Phát ban khi sốt ở trẻ do bệnh nào gây ra? Điều trị ra sao?

Sốt là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch khi cơ thể bị vi khuẩn và virus tấn công. Sốt ở trẻ em thường xuất hiện kèm theo tình trạng phát ban. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các nguyên nhân có thể gây phát ban khi sốt, cách khắc phục và thời điểm cần gặp bác sĩ.

phát ban khi sốt
Sốt đi kèm với biểu hiện phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây phát ban khi sốt ở trẻ

1. Sốt phát ban

Sốt phát ban có tên khoa học là Roseola hình thành do cơ thể bị nhiễm trùng do virus. Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, bệnh gây sốt kèm theo các vết mẩn nổi trên da có màu hồng. Ngoài ra, khi trẻ bị sốt phát ban bạn có thể nhận thấy các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, ngứa ngáy, quấy khóc, mí mắt sưng… Virus Rubella là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sốt phát ban.

phát ban khi sốt ở trẻ
Sốt phát ban do virus Rubella tấn công cơ thể trẻ

Bệnh lý này có thể gây co giật ở trẻ nếu nhiệt độ cơ thể quá cao, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ sốt hơn 38,8 độ kéo dài hơn 24 giờ. Bệnh sốt phát ban sẽ thuyên giảm dần sau 6 – 7 ngày.

2. Ban đỏ (sốt Scarlet)

Ban đỏ là kết quả của việc nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Loại vi khuẩn này cũng có thể gây viêm họng liên cầu khuẩn và nhiễm trùng da, chẳng hạn như bệnh chốc lở.

Các triệu chứng để nhận biết trẻ bị ban đỏ:

  • Trẻ sốt cao
  • Phát ban đỏ xuất hiện ở cổ, nách, vùng háng và lan ra khớp cơ thể
  • Đau họng
  • Lưỡi sưng đỏ và xuất hiện lớp phủ màu trắng
  • Đau đầu
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày

Phát ban do ban đỏ gây ra có màu đỏ tươi và có bề mặt nhám, khô ráp. Tình trạng phát ban thường xuyên xuất khi cơn sốt bắt đầu và kéo dài khoảng 7 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh ban đỏ có thể để lại biến chứng nguy hiểm, do đó phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên.

3. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus gây ra, trẻ có thể bị nhiễm virus qua đường hô hấp, tiếp xúc. Biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, chán ăn và khó chịu, mệt mỏi,…

phát ban khi sốt ở trẻ
Bệnh tay chân miệng có thể gây sốt và phát ban ở trẻ nhỏ

Sau khoảng 1 – 2 ngày bị sốt, các vết loét và phát ban có thể xuất hiện trên da. Phát ban cho tay chân miệng thường xuất hiện ở miệng, có hình dạng vết loét, đôi khi có xuất hiện mụn nước. Ngoài ra, tình trạng phát ban có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc háng.

4. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ, virus gây nhiễm trùng là Parvovirus B19. Các triệu chứng bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ như sốt, đau đầu, sổ mũi, chán ăn,…

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn đặc trưng là dấu hiệu phát ban đỏ ở má, sau đó lan xuống thân, mông và cánh tay sau vài ngày. Phát ban có thể lây lan trên diện rộng và gây ngứa rát da. Tuy nhiên, các biểu hiện này sẽ giảm dần sau vài tuần.

Khắc phục phát ban khi bị sốt ở trẻ

Trong trường hợp trẻ bị sốt và phát ban, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cụ thể, tình trạng sức khỏe và độ tuổi để chỉ định loại thuốc thích hợp. Bạn không nên tùy tiện dùng thuốc cho trẻ khi không có yêu cầu từ bác sĩ. Trẻ nhỏ nhạy cảm hơn với các loại thuốc, do đó nếu bạn tùy tiện dùng thuốc những phản ứng phức tạp có thể xuất hiện và đe dọa sức khỏe của trẻ.

phát ban khi sốt ở trẻ
Bác sĩ có thể dùng thuốc để giảm đau và hạ sốt cho trẻ

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau thông thường (acetaminophen) hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau cho trẻ. Khi trẻ dùng thuốc, bạn cần:

  • Cho trẻ uống theo đúng hướng dẫn trên bao bì
  • Sử dụng đúng liều lượng cho trẻ (nên căn cứ theo độ tuổi hoặc trọng lượng của trẻ)

Khi trẻ bị sốt, bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm nhiệt trong cơ thể. Trong trường hợp có tiêu chảy, bạn có thể bổ sung điện giải cho trẻ để bù nước kịp thời.

Bên cạnh việc dùng thuốc và bổ sung nước, bạn cần đảm bảo vệ sinh cho trẻ để tránh tình trạng vi khuẩn bùng phát. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc như sử dụng miếng dán, khăn lạnh,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sốt ở trẻ là tình trạng thường gặp và có thể cải thiện khi phụ huynh chăm sóc và dùng thuốc cho trẻ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, sốt và phát ban có thể không thuyên giảm khi điều trị tại nhà. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C kéo dài hơn 24 giờ
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi sốt trên 38,8 độ C kéo dài hơn 24 giờ
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt trên 39 độ C kéo dài hơn 24 giờ

Sốt và phát ban là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Hầu hết các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần, tuy nhiên phụ huynh không nên chủ quan vì đã có những trường hợp trẻ bị co giật do sốt quá cao. Nếu các triệu chứng ở trẻ không thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn bạn nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Bà bầu bị viêm họng có uống thuốc được không? Loại nào?

Viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng...

Sổ mũi đau họng là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Sổ mũi đau họng là một triệu chứng thường gặp ở đường hô hấp trên. Triệu chứng này có thể...

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh có diễn...

Bị ho khàn tiếng phải làm sao?

Bị ho khàn tiếng phải làm sao là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để có thể xử...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.