Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần thực hiện?

Khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan thì phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chính là giải pháp tối ưu được bác sĩ chỉ định thực hiện, giúp giảm đau và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn hữu ích khi các biện pháp điều trị khác không mang lại kết quả tốt.

Đĩa đệm là những chiếc đệm tròn nằm giữa các đốt xương cột sống. Mục đích chính của chúng là giúp làm giảm xóc và cho phép người bệnh có thể di chuyển và uốn cong cột sống mà không làm cho các khớp xương cọ sát với nhau. Tuy nhiên, khi một đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chức năng của đĩa đệm bị mất. Mặt khác, đĩa đệm sẽ bị đẩy ra từ giữa xương sẽ gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức và tê buốt, nhất là ở lưng, cổ. Cơn đau có thể lan rộng đến cánh tay và chân.

Thường người bệnh có thể làm giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng cách nghỉ ngơi và áp dụng các bài tập vật lý. Nhưng nếu sau một vài tháng, các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, phẫu thuật có thể là lựa chọn thích hợp. Thế nhưng, người bệnh cũng nên lưu ý và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật. Bởi đây không phải là biện pháp hoàn hảo giúp điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm, chúng có thể tiềm ẩn những rủi ro mà các bác sĩ cũng không thể lường trước.

I. Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Không phải ai bị thoát vị đĩa đệm cũng đều có thể tiến hành làm phẫu thuật. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên người bệnh chỉ nên phẫu thuật khi:

  • Đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức khiến bạn không thể đi lại hoặc làm các hoạt động hàng ngày.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm gặp khó khăn khi đứng và đi bộ.
  • Có các triệu chứng như: bàn chân yếu, di chuyển khó khăn, tê bì vùng xương cụt và mông, có biểu hiện teo cơ.
  • Không thể kiểm soát được bàng quang và đường ruột.
  • Đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tích cực trong 6 tháng nhưng vẫn không cải thiện được triệu chứng bệnh.

II. Trước khi phẫu thuật bác sĩ nên làm gì?

Trước khi lựa chọn và đề xuất phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng đối tượng bệnh, bác sĩ cần xác định chính xác vị trí địa đệm bị thoát bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh sau:

Chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp xác định vị trí đĩa đệm bị hỏng
  • Chụp x – quang: Biện pháp này sẽ giúp tạo hình ảnh rõ ràng về đốt sống và khớp.
  • Chụp cắt lóp vi tính (CAT hay CT): Giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về ống sống và các cấu trúc xung quanh nó.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo hình ảnh ba chiều của rễ dây thần kinh và tủy sống cũng như các đĩa đệm.
  • Dẫn truyền thần kinh (NCS/EMG) hoặc nghiên cứu điện cơ: Biện pháp đo xung điện dọc theo dây thần kinh và cơ bắp.

Bên cạnh làm các xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe người bệnh. Từ đó, đưa ra biện pháp phẫu thuật tốt nhất.

III. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật giảm áp lực các dây thần kinh bị “làm phiền” bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm. Có một vài phẫu thuật khác nhau có thể làm điều này và làm giảm cơn đau.

1. Phẫu thuật cắt ghép

Trong phẫu thuật ghép xương, chuyên viên phẫu thuật sẽ tạo một lỗ mở ở vòm đốt sống (lamina) làm giảm áp lực lên rễ thần kinh. Thủ tục này được thực hiện thông qua một vết mổ nhỏ ở cổ hoặc thắt lưng, đôi khi với sự trợ giúp của kính hiển vi.

2. Phẫu thuật cắt bỏ vi phẫu

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là phương pháp phổ biến nhất thường được sử dụng cho thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Trong thủ tục này, vùng đĩa đệm gây áp lực lên rễ dây thần kinh sẽ được cắt bỏ một phần. Trong một số trường hợp, toàn bộ đĩa đệm có thể được gỡ bỏ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ đĩa đệm bằng dụng cụ đặc biệt thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng hoặc cổ. Thủ tục ít xâm lấn này được gọi là microdiskectomy.

3. Phẫu thuật hợp nhất cột sống

Hợp nhất cột sống là phẫu thuật giúp nối hai hoặc nhiều đốt sống thành một cấu trúc duy nhất. Mục đích của phẫu thuật này là để ngăn chặn sự chuyển động giữa hai khớp xương và ngăn ngừa tình trạng đau nhức. Mặt khác, khi các khớp xương được hợp nhất, chúng không còn di chuyển được như trước đây. Điều này giúp làm giảm áp lực đè nén lên dây thần kinh, cơ bắp và dây chằng không bị căng cứng, cảm giác đau và khó chịu sẽ biến mất. Sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc cắt bỏ đĩa đệm, chuyên viên phẫu thuật sẽ tiến hành hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống lại với nhau.

4. Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng dưới. Và đây không phải là lựa chọn tốt cho người đang gặp phải các vấn đề xương khớp như loãng xương, viêm khớp hoặc có nhiều hơn một đĩa đệm bị thoái hóa.

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo
Phẫu thuật giúp loại bỏ đĩa đệm bị hư và thay vào đó bằng một đĩa đệm mới bằng nhựa hoặc bằng kim loại.

Khi phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ thông qua vết mổ và dùng dụng cụ y tế đặc biệt để loại bỏ toàn bộ đĩa đệm bị hỏng và thay vào đó một đĩa đệm nhân tạo. Đĩa mới thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại sẽ giúp giữ cột sống ổn định và cho phép người bệnh di chuyển dễ dàng sau thời gian nghỉ ngơi phục sức.

IV. Rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật thoát vị?

Đa phần các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều có tỷ lệ thành công khá cao. Vì thế, rủi ro xảy ra thường rất hiếm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện những sự cố, điển hình như:

  • Tổn thương dây thần kinh hoặc huyết mạch.
  • Gặp sự cố với đĩa mới.
  • Rò rỉ với dịch tủy sống.
  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.

Sau phẫu thuật, cơn đau nhức có thể được cải thiện nhưng triệu đau chứng đau có thể quay trở lại trong tương lai nếu người bệnh không biết cách chăm sóc tốt.

V. Biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường mang lại kết quả tốt hơn nhiều biện pháp điều trị khác.Tuy nhiên, để triệu chứng đau không quay trở lại, sau phẫu thuật bệnh nhân nên lưu ý những điểm này:

  • Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tốt nhất nên nghỉ ngơi ít nhất 1 tháng trở lên.
  • Đeo đai nẹp lưng hoặc cổ để cố định và giảm lực tác động lên cột sống vừa phẫu thuật.
  • Trong 3 tháng đầu sau khi mổ, không được nâng hoặc bưng bê vật nặng, không nên ngồi trong thời gian dài và không uốn cong cơ thể.
  • Nên xây dựng chế độ ăn khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giúp vết mổ mau lành.
  • Các bài tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng có thể giúp bệnh mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được tập khi có sự đồng ý và hướng dẫn từ bác ĩ.

Mặc dù phẫu thuật thoát vị đĩa đệm giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức nhưng không phải lúc nào phẫu thuật cũng là lựa chọn tốt nhất. Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn một cách cẩn thận về những rủi ro và lợi ích của phẫu thuật trước và sau khi bạn quyết định điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài nên đọc

VTV2 đưa tin Nghệ sĩ Phú Thăng điều trị thành công thoát vị đĩa đệm bằng liệu pháp Y học cổ truyền

Với mong muốn giúp người Việt tìm kiếm những phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu...

Quả và hạt đu đủ có công dụng hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bật mí cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đu đủ

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên. Để điều trị bệnh...

5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc đắp từ tự nhiên thường được nhiều bệnh nhân tin tưởng...

Phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của...

Dùng thuốc đông y để đắp hoặc uống cũng là một cách để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y cổ truyền

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chữa bệnh bằng các bài thuốc uống đông y hoặc đắp thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.