Chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa mề đay bằng lá trầu không là phương pháp điều trị theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng. Phương pháp này có tính an toàn cao, lại giúp tiết kiệm tối đa chi phí, tuy nhiên có mang lại hiệu quả thực sự hay không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm. 

Chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Tìm hiểu chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả không? Cách thực hiện bài thuốc

Chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Lá trầu không mang trong mình vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm và chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Nhờ đó dược liệu có tác dụng sát khuẩn, giúp tiêu viêm, ức chế các hoạt động và tiêu diệt nhanh các tác nhân gây hại. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên bề mặt da.

Công dụng chữa mề đay bằng lá trầu không
Lá trầu không cải thiện triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, ửng đỏ…

Trong tinh dầu lá trầu không chứa poly – phenol có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây hại và nhiều chủng nấm như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực cần coli. Ngoài ra hoạt chất này còn có khả năng kháng viêm hiệu quả và rút ngắn thời gian làm lành vết thương.

Ngoài ra theo Y học hiện đại, việc sử dụng lá trầu không còn có tác dụng loại bỏ nhanh những tế bào da đang bị bệnh. Đồng thời tác động và thúc đẩy khả năng phục hồi làn da. Vì thế lá trầu không rất tốt trong việc điều trị bệnh mề đay và những triệu chứng khó chịu đi kèm gồm: Ngứa ngáy, da bong tróc, nóng rát, ửng đỏ gây khó chịu…

Tuy nhiên, lá trầu không chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng bên ngoài. Kinh nghiệm thực tế và các chứng minh khoa học cho thấy lá trầu không không có tác dụng điều trị triệt để bệnh nổi mề đay. Nhiều trường hợp bị bội nhiễm, mề đay năng hơn do điều trị sai cách.

→Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Cách chữa mề đay bằng lá trầu không

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể lưu lại và chọn cho mình một trong những cách chữa mề đay bằng lá trầu không dưới đây:

Bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay

Bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay là phương pháp chữa bệnh có độ an toàn cao và được nhiều bệnh nhân sử dụng. Khi thực hiện bài thuốc, những dưỡng chất bên trong lá trầu không sẽ tác động trực tiếp vào vùng da đang bị bệnh.

Nguyên liệu:

  • 10 gram lá trầu không (lưu ý liều lượng có thể thay đổi tùy theo kích thước vùng da bệnh)
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ lượng lá úa, lá sâu và mang lá trầu không rửa sạch
  • Dùng muối hạt đã chuẩn bị pha thành một lượng nước muối vừa đủ
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên lá
  • Sau 15 phút vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước, để ráo
  • Cho lá trầu không sạch vào cối và thực hiện giã nát cùng với 2 gram muối hạt
  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô da
  • Đắp đều hỗn hợp lên những vị trí đang bị ngứa mề đay
  • Giữ nguyên trạng thái trong 30 phút hoặc cho đến khi lá trầu không trên da khô tự nhiên
  • Vệ sinh da bằng nước ấm.

Người bệnh cần thực hiện bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay từ 1 – 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Tình trạng ngứa da, nóng rát, đỏ ửng và một số triệu chứng khác do bệnh mề đay gây ra cũng không còn.

Lưu ý: Bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, những triệu chứng nhẹ hoặc mỗi khi bệnh mề đay bùng phát bất thường.

Bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay
Bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay

Bài thuốc tắm lá trầu không chữa mề đay

Đối với những người có tiền sử mắc bệnh, bạn cũng có thể tắm với nước lá trầu không để loại bỏ vi khuẩn trên da. Đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá trầu không
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ lượng lá úa, lá sâu và mang lá trầu không rửa sạch
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên lá
  • Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho lượng lá trầu không sạch vào nồi cùng với 2 lít nước
  • Thực hiện đun sôi nước lá trầu không trong 15 phút
  • Thêm 2,5 gram muối hạt vào cùng, khuấy cho tan
  • Tắt bếp, hòa nước lá trầu không cùng với một lượng nước sạch vừa đủ sao cho lượng nước thuốc có độ ấm thích hợp
  • Sau khi tắm toàn thân cùng với xà phòng, người bệnh cần tắm với nước lá trầu không trong 20 phút
  • Trong thời gian tắm, người bệnh dùng xác lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Điều này sẽ giúp bạn giảm ngứa đáng kể
  • Thực hiện 1 lần/ngày.

Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc tắm lá trầu không chữa mề đay trong 7 ngày để bệnh tình có thể thuyên giảm.

Bài thuốc tắm lá trầu không chữa mề đay
Bài thuốc tắm lá trầu không chữa mề đay

Những điều cần lưu ý khi chữa mề đay bằng lá trầu không

Trong thời gian áp dụng những bài thuốc chữa mề đay bằng lá trầu không, người bệnh cũng cần lưu lại và áp dụng những lưu ý dưới đây. Điều này sẽ giúp bài thuốc phát huy tối đa tác dụng và giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị.

  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
  • Người bệnh cần tránh chà xát mạnh hoặc dùng móng tay gãi vào vùng da bị bệnh
  • Cần có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng chất kích thích, thức ăn chứa nhiều chất béo và những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
  • Không nên quá lạm dụng lá trầu không để tránh những tác dụng  phụ không mong muốn.
  • Bài thuốc chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới phát
  • Phương pháp dùng lá trầu không điều trị bệnh mề đay không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
  • Người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và xác định chính xác mức độ phát triển bệnh lý.

(Thuocdantoc.vn không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn. không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn).

Có thể bạn quan tâm

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều...

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện rõ nét của căn bệnh mề đay...

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa: Nguyên nhân, cách trị

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa tuy không nguy hại trực tiếp đến tình mạng nhưng gây ra nhiều...

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và...

Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Mề đay sắc tố là các tổn thương trên bề mặt da khiến da bị ngứa và thay đổi màu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *