Danh sách các loại thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng  đúng cách. Để hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn nên tìm hiểu về các loại thuốc này trước khi sử dụng.

thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm
Các loại thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm

1. Acetaminophen

Là loại thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Acetaminophen không có tác dụng giảm sưng/viêm, chỉ tập trung vào hiệu quả giảm đau trong cơ thể.

Acetaminophen chỉ thích hợp với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và cơn đau chưa xuất hiện quá thường xuyên. Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc, bệnh nhân gặp các vấn đề về gan, thận, người mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.

Mặc dù acetaminophen được đánh giá khá an toàn với người sử dụng, tuy nhiên thuốc vẫn có thể phát sinh những tương tác và các tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng acetaminophen bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Vàng da
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Chảy máu bất thường

Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với acetaminophen, tuyệt đối không nên sử dụng lần thứ hai. Triệu chứng dị ứng có thể phát sinh và đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, sử dụng acetaminophen quá liều lượng khuyến cáo có thể gây ngộ độc gan và tử vong. Bạn nên sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau và giảm hiện tượng sưng viêm tại vị trí thoát vị. NSAID chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, loét dạ dày, suy gan nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để làm giảm đau do thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp mãn tính khác. Một số loại thuốc NSAID phổ biến như:

Aspirin: ngoài tác dụng giảm đau và giảm viêm, aspirin còn có khả năng ngăn tập kết tiểu cầu. Thuốc hoạt động bằng cách cản trở quá trình tổng hợp prostaglandin F2 nhằm giảm mức thụ cảm của các dây thần kinh, khiến chúng không nhận được tín hiệu sưng viêm và đau đớn từ cơ quan xương khớp bị tổn thương.

thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm
Aspirin là thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến

Ngoài ra, aspirin còn đối kháng với các hoạt chất trung gian, hạn chế sự di chuyển của bạch cầu đến vị trí sưng viêm, giúp làm giảm tình trạng này.

Ibuprofen: tương tự như aspirin, ibuprofen có tác dụng giảm sưng viêm và giảm đau đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Ibuprofen có khả năng tương tác với nhiều nhóm thuốc khác nhau, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tránh dùng ibuprofen cùng với những loại thuốc này.

Naproxen: thuốc có tác dụng chậm nên chỉ thích hợp với các cơn đau không quá nặng nề. Trong trường hợp cơn đau cấp tính xuất hiện dày đặc, thuốc có thể không đem lại tác dụng như mong muốn.

Những loại thuốc chống viêm không steroid đều có khả năng gây kích ứng và tổn thương dạ dày. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ đột qụy cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Một số loại thuốc NSAID có thể không cần kê toa, tuy nhiên bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

3. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ có tác dụng giảm co thắt cơ bắp. Tình trạng co thắt này bắt nguồn từ tổn thương tại xương khớp khiến cơ co thắt và gây đau đớn cho người bệnh.

Thuốc giãn cơ được chỉ định khi các cơn đau kéo dài và không thuyên giảm khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường. Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Metaxopol
  • Baclofen
  • Carisoprodol
  • Xyclobenzaprine
  • Methocarbamol

Thuốc giãn cơ thường được chỉ định để điều trị cơn đau cấp tính, thời gian dùng thuốc thường không quá 2 tuần. Bạn nên sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ, sử dụng quá thời gian khuyến cáo có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Thuốc giãn cơ khiến hệ thần kinh trung ương suy yếu, khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ trong quá trình dùng thuốc. Nên hạn chế lái xe hoặc thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian này

Thuốc có khả năng tương tác với rượu bia và các loại thực phẩm. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để không dùng chung thuốc giãn cơ với những loại thuốc và thực phẩm này.

4. Steroid đường uống (corticosteroid)

Corticosteroid có tác dụng giảm sưng mạnh bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch trong cơ thể. Thuốc thường được sử dụng trong một thời gian ngắn để kiểm soát những triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm
Steroid ở đường uống giúp giảm sưng viêm do thoát vị đĩa đệm nhờ ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể

Lạm dụng thuốc có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu và gây tổn thương các cơ quan nội tạng. Bạn chỉ được sử dụng loại thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ.

5. Opioid (thuốc gây nghiện)

Opioid là nhóm thuốc giảm đau mạnh mẽ và có thể gây nghiện với người sử dụng. Thuốc được sử dụng trong trường hợp các triệu chứng thoát vị đĩa đệm quá nặng nề.

Bạn cần sử dụng opioid theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Opioid khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ khi sử dụng, do đó cần hạn chế thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian điều trị.

6. Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc này thường được dùng để điều trị trầm cảm hoặc căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau và sưng viêm từ cơ quan xương khớp đến não. Đồng thời thuốc làm tăng khả năng sản sinh endorphins – một hoạt chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Hơn nữa, thuốc chống trầm cảm còn giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cải thiện giấc ngủ.

Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không có tác dụng cải thiện vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Lạm dụng thuốc có thể khiến cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường.

7. Tiêm steroid ngoài màng cứng

Khi cơn đau không thể cải thiện bằng các loại thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp steroid vào màng cứng để giảm đau.

thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm
Tiêm steroid chỉ được thực hiện khi các loại thuốc uống không thể làm cơn đau và triệu chứng do thoát vị đĩa đệm

Thuốc giúp giảm đau ngay từ lần tiêm đầu tiên, tuy nhiên bạn chỉ được tiêm không quá 3 lần trong một năm.

Thông tin trong bài viết chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể được sử dụng để giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ hay rủi ro có thể phát sinh.

Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Các loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng cụ thể của từng trường hợp. Bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Tham khảo thêm: Chi tiết quá trình khám bệnh và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể tự chữa khỏi được không?

Có khá nhiều bệnh nhân tỏ ra thắc mắc là không biết liệu bệnh thoát vị đĩa đệm có tự chữa khỏi không? Những biểu hiện bệnh không chỉ gây...
Người bệnh thoát vị đau nặng, khó vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật

Vì sao phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại?

Nếu phương pháp điều trị bảo tồn tỏ ra không có hiệu quả, người bệnh vẫn tiếp tục bị làm...

Các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Với các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ đơn giản sau đây sẽ giúp tăng cường sức mạnh...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Châm cứu là biện pháp giảm đau không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm áp dụng....

Phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của...

Cảnh giác với những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Nhiễm trùng, thoái hóa cột sống, những cơn đau kéo dài... là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *