Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi không chỉ gây ra nhiều sự khó chịu, bức bối mà còn làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ, khiến người mắc bệnh kém tự tin. Không những vậy, nếu không có những biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Da nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài nhiều không khỏi phải làm sao?
Da nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài nhiều không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi là do đâu?

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể khởi phát do sự ảnh hưởng của một số bệnh lý tiềm ẩn hoặc do bệnh mề đay không xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể hơn:

1. Không có sự can thiệp điều trị kịp thời

Trường hợp bệnh mề đay ở giai đoạn nhẹ nếu không được tiến hành điều trị cũng như không có chế độ chăm sóc phù hợp thì khả năng bệnh trở nặng là hoàn toàn xảy ra. Đặc biệt hơn, ở những đối tượng có làn da nhạy cảm thì bệnh tiến triển nhanh chóng hơn.

2. Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị nguyên

Dị nguyên là một trong những yếu tố kích thích hệ miễn dịch phóng thích các thành phần trung gian và gây bùng phát tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Nếu thường xuyên để da tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên, làn da bị tổn thương có xu hướng trở nặng và gây ngứa ngáy nghiêm trọng hơn. Từ đó tạo điều kiện khiến bệnh kéo dài dai dẳng.

Việc tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên sẽ khiến tình trạng mề đay kéo dài dai dẳng và dễ tái phát trở lại
Việc tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên sẽ khiến tình trạng mề đay kéo dài dai dẳng và dễ tái phát trở lại

3. Hệ miễn dịch bị suy giảm

Hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm là điều kiện thuận lợi giúp cơ thể phóng thích và kích thích nổi mề đay cũng như các bệnh da liễu khác bùng phát và kéo dài trong những ngày tiếp theo. Tình trạng này thường gặp phải ở các đối tượng có sức đề kháng kém hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học.

4. Do mắc phải một số bệnh lý tiềm ẩn

Tình trạng nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi có thể xảy ra do cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý tiềm ẩn. Chẳng hạn như bệnh: nhiễm giun sán, bệnh tuyến giáp, suy giảm chức năng gan hay dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori,… Không những vậy, các căn bệnh này không có giải pháp điều trị dứt điểm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng mề đay mẩn ngứa tăng cao và kéo dài dai dẳng.

5. Không xác định được nguyên nhân gây bệnh

Theo thống kê mới đây cho biết, có đến 70% người bị mề đay mẩn ngứa không thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa thường gọi là mề đay vô căn tự phát hoặc mề đay mãn tính tự phát. Đối với tình trạng này, bệnh mề đay thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng thẩm mỹ.

→Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Mối nguy hiểm của tình trạng nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi

Đối với các trường hợp bị mề đay kéo dài trong nhiều ngày không khỏi nếu không tiếp tục điều trị dứt điểm thì khả năng bệnh làm ảnh hưởng đến mọi mặt là khá cao. Thậm chí, người bệnh có thể sẽ đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể hơn:

  • Da bị nhiễm trùng: Do sự xâm nhập của một số vi khuẩn hay virus gây bệnh. Biến chứng này xảy ra do thói quen chăm sóc da bị tổn thương không đúng cách;
  • Chàm hóa da: Là tình trạng vùng da bị mề đay bị chàm hóa, đóng vảy và cứng cộm. Biến chứng này sẽ để lại thâm sẹo và tác động xấu đến thẩm mỹ của da;
  • Gia tăng khả năng mắc bệnh dị ứng khác: Khi nổi mề đay kéo dài thì hệ miễn dịch có thể giải phóng kháng nguyên IgE vào máu. Điều này sẽ khiến bùng phát một số bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng,…
Nổi mề đay kéo dài lâu này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ
Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ

Biện pháp khắc phục bệnh nổi mề đay kéo dài lâu này không khỏi

Người bệnh cần có những biện pháp khắc phục hiệu quả để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cũng như phòng ngừa bệnh tái phát và trở nặng. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả:

1. Thăm khám sức khỏe khi da nổi mề đay kéo dài nhiều ngày

Một trong những bước đầu tiên và khá quan trọng mà mọi đối tượng mắc bệnh tuyệt đối không thể bỏ qua là thăm khám sức khỏe. Khi nhận biết tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nặng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm dù có dùng thuốc theo đúng chỉ định, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chỉ định bệnh nhân một vài xét nghiệm da để biết chính xác nguyên nhân khiến bệnh kéo dài trong nhiều ngày. Từ đó đề ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, cho người bệnh một số lời khuyên để đẩy lùi bệnh được nhanh chóng.

Chủ động tìm gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng da nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm
Chủ động tìm gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng da nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm

2. Bài thuốc Đông y giúp trị nổi mề đay kéo dài lâu ngày chưa khỏi

Điều trị bệnh nổi mề đay kéo dài bằng Đông y cũng chính là một giải pháp giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này tuy mang có tác dụng khá lâu nhưng được đánh giá cao về mặt an toàn và công dụng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến, người bệnh có thể tham khảo:

– Bài thuốc số 1: 

  • Chuẩn bị: Phục linh, địa mạch, nam sơn trà, mề gà, hoa cúc, thược dược, kim ngân hoa và tiêu mạch nha mỗi vị 12 gram.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu sắc cùng với 450ml nước lọc. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại phân nửa thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và dùng khi còn ấm. Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc và kiên trì trong khoảng 10 ngày sẽ thấy triệu chứng thay đổi rõ rệt.

– Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: Đơn đỏ, ngưu bàng tử, liên kiều, hồi thảo, giả tô, địa sinh, kim ngân và cam thảo với mỗi vị 10 gram.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch hết nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng với 500 – 600ml nước lọc. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn phân nửa. Gạn lấy phần nước để dùng, nên chia thành 2 – 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Tuyệt đối không để thuốc qua đêm.

– Bài thuốc số 3:

  • Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm, kinh giới, bồ công anh, bột sắn dây và hạ khô thảo mỗi vị 15 gram.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 4 bát nước. Đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng phân nửa thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và chia nhỏ thành 2 lần uống. Người bệnh nên uống khi còn ấm và nên uống hết trong ngày, không được để qua đêm.

– Bài thuốc số 4:

  • Chuẩn bị: Tần bì, khương thanh, thủy xương bồ, đương quy, quế chi, thương nhĩ, xuyên khung, bạch dược và cam thảo mỗi vị 16 gram.
  • Cách thực hiện: Đem hết nguyên liệu đã được chuẩn bị đun cùng với 500 – 550ml nước lọc. Bắc lên bếp và tiến hành đun còn lại khoảng 200ml nước thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước để uống hết trong ngày và kiên trì uống cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn. 

– Bài thuốc số 5:

  • Chuẩn bị: Sài hồ, thiên niên kiện, hoa kim ngân, đơn đỏ, tang ký sinh, bồ công anh, quế chi và cam thảo bắc mỗi vị khoảng 10 – 14 gram.
  • Cách thực hiện: Mang hết dược liệu đã được chuẩn bị cho vào nồi cùng với 450 – 500ml nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước còn lại khoảng phân nửa. Lọc bỏ phần bã và dùng phần nước. Dùng thuốc khi còn ấm và kiên trì dùng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Đa phần, các bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh nổi mề đay mà còn hỗ trợ loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể. Đồng thời, tiêu viêm, thanh nhiệt, mát gan và lợi tiểu.

3. Điều trị nổi mề đay kéo dài bằng thuốc Tây y

Đây là một trong những phương pháp điều trị có tác dụng làm giảm ngứa nhanh chóng và hiệu quả. Thông thường, người bị mề đay sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc histamin, thuốc bôi ngoài và kết hợp với một số loại thuốc uống khác nếu cần thiết.

Một số loại thuốc thông dụng được bác sĩ khuyên dùng để chữa bệnh mề đay như: Chlorpheniramine, Loratadin, Fexofenadine, Cetirizine, Diphenhydramine,…

→Xem thêm: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc Tây y trị nổi mề đay của bác sĩ chuyên khoa
Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc Tây y trị nổi mề đay của bác sĩ chuyên khoa

4. Áp dụng mẹo vặt dân gian để khắc phục triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa kéo dài

Dùng thảo dược thiên nhiên được đánh giá là tương đối an toàn, lành tính và phù hợp để điều trị lâu dài. Đặc biệt hơn, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay người cao tuổi hoàn toàn áp dụng được. Một số bài thuốc dân gian cụ thể như:

– Chữa mề đay lâu ngày bằng gel nha đam:

Cách thực hiện:

  • Sau khi vệ sinh vùng da bị mề đay, bạn cần dùng khăn sạch để lau thấm nước.
  • Tiếp đến là dùng một lượng gel nha đam vừa đủ để bôi đều lên vùng da bị tổn thương. Để yên trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch.

– Dùng lá kinh giới chữa nổi mề đay lâu ngày không khỏi:

Cách thực hiện:

  • Mang 100g lá kinh giới tươi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Sau đó, vớt ra để ráo và mang đi sao cho nóng.
  • Thêm một ít muối hạt và tiến hành sao cho đến khi lá kinh giới chuyển sang màu vàng.
  • Cho hết phần lá còn nóng vào trong miếng vải sạch rồi đem chườm lên vùng da nổi mề đay.

– Trị mề đay mẩn ngứa lâu ngày bằng rau má:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng một nắm rau má tươi để loại hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Sau đó cho hết vào trong máy xây, thêm một ít nước để tiến hành xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước để uống trị mề đay mẩn ngứa.

– Tắm lá trà xanh giúp làm dịu triệu chứng của mề đay mẩn ngứa:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 100gr lá chè xanh rồi đem nấu cùng với 3 lít nước.
  • Tiến hành đun cho đến khi các dưỡng chất của thảo dược hòa tan hết trong nước thì tắt bếp và đổ ra chậu lớn.
  • Pha thêm một ít nước mát và dùng để ngâm rửa vùng da bị mề đay hoặc tắm toàn thân.
Bài thuốc chữa mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi bằng lá trà xanh chỉ có tác dụng hỗ trợ và không có hiệu quả điều trị dứt điểm
Bài thuốc chữa mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi bằng lá trà xanh chỉ có tác dụng hỗ trợ và không có hiệu quả điều trị dứt điểm

5. Tự chăm sóc da bị mề đay kéo dài nhiều ngày tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ da hằng ngày cũng quyết định không hề nhỏ đến quá trình hồi phục làn da bị tổn thương do bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi. Trong khoảng thời gian mắc bệnh, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Sử dụng nước sạch để vệ sinh làn da bị mề đay và cơ thể hằng ngày
  • Nên giữ cho da luôn khô thoáng. Đồng thời, tránh để da tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, hóa chất.
  • Đối với các đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với hóa chất thì cần trang bị một số vật dụng bảo hộ để phòng trường hợp bệnh trở nặng hơn;
  • Tuyệt đối không được chà xát mạnh hay gãi quá mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Nên mặc các trang phục thoải mái, rộng rãi khi ở nhà. Hạn chế mặc các đồ bó sát, trang phục làm từ chất liệu dễ gây ngứa.
Nên trang bị vật dụng bảo hộ nếu tính chất công việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, bụi bẩn hay nguồn nước bẩn
Nên trang bị vật dụng bảo hộ nếu tính chất công việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, bụi bẩn hay nguồn nước bẩn

6. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày

Chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày cũng đóng vai trò quyết định để khắc phục các triệu chứng của bệnh nổi mề đay kéo dài. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên giá dành cho các đối tượng mắc bệnh:

  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe cũng như trong việc điều trị mề đay mẩn ngứa;
  • Tuyệt đối không ăn hay uống các thực phẩm dễ gây kích ứng da hay thực phẩm có chứa thành phần mà cơ thể bị mẫn cảm;
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh hay đồ ăn đóng hộp
  • Hạn chế tuyệt đối với thực phẩm có chứa chất kích thích hay đồ uống có nhiều cồn, nước ngọt,…;
  • Luôn giữ cho cơ thể được thoải mái thông qua việc ngủ đủ giấc và thư giãn đầu óc. Đồng thời, có thể tham gia các bộ môn thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch.

Bị nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để có phương pháp điều trị đúng cách, người bệnh cần tìm rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, dựa vào nguyên nhân cũng như tình trạng nổi mẩn ngứa để có những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bị mề đay nên kiêng gì?

Bị nổi mề đay nên kiêng những gì? [Chuyên gia tư vấn]

Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ thì việc kiêng cữ trong chế độ ăn uống, sinh...

Da nổi mẩn đỏ hình tròn là bị bệnh gì?

Da nổi mẩn đỏ hình tròn có thể xảy ra và tiến triển bởi nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác...

Mách bạn cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực dễ làm

Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những cách trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân...

Mề đay do ánh sáng mặt trời là gì? Những điều cần biết

Mề đay do ánh sáng mặt trời hay còn được gọi là chứng dị ứng ánh nắng mặt trời. Đây...

Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh

Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh

Bị nổi mề đay liên tục là tình trạng thường gặp ở người mắc bệnh mãn tính hoặc tiếp xúc...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Văn LongVăn Long says: Trả lời

    Bé nhà mình 8tuoi bị ho nhiều , mình cho con khám ở bvien nhi tw . Phát hiện bị viêm phổi bsi cho thuốc về nhà uống thì bé bị nổi mẩn mề đay nổi mảng to rộng trên da khắp người bị ngứa. Đến tối nốt mẩn tự lặn Đến ban ngày lại mẩn khắp người, đã 3 ngày lặp lại rồi ạ.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *