Ăn Đồ Ngọt Bị Buốt Răng Là Bị Gì? Cải Thiện Thế Nào?

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là tình trạng mà nhiều người đang gặp phải. Một số trường hợp nặng cơn ê buốt còn kèm theo hiện tượng đau nhức, khó chịu khi ăn uống. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhiều người, cần tìm hiểu nguyên nhân và chủ động khắc phục sớm.

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là bị gì?

Tình trạng ê buốt răng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có nhiều yếu tố tác động khiến cơn ê buốt xuất hiện, trong đó gồm các vấn đề bên trong và bên ngoài cơ thể. Chẳng hạn như răng nhạy cảm do chế độ ăn uống không đảm bảo, do chấn thương, bệnh nha khoa,… hay nhiều yếu tố khác.

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là bị gì?
Thực ăn quá ngọt như bánh kẹo,… có thể kích thích khiến răng bị ê buốt khó chịu

Hiện tượng ăn đồ ngọt bị buốt răng là một trong những tình trạng trong số đó, có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người trưởng thành. Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, tình trạng ê buốt răng cũng có thể xảy ra do bệnh lý nha khoa hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan.

Đặt biệt là khi cơn ê buốt kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần chủ động khám chữa y tế để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khác phục sớm. Dưới đây là một số nguyên nhân là tác nhân ảnh hưởng và gây ra tình trạng ăn đồ ngọt bị buốt răng, bạn đọc có thể tham khảo:

Chấn thương, nứt mẻ răng

Cơn ê buốt răng xuất hiện có thể là do răng gặp phải các chấn thương, va chạm làm nứt mẻ, tổn thương nướu,… Đây là nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với thực phẩm. Khi đó, nếu bạn ăn phải những món không phù hợp có thể làm bùng phát cơ ê buốt khó chịu.

Không chỉ những món ăn chua cay, nóng, lúc này việc bạn ăn những món quá ngọt cũng dễ làm răng trở nên nhạy cảm, buốt răng vô cùng khó chịu. Ngoài ra, những món bánh kẹo, chè,… ngọt thường được làm từ đường, bột, chúng có thể mắc vào kẽ răng bị hư hỏng, nứt mẻ tăng nguy cơ bị sâu răng.

Răng bị bào mòn

Theo cấu tạo răng được hình thành với tủy nằm bên trong được bao bọc bởi hai lớp bên ngoài là men răng cứng, ngà răng. Trường hợp bạn ăn những món cay nóng, quá chua, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá,… thói quen nghiến răng, cắn nhai đồ ăn cứng, dai khiến men răng dần dần bị bào mòn.

Khi đó ngà răng lộ ra, làm tăng độ nhạy cảm của răng. Lúc này hiện tượng buốt răng khi ăn uống có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc tái phát thường xuyên, đặc biệt là khi bạn ăn uống. Trong đó có hiện tượng ăn đồ ngọt bị buốt răng. Tình trạng này xảy ra có thể do nguy cơ răng bị bào mòn gây nên.

Mắc bệnh nha khoa

Bên cạnh các yếu tố đã đề cập từ chế độ ăn uống, sinh hoạt khiến răng bị nứt mẻ, bào mòn men răng cứng tăng độ nhạy cảm, hiện tượng ăn đồ ngọt bị buốt răng còn có nguy cơ xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Đặc biệt rủi ro tình trạng ê buốt kéo dài có liên quan đến bệnh nha kha.

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là bị gì?
Cơn ê buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nha khoa

Những bệnh lý có thể là nguyên nhân gây buốt răng trong thời gian dài, lặp lại thường xuyên như:

  • Sâu răng: Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt, đau nhức kéo dài. Bạn có thể quan sát trên răng có những lỗ hỏng, màu sắc răng thay đổi. Đặc biệt khi ăn những món có khả năng kích thích, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, trong đó có hiện tượng ăn đồ ngọt bị buốt răng kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
  • Viêm lợi: Bệnh viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu răng, một trong những bệnh nha khoa thường gặp hiện nay. Khi tình trạng viêm trở nặng không được cải thiện làm lợi teo tụt khiến chân răng lộ rõ dần. Điều này là nguyên nhân khiến răng của bạn nhạy cảm hơn. Khi ăn những món ăn quá ngọt như bánh kẹo gây buốt răng, đau nhức kéo dài.
  • Viêm tủy răng: Men răng cứng bị bào mòn khiến ngà răng rồi dần dần tủy răng bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Tình trạng viêm tủy răng giai đoạn đầu gây ra nhiều triệu chứng bất thường, đặc biệt là cơn đau nhức, ê buốt có khả năng đột ngột xuất hiện, tái phát thường xuyên. Ngoài ra, triệu chứng còn có khả năng bùng phát dữ dội nếu bệnh nhân ăn uống thực phẩm không phù hợp, trong đó có các món quá ngọt, quá nóng, cay,…

Ngoài các bệnh lý kể trên, hiện tượng ăn đồ ngọt bị buốt răng còn có thể xảy ra do nhiều vấn đề nha khoa khác. Trong đó có thể kể đến hiện tượng nhạy cảm răng sau cạo vôi răng, chỉnh nha, thực hiện các thủ thuật nha khoa,…

Trường hợp cơn ê buốt kèm theo nhiều biểu hiện bất thường, tái phát nhiều lần không thuyên giảm, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm, phòng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp.

Phương pháp cải thiện buốt răng khi ăn đồ ngọt

Vậy làm thế nào nếu ăn đồ ngọt bị buốt răng? Để giảm triệu chứng khó chịu này, bạn cần xác định nguyên nhân gây ê buốt răng. Trường hợp biểu hiện bất thường xuất hiện do yếu tố bên ngoài, thói quen sinh hoạt không đảm bảo có thể khắc phục, điều chỉnh mà không cần can thiệp các biện pháp quá chuyên sâu.

Tuy nhiên đối với các trường hợp ê buốt, nhạy cảm răng do bệnh nha khoa, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là gợi ý một vài cách giúp bạn đẩy lùi cơn ê buốt, giảm nguy cơ biến chứng hoặc gia tăng viêm nhiễm, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, từ đó răng cũng chắc khỏe và phòng tránh được nhiều nguy cơ. Trường hợp răng nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt khi ăn đồ ngọt càng cần lưu ý yếu tố này. Có thể nói chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống của người bệnh.

Trường hợp mắc bệnh nha khoa càng cần lưu ý vấn đề này. Thay vì sử dụng các món cứng, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ như thói quen bình thường, bạn nên cắt giảm những món ăn, thức uống không lành mạnh và sử dụng các thực phẩm, món ăn dinh dưỡng hơn.

Đồng thời bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là thời gian trước khi đi ngủ để tránh nguy cơ gặp phải các bệnh lý nha khoa như sâu răng, bệnh viêm nha chu, viêm tủy,… trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị tổn thương răng do chấn thương, té ngã, va chạm được khuyến khích sử dụng các món mềm, dễ nhai để tránh gây áp lực cho răng lợi.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng, kem đánh răng hoặc nước súc miệng phù hợp để làm sạch khoang miệng một cách an toàn. Bởi có nhiều trường hợp đánh răng không đúng cách, lạm dụng kem đánh răng, nước súc miệng khiến răng yếu dần, nhạy cảm hơn.

Phương pháp cải thiện buốt răng khi ăn đồ ngọt
Chú ý hơn về vấn đề vệ sinh răng miệng giúp răng chắt khỏe

Do đó, để giảm rủi ro gây hại cho răng, bạn nên điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng, ưu tiên những sản phẩm làm sạch nhẹ dịu, không gây kích ứng. Đánh răng không dùng lực quá mạnh, đánh mỗi ngày ít nhất 2 lần để làm sạch răng miệng.

Ngoài dùng kem đánh răng, bạn có thể kết hợp dùng nước muối sinh lý, nước súc miệng để làm sạch triệt để hơn. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn đã mua sản phẩm chất lượng, phù hợp, đồng thời không lạm dụng để tránh gặp phải các phản ứng phụ, tăng nguy cơ tổn thương hay bào mòn, đặc biệt đối với các sản phẩm có chất tẩy mạnh.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Một trong những nguyên nhân gây ê buốt khi ăn đồ ngọt là răng trở nên nhạy cảm do thói quen nghiến răng, thường xuyên ăn nhai đồ cứng, dai,… làm mem răng cứng bị bào mòn. Đặc biệt là thói quen nghiến răng khi ngủ rất khó bỏ do cơ thể không tự điều chỉnh trong lúc ngủ.

Tuy nhiên hiện nay với nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khắc phục tốt nhất hiện tượng ê buốt do nghiến răng thường xuyên, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng máng chống nghiến răng. Dụng cụ này sẽ giúp răng không va chạm vào nhau, giảm nguy cơ bào mòn men răng, giúp răng bớt nhạy cảm hơn khi ăn những món ngọt.

Áp dụng mẹo dân gian

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một vài mẹo dân gian giúp giảm cơn ê buốt khó chịu. Phương pháp tại nhà dùng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, làm sạch khoang miệng. Dưới đây là một số cách được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Nhai lá ổi: Lá ổi có chứa các chất làm sạch, diệt khuẩn khoang miệng. Ngoài ra, lá ổi có chất chát giúp cuốn trôi cặn bám trên răng, giúp răng chắc khỏe, giảm viêm, từ đó hỗ trợ đẩy lùi tình trạng ê buốt và đau nhức răng.
  • Ngậm tỏi: Đây cũng là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng tỏi ngậm vào răng đang bị ê buốt, đau nhức giúp diệt khuẩn, hỗ trợ ức chế sự tấn công của hại khuẩn, giúp giảm nguy cơ sâu răng, xoa dịu cơn ê buốt, đau nhức khó chịu.
  • Súc miệng bằng nước muối: Dùng dung dịch nước muối ấm ngậm và súc miệng hàng ngày giúp làm chắc khỏe răng. Ngoài ra, cách này cũng phù hợp với bệnh nhân thường xuyên bị ê buốt răng hoặc khó chịu khi ăn đồ ngọt, đồ ăn lạnh, cay nóng,…
  • Súc miệng bằng nước lá trầu: Lá trầu không chứa hàm lượng chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng lá trầu không nấu nước súc miệng giúp khoang miệng sạch khuẩn, cải thiện cơn ê buốt, đau nhức răng.

Trên đây là một vài cách giảm ê buốt khi ăn thực phẩm quá ngọt. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng nhiều phương án khác giúp kiểm soát bệnh nha khoa hoặc các vấn đề liên quan. Tuy nhiên giải pháp dân gian chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, tạm thời xoa dịu triệu chứng khó tiêu diệt triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Chính vì thế, bên cạnh áp dụng các phương pháp tại nhà, bạn nên kết hợp khám chữa y tế nếu nhận thấy cơn đau nhức, cảm giác buốt răng không cải thiện. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm nhiễm mỗi người gặp phải, phương pháp can thiệp sẽ được chỉ định.

Phương án tại nha khoa

Nếu bạn nhận thấy tình trạng ăn đồ ngọt bị buốt răng kéo dài không cải thiện nên chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa. Có nhiều nguy cơ cơn ê buốt, đau rát xảy ra do tác động từ các tổn thương, viêm nhiễm tại răng. Trường hợp hợp không khắc phục kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Phương pháp cải thiện buốt răng khi ăn đồ ngọt
Đến nha khoa thăm khám và điều trị tình trạng ê buốt do bệnh lý gây ra

Bác sĩ sẽ thăm khám và dựa vào bệnh lý mà bạn gặp phải để chỉ dẫn hướng điều trị phù hợp. Theo đó, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc can thiệp điều trị các vấn đề nha khoa ngày càng đơn giản, an toàn hơn. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để khám và chữa bệnh răng miệng triệt để.

Đồng thời, thăm khám răng theo định kỳ hàng năm, nửa năm một lần để theo dõi sức khỏe răng miệng. Nếu nhận thấy cơ biểu hiện bất thường, bác sĩ có thể tư vấn giúp bạn có giải pháp kiểm soát, khắc phục càng sớm càng tốt.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề ăn đồ ngọt bị buốt răng. Dựa vào nguyên nhân gây ê buốt tìm phương pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe. Nếu triệu chứng liên quan đến yếu tố bệnh lý cần được hỗ trợ điều trị sớm để phòng biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Răng Ê Buốt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Khắc Phục

Răng ê buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố tạm thời, bệnh lý và các...

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt lung lay

Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Là Do Đâu? Biện Pháp Khắc Phục

Răng bị ê buốt lung lay nếu không được điểu chỉnh có khả năng rụng mất răng vĩnh viễn. Trường...

Nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Răng Ê Buốt Khi Ăn Đồ Lạnh và Cách Khắc Phục Tình Trạng

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tình trạng ê buốt có...

Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng – Cách Khắc Phục Đơn Giản

Uống nước lạnh bị buốt răng gây khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống. Tình trạng này xảy...

12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà – Các Mẹo Hay Dân Gian

Những cách trị ê buốt răng tại nhà thường được dân gian áp dụng để khắc phục cho các trường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.