Viêm amidan có cần uống kháng sinh? Lời khuyên từ bác sĩ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hầu hết người bệnh đều lựa chọn thuốc kháng sinh làm giải pháp chữa bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng kháng sinh. Vậy, để đảm bảo an toàn sức khoẻ, người bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không? Việc hiểu rõ cơ chế tác động của thuốc trong điều trị sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Viêm amidan có cần uống kháng sinh?
Viêm amidan có cần uống kháng sinh không?

Viêm amidan có cần uống kháng sinh?

Điều trị viêm amidan cho người lớn và trẻ em thường không quá phức tạp và khó khăn. Để chấm dứt triệu chứng viêm và đau nhức do bệnh gây nên, bên cạnh kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức đề kháng, người bệnh cần sử dụng thuốc.

Ngoài các loại thuốc giảm đau, giảm ho, bệnh nhân còn dùng kèm một số thuốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường phụ thuộc nhiều vào mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm là do vi rút hay vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh được chỉ định khi viêm amidan do vi khuẩn

Nếu viêm amidan là do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm vi rút nhưng bội nhiễm vi khuẩn với các triệu chứng như amidan sưng to, lưỡi bẩn hoặc bề mặt amidan xuất hiện mảng mủ trắng,.. bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến là  Penicillin. Thuốc có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A.

Penicillin thường được chỉ định với liệu trình dùng 10 ngày. Sau thời gian này, nếu bệnh không thuyên giảm bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh điều trị khác. Ngoài ra, Penicillin cũng được thay thế bằng loại kháng sinh khác như Erythromycin nếu người bệnh bị dị ứng với các thành phần chứa trong thuốc.

Để tránh nhiễm trùng và phòng bệnh chuyển nặng gây biến chứng, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng hoặc gia giảm liều lượng khi chưa được bác sĩ đồng ý. Bởi việc sử dụng kháng sinh không đủ liều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thận hoặc sốt thấp khớp.

Có nên điều trị viêm amidan bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định dùng trong trường hợp viêm amidan do nhiễm vi khuẩn

Chống chỉ định dùng kháng sinh cho trường hợp viêm amidan do vi rút

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ kê đơn thuốc chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm amidan do vi rút gây nên, các chuyên gia khuyên không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi bệnh có thể tự khỏi sau khi người bệnh có chế độ dinh dưỡng, tập luyện và vệ sinh hợp lý.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút. Do đó, không giúp chữa trị bệnh. Ngược lại, việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong những trường hợp bệnh không cần thiết có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Khi đó cơ thể bị nhờn thuốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sử dụng kháng sinh điều trị bệnh về sau.

Biện pháp chăm sóc viêm amidan tại nhà không cần thuốc

Để kiểm soát triệu chứng viêm amidan, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Uống nhiều nước: Cách làm này giúp bổ sung độ ẩm cho niêm mạc hầu họng, hạn chế tình trạng khô và ngứa rát. Bên cạnh đó, nước giúp làm loãng đờm bám trên amidan, giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở cổ họng
  • Làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí nhằm mục đích loại bỏ không khí khô. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ kích ứng gây đau rát và khó chịu ở họng do viêm amidan gây nên
Cách chăm sóc amidan tại nhà
Dùng máy làm ẩm không khí nhằm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu do amidan gây ra
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối: Người bệnh có thể tự pha nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý súc miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để cải thiện bệnh. Nước muối có tính kháng khuẩn giúp làm giảm cơn đau
  • Tránh xa tác nhân gây kích ứng: Vệ sinh nhà, ga trải giường, bao gối sạch sẽ,… để tránh gây kích ứng cổ họng. Bên cạnh đó, nên tránh xa khói thuốc lá hoặc các sản phẩm làm sạch gây kích thích viêm khác như nước xịt phòng, nước lau sàn,…
  • Dùng thuốc giảm sốt và đau: Người bệnh có thể sử dụng một số một số loại thuốc giảm ho hoặc giảm sốt không kê đơn để kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà. Acetaminophen và ibuprofen là hai loại thuốc thường được bệnh nhân sử dụng để kiểm soát chứng đau ở cổ họng và sốt. Ngoài ra, thuốc giảm đau, hạ sốt Aspirin cũng được dùng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên vì có liên quan đến hội chứng Reye đe dọa đến tính mạng
  • Dùng kẹo ngậm thảo dược: Trẻ em trên 4 tuổi có thể sử dụng một số loại kẹo ngậm thảo dược để kiểm soát triệu chứng viêm amidan

Vậy, viêm amidan có cần uống kháng sinh không? Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị loại thuốc chữa trị phù hợp. Do đó, để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh không nên tự ý điều trị mà hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc thích hợp.

→ Có thể bạn quan tâm:

Bệnh viêm amidan hốc mủ có lây không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ có phải là bệnh lây nhiễm không, lây qua con đường nào là một trong...

Tìm hiểu về vị trí, vai trò của amidan đối với cơ thể con người

Vai trò và tác dụng của amidan đối với sức khỏe và hệ miễn dịch

Amidan là một tổ chức lympho nằm tập trung thành đám ở 2 bên thành họng để tạo thành vòng...

Trong khi phẫu thuật cắt amidan hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro, một số biến chứng không thể lường trước.

Sau khi cắt amidan có phải nằm viện không? [Hỏi – Đáp]

Sau khi cắt amidan, nếu không có những dấu hiệu của biến chứng, người bệnh không cần phải nằm viện...

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp...

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì? Điều trị như thế nào ?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là một trong những bệnh lý về đường hô hấp có thể gặp ở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.