình dục của nam giới. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch sinh con thì nên tích trữ tinh trùng để tránh việc bị vô sinh – hiếm muộn. Bên cạnh đó, nếu bạn trải qua việc hóa trị sau phẫu thuật thì khả năng tình dục cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Việc cắt bỏ một tinh hoàn có thể xem như một đòn giáng tâm lý khá lớn vào lòng tự trọng của nam giới. Nhiều người đàn ông cảm thấy tự ti trước bạn tình. Nên họ rất cần sự an ủi, động viên từ người vợ để vượt qua mặc cảm này. Ngày này, khoa học đã có biện pháp thay thế tinh hoàn bị loại bỏ bằng một tinh hoàn nhân tạo làm từ silicon. Nam giới có thể cấy tinh hoàn trong thời điểm cắt bỏ tinh hoàn hoặc khi sức khỏe được hồi phục để tạo ra cảm giác và trọng lượng giống như bạn đang có một tinh hoàn bình thường. Điều này giúp nam giới tự tin hơn khi quan hệ tình dục.
3. Đời sống tình dục sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Việc phẫu thuật cắt bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn có thể sẽ thay đổi cách nhìn của phái mạnh về khả năng sinh sản và cũng như sự lo lắng về chức năng tình dục. Nam giới sẽ quan tâm nhiều hơn về cách nhìn của bạn tình mỗi khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, có một sự thật cần nhìn nhận là không có cả hai tinh hoàn, cơ thể nam giới sẽ không thể tạo ra nhiều testosterone cho cơ thể. Điều này có thể làm giảm ham muốn tình dục ở phái mạnh và làm cho việc cương cứng của dương vật trở nên khó khăn hơn.
Lúc này bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về một loại thuốc tăng cường testosterone, miếng dán hoặc phương pháp tiêm để giúp giảm bớt các triệu chứng gặp phải sau khi cắt bỏ tinh hoàn.
Có thể bạn quan tâm
- Những điều nam giới cần biết về ung thư tinh hoàn
- Đau tinh hoàn, tiểu buốt: Nguyên nhân, cách xử lý
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Cắt tinh hoàn có đau ko ạ
Cắt hết 2 tinh hoàn có đau không? Khi cắt xong có bị thay đổi giọng nói, điệu bộ không?