“Sốc” với cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Theo Đông Y, Thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, có khả năng chống ngứa, tiêu độc, giảm đau, khư phong hoạt huyết, tiêu thũng bài nùng. Với đặc tính dược lý như trên, người ta thường dùng thảo dược Thầu dầu tía để trị nhiều bệnh, trong đó có trĩ. Dưới đây là hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía cho người bệnh áp dụng.

chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía
Người ta thường dùng Thầu dầu tía để trị bệnh trĩ.

Công dụng chữa bệnh trĩ của lá Thầu dầu tía

Dưới đây là một số thông tin về cây thầu dầu tía và cách chữa bệnh trĩ bằng loại cây này. Người bệnh có thể tham khảo thêm và áp dụng.

Giới thiệu về cây Thầu dầu tía

Cây Thầu dầu tía (tên khoa học: Ricinus communis L., thuộc họ: Thầu dầu Euphorbiacae) còn được gọi là đu đủ tía, đu đủ dầu.

Người ta thường dùng cây Thầu dầu tía trong điều trị các bệnh:

  • Táo bón
  • Trĩ
  • Sa trực tràng, tử cung
  • Sót nhau, đẻ khó
  • Liệt thần kinh mặt
  • Bệnh ngoài da như: ung nhọt, viêm mủ da, dằm đâm, mẩn ngứa…
  • Phong thấp, đau nhức xương khớp
  • Động kinh, tinh thần phân liệt.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của cây thầu dầu tía

Người bị trĩ thường bị sưng phù, ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu do tĩnh mạch cạnh trực tràng và hậu môn bị căng phồng, giãn quá mức. Để khắc phục tình trạng trên, bệnh nhân trĩ có thể áp dụng một số dược liệu có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm để cải thiện.

Theo Đông Y, Thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, có khả năng chống ngứa, tiêu độc, giảm đau, khu phong hoạt huyết, tiêu thũng bài nùng. Những đặc tính trên giúp nguyên liệu có thể khắc phục được biểu hiện của bệnh trĩ.

Xem thêm: Những sai lầm về bệnh trĩ mà nhiều người hay mắc phải và cách điều trị bệnh dứt điểm

Cách chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía phổ biến

Thầu dầu tía được ứng dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh trĩ sau đây:

Bài thuốc 1: Dùng độc vị

Chuẩn bị: 4 lá Thầu dầu tía tươi.

Thực hiện:

  • Lá đem giã nhuyễn, đắp lên hậu môn, để yên trong 10 phút thì lấy thuốc ra, rửa sạch bằng nước muối.
  • Thực hiện 1 lần/ ngày, duy trì trong một tháng để bài thuốc phát huy tác dụng.

Bài thuốc 2: Chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía kết hợp lá đu đủ

Chuẩn bị:

  • 3 lá đu đủ (tươi hoặc khô đều được).
  • 3 lá vông (tươi hoặc khô đều được). Nếu không cso, bạn có thể dùng 10 lá dừa cạn thay thế.

Thực hiện:

  • Giã nát hoặc xay nhuyễn các loại lá trên rồi dùng vải gom lại.
  • Ngồi trên gói thuốc sao cho hậu môn tiếp xúc được với gói thuốc, duy trì trong 10 – 15 phút.
  • Thực hiện liên tục trong 1 tháng, búi trĩ sẽ co lại và biểu hiện bệnh thuyên giảm.

Đừng chủ quan khi bị bệnh trĩ – Hãy xử lý ngay với bài thuốc hiệu nghiệm nhất

Bài thuốc 3: Chữa bệnh trĩ bằng hạt cây Thầu dầu tía

Chuẩn bị:

  • 9 hạt Thầu dầu tía
  • 9 con học trò nước (một loại động vật có chân dài, hình dạng khá giống nhền nhện, thường bay nhảy trên mặt nước).

Thực hiện:

  • Giã nát hai nguyên liệu trên với nhau, rồi đem xào nhanh với dấm thanh cho nóng.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào trong một miếng vào sạch, bọc kĩ, rồi đắp lên huyệt Bách hội (nằm ở giữa đỉnh đầu). Khi nhận thấy búi trĩ dần rút lên thì bạn nên tháo gỡ thuốc ngay.

Một số lưu ý khi dùng lá Thầu dầu tía trị bệnh trĩ

Khi dùng áp dụng cách chữa bệnh bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trước khi áp dụng bài thuốc dân gian, cần vệ sinh hậu môn thật sạch để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Các nguyên liệu được dùng trong bài thuốc nên được làm sạch để để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hoặc giảm độ công hiệu của bài thuốc.
  • Tác dụng của bài thuốc trị bệnh dân gian chỉ phát huy khi được thực hiện kiên trì và đều đặn trong thời gian dài. Do đó, khi áp dụng mẹo trên, bạn nên duy trì tối thiểu 1 lần/ ngày.
  • Các bài thuốc xông, rửa, đắp lá nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để các hoạt chất có trong dược liệu có thể thấm sâu vào tĩnh mạch.
  • Bài thuốc chỉ có tác dụng bổ trợ. Bạn không nên xem cách trên là thuốc và dùng thay thuốc điều trị.
  • Sau một thời gian áp dụng, nếu nhận thấy mẹo dân gian không phát huy tác dụng, tác dụng chậm, bạn có thể ngưng áp dụng và tìm kiếm một giải pháp mới phù hợp hơn.
  • Khi điều trị, cần chú ý kết hợp giữ việc dùng mẹo tự nhiên, thuốc chữa bệnh với việc thay đổi thói quen, lối sống sinh hoạt hằng ngày để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và ngăn ngứa bệnh tái phát trong tương lai như: uống nhiều nước, hạn chế ngồi quá lâu, mang vác nặng, ăn nhiều trái cây và rau xanh…

Phương pháp này thích hợp cho những bệnh nhân bị trĩ nhẹ – chỉ mới xuất hiện biểu hiện như đau, rát, sưng hậu môn, chảy máu nhưng chưa lòi búi trĩ. Trường hợp bệnh nặng, đau đớn dữ dội, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định một số biện pháp chữa trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng của Thầu dầu tía đối với bệnh trĩ và một số biện pháp chữa bệnh bằng loại cây này. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trị liệu cao nhất, người bệnh nên tìm đến BS chuyên khoa và áp dụng bài thuốc đặc trị.

Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi phiền toái do căn bệnh này gây nên.

Xem video: Hành trình chiến thắng bệnh trĩ của NS Bình Xuyên nhờ bái thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Bạn đọc quan tâm

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – “Thần dược” chữa trĩ bí truyền của người H’Mông

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc đặc trị bệnh trĩ độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc,...

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan trong chương trình Kinh tế số - Góc nhìn người tiêu dùng VTC2

Lắng nghe bác sĩ Tuyết Lan tư vấn giải pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ trên VTC2

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người và luôn được cho rằng rất khó điều trị. Tuy nhiên,...

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, Dấu hiệu cách điều trị dứt điểm từ chuyên gia

“Thập nhân cửu trĩ" là một trong những câu nói dân gian miêu tả mức phổ biến của bệnh trĩ...

Vì thế, không thể khẳng định mọi đối tượng sử dụng thuốc mỡ sinh cơ đều đạt được kết quả như mong đợi.

5 Thuốc, Kem Bôi Trĩ Của Nhật Được Đánh Giá Tốt Nhất

Thuốc bôi trĩ của Nhật là một trong những sản phẩm được ưa chuộng khá nhiều hiện nay. Sau một...

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam trong vườn

Việc áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt bệnh lý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.