Đau khi xuất tinh do đâu? Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nhiều nam giới khi xuất tinh thường có cảm giác đau đớn. Tình trạng này khiến cho việc đạt cực khoái khi quan hệ bị giảm sút. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe tình dục mà bạn cần lưu tâm.

Những thông tin về tình trạng đau khi xuất tinh ở nam giới

Một số cánh mày thường cảm thấy xấu hổ và không muốn chia sẻ với ai khi bản thân gặp tình trạng xuất tinh bị đau. Nhưng bạn cần biết, đây là một trong những triệu chứng đầu tiên liên quan đến các vấn đề sinh dục, chẳng hạn như sưng ở tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng, có đến 30 – 75% phần trăm nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường bị đau khi xuất tinh.

1. Nguyên nhân gây đau khi xuất tinh

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau khi xuất tinh ở nam giới. Nó thường có liên quan đến sự bất thường ở cơ quan sinh sản như dương vật, tinh hoàn, tuyến tiền liệt…

Viêm tuyến tiền liệt

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt, thường phổ biến ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Bệnh lý này gây nhiều đau đớn khi đi tiểu, xuất tinh, cương cứng…

Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân gây đau khi xuất tinh ở nam giới

Có nhiều yếu tố gây nên nguy cơ viêm tuyến tiền liệt như:

  • Nam giới mắc bệnh tiểu đường
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch
  • Bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Dùng ống thông tiểu

Biến chứng phẫu thuật

Một số loại phẫu thuật như cắt bỏ tuyến tiền liệt, chữa thoát vị bẹn… thường gây một số biến chứng khiến nam giới bị đau khi xuất tinh, rối loạn cương dương và đau khi dương vật cương cứng…

Tác dụng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc sau khi dùng thường gây rối loạn chức năng tình dục, khiến nam giới đau đớn khi xuất tinh như:

  • Các nhóm thuốc chống trầm cảm như amoxapine, clomipramine, imipramine, protriptyline…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin như fluoxetine, venlafaxine, MAOIs…

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào mà bị đau khi xuất tinh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc ngưng dùng hoặc thay đổi loại thuốc điều trị để cải thiện tình trạng trên.

Bệnh thần kinh pudendal

Đây là căn bệnh gây nên tình trạng tổn thương một hoặc nhiều dây thần kinh của khung xương chậu. Điều đó có thể dẫn đến triệu chứng đau bộ phận sinh dục và trực tràng. Do đó, khi nam giới xuất tinh sẽ kèm theo cảm giác đau đớn và buốt rát.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh thần kinh pudendal là chấn thương vùng xương chậu, tiểu đường và bệnh đa xơ cứng.

Ung thư tuyến tiền liệt

Dù không có dấu hiệu, triệu chứng điển hình. Nhưng ung thư tuyến tiền liệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị đau khi xuất tinh. Bên cạnh đó, nam giới còn xuất hiện một số triệu chứng như rối loạn cương dương, có lẫn máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu.

2. Triệu chứng điển hình đau khi xuất tinh

Các triệu chứng xuất tinh gây đau đớn thường gặp trong và sau khi quan hệ với bạn tình. Một số triệu chứng đáng chú ý của tình trạng này là:

  • Đau trong hoặc ngay sau khi xuất tinh
  • Đau xung quanh dương vật, bàng quang hoặc trực tràng
  • Đi tiểu sau khi xuất tinh thường có cảm giác đau rát niệu đạo
  • Cơn đau thường kéo dài vài phút hoặc 24 giờ sau khi xuất tinh.

Điều trị chứng đau khi xuất tinh

Bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa nếu bị đau khi xuất tinh. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, thực hiện các bài kiểm tra thể chất để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng đau khi xuất tinh.

1. Chẩn đoán và xét nghiệm

Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng như dùng kỹ thuật khám trực tràng để xem xét về sức khỏe của tuyến tiền liệt. Sau đó bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi liên quan như:

Thăm khám bác sĩ khi đau do xuất tinh
Thăm khám bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng đau nhức trong và sau khi xuất tinh
  • Tình trạng đau khi xuất tinh gần nhất của bạn.
  • Cơn đau kéo dài bao lâu.
  • Bạn xuất tinh có tinh dịch hay đạt cực khoái khô.
  • Bên cạnh cơn đau, bạn có thấy triệu chứng bất thường nào khác không.
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu sau xuất tinh không.
  • Màu của nước tiểu.
  • Loại thuốc bạn dùng khoảng 1 tháng trở lại đây.
  • Gia đình có ai từng bị ung thư tuyến tiền liệt hay không.
  • Bạn có bị tiểu đường hay không.

Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng; tiếp đó là xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt để đánh giá sức khỏe cơ quan này.

2. Điều trị đau khi xuất tinh

Căn cứ vào nguyên nhân gây nên tình trạng đau khi xuất tinh, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị tương ứng:

Điều trị viêm nhiễm

  • Dùng các loại thuốc kháng sinh theo đường uống
  • Có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng viên không chứa steroid như aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam…
  • Nếu nam giới bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để điều trị.

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Nếu nam giới bị đau khi xuất tinh là do phẫu thuật trước đó, bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể tình trạng và cho bệnh nhân kết hợp dùng thuốc hoặc phẫu thuật bổ sung.

Tác dụng khi dùng thuốc

  • Nam giới bị đau khi xuất tinh là do tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm thì đừng vội ngưng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, vì điều này khiến bệnh của bạn nghiêm trọng hơn.
  • Hãy thông báo với bác sĩ và tìm ra loại thuốc khác thay thế với liều lượng thích hợp.
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi thay đổi loại thuốc có tác dụng phụ gây đau khi xuất tinh

Điều trị bệnh thần kinh pudendal

  • Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chống ức chế thần kinh, thuốc gây tê và steroid để giúp kiểm soát cơn đau.
  • Một số bài tập vật lý được chỉ định để bạn tăng cường sức khỏe cơ xương chậu.
  • Đối với trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phẫu thuật để điều trị dây thần kinh bị đè nén.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Ở một số nam giới, chứng ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển khá chậm, nên cần theo dõi sát sao và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp với giai đoạn và mức độ ung thư:

  • Ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị bằng xạ trị, liệu pháp hormone, điều trị bằng vắc – xin và hóa trị .
  • Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt nếu bệnh ở giai đoạn nặng.

Bên cạnh việc điều trị y tế với các bác sĩ chuyên khoa, nam giới nên chia sẻ tình trạng của bản thân với đối tác để tránh làm rạn nứt mối quan hệ của cả hai. Việc tâm sự cùng bạn tình về tình trạng của bản thân cũng là cách giúp ổn định tâm lý, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Có thể bạn quan tâm

Các bài thuốc

Mẹo chữa liệt dương bằng phương pháp dân gian quý ông nên biết

Đa phần nam giới khi gặp các biểu hiện của chứng liệt dương thường băn khoăn không biết có thể chữa khỏi bệnh không. Theo nhiều chuyên gia, bệnh liệt...

10+ cách chữa tinh trùng yếu tại nhà hiệu quả, khỏe nhanh

Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn ở...

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung, không khí, BCS…

Tinh trùng sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều nam giới. Thông thường, tinh trùng có khả năng...

Thuốc bổ thận của Mỹ - 5 loại tốt nhất và giá bán

Thuốc bổ thận của Mỹ – 5 loại tốt nhất và giá bán

Thuốc bổ thận của Mỹ loại nào tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc bổ thận...

Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh vô sinh hiếm muộn...

Tinh Trùng Bình Thường: Màu Sắc, Số lượng Và Hình ảnh

Tinh trùng bình thường thể hiện cho khả năng sinh sản của nam giới. Nếu không có một lối sống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *