Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser cần lưu ý điều gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser (PLDD: Percutaneous Laser Disc Decompression) là phương pháp can thiệp hiệu quả đối với bệnh nhân bị thoát vị ở mức độ trung bình. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn cần có được những lưu ý trong quá trình chuẩn bị và hội chẩn với bác sĩ thực hiện để đảm bảo được tỷ lệ phục hồi khi điều trị. 

Bệnh nhân thoát vị điều trị bằng phương pháp Laser
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser cho bệnh nhân thoát vị ở mức độ trung bình

Cơ chế hoạt động của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1986 tại Áo. Cho đến năm 1998, phương pháp này được chuyển giao về Việt Nam. Cơ chế hoạt động của PLDD là việc sử dụng nguồn năng lượng Laser bốc bay một phần nhỏ nhân nhầy. Điều này giúp giảm áp suất nội địa, qua đó giải phóng sự chèn ép lên phần cấu trúc thần kinh.

Phương pháp điều trị này có ưu điểm là đem đến khả năng phục hồi tốt cho các bệnh nhân. Đồng thời, tỷ lệ biến chứng kỹ thuật sau điều trị bằng Laser là rất thấp. Cụ thể, trong 10 năm nghiên cứu và thực nghiệm (từ năm 1999 đến năm 2009), chỉ ghi nhận 2 trường hợp xuất hiện abcess ngoài màng cứng và không có trường hợp tử vong hay biến chứng nào.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là phương pháp an toàn và hiệu quả

Dù được xem là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn và đơn giản, nhưng người bệnh vẫn cần có được sự chuẩn bị để đảm bảo được hiệu quả điều trị tối ưu nhất và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.

 4 lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

1. Các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối với kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp PLDD có những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối với những tình trạng như sau: Ung thư cột sống, gãy thân đốt sống, đĩa đệm đã vỡ, trượt thân đốt sống, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân đã điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ hở nhưng không đạt kết quả,…

Bệnh nhân cần lưu ý những trường hợp chống chỉ định để trao đổi với bác sĩ điều trị trong trường hợp cần thiết. Tránh những hậu quả ngoài mong muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng phương pháp này.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia Laser chống chỉ định tuyệt đối cho một vài trường hợp

2. Không phải bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nào cũng có thể sử dụng phương pháp PLDD

Hiệu quả điều trị của phương pháp PLDD thông qua nghiên cứu thực nghiệm lên đến 80,55%. Điều này khiến nhiều bệnh nhân mong muốn được thực hiện phương pháp này để điều trị tình trạng thoát vị. Trên cơ sở khoa học, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser chỉ phù hợp với những bệnh nhân thoát vị ở mức độ trung bình.  Và số liệu phần trăm trên được ghi nhận ở những bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Chính vì vậy, các bệnh nhân cần đến những chẩn đoán  từ phía các bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để quyết định về việc có thực hiện phương pháp PLDD hay không.

3. Chế độ nghỉ ngơi sau khi thực hiện phương pháp PLDD

Thời gian để người bệnh thực hiện phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia Laser chỉ khoảng 15 phút cho một đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần một quãng nghỉ dài sau liệu pháp để phục hồi lại sức khỏe. Cụ thể, sau khi sử dụng  phương pháp PLDD, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 1 – 2 tiếng sau đó có thể về nhà trong ngày.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau liệu trình, người bệnh có thể bị đau do viêm. Thông thường, những người bệnh có thể đi làm lại được với những vận động nhẹ sau khoảng 1 tuần sử dụng phương pháp PLDD. Nhưng phải mất khoảng thời gian 3 tháng để các bác sĩ đánh giá được chính xác kết quả sử dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia Laser.

Người bệnh cần nghỉ ngơi và vận động đúng cách để phục hồi sau liệu pháp hiệu quả hơn

Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cần tránh mang vác các loại đồ vật nặng, hoặc các thao tác có thể gây nên áp lực đối với đĩa đệm. Đồng thời, nên đến thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế để được đánh giá hiệu quả sử dụng liệu pháp và thực hiện thêm các bài tập vật lý trị liệu đối với một vài trường hợp bệnh.

4. Thực hiện việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp PLDD tại các cơ sở uy tín

Vai trò của bác sĩ là rất quan trọng đối với những bệnh nhân điều trị chứng thoát vị bằng phương pháp Laser. Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán tình trạng bệnh, xem xét những tình huống chống chỉ định. Đồng thời, đưa ra những lời khuyên để bệnh nhân xây dựng chế độ nghỉ ngơi tại nhà đúng cách và tăng tỷ lệ phục hồi sau liệu pháp.

Chính vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có uy tín và chuyên môn cao để thực hiện phương pháp PLDD. Qua đó, cải thiện mức độ thành công của liệu pháp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra những chẩn đoán, lời khuyên hay phương pháp điều trị y khoa cụ thể và không có hiệu lực thay thế những đánh giá từ các bác sĩ có chuyên môn.

Tin bài nên đọc

thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Danh sách các loại thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm nếu không được...

Thuốc Glucosamin (Glucosamine) có công dụng tái tạo xương khớp, giảm đau nhẹ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dùng thuốc Glucosamin.

Người bị thoát vị đĩa đệm có uống Glucosamin được không?

Thuốc Glucosamin được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên. Thuốc có tác dụng bồi bổ...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Châm cứu là biện pháp giảm đau không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm áp dụng....

Tìm hiểu tác dụng của cây ngải cứu trong chữa trị thoát vị đĩa đệm

Tác dụng của cây ngải cứu đối với bệnh thoát vị đĩa đệm

Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp an toàn, ít tốn kém và có tác...

Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Hầu hết bệnh nhân đều nhận thức rõ, một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.