Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện rõ nét của căn bệnh mề đay cholinergic. Căn bệnh khiến người mắc ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng phồng da chỉ sau khi cơ thể ra mồ hôi vài phút. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic

1. Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi là bệnh gì?

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến với nhiều thể bệnh khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Trong đó thể bệnh mề đay cholinergic là một dạng tổn thương trên da xảy ra khi cơ thể tăng thân nhiệt và bài tiết mồ hôi. Khi đó acetylcholine sẽ được giải phóng, kích thích sản sinh histamin dẫn tới các cơn ngứa ngáy và tổn thương da.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra mề đay cholinergic là tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Chính vì thế, nếu bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi thì rất có khả năng bạn đã mắc phải căn bệnh này.

Mề đay cholinergic được chia thành 4 loại, bao gồm:

  • Mề đay cholinergic có tắc lỗ chân lông.
  • Mề đay do cholinergic tự phát.
  • Mề đay cholinergic có giảm tiết mồ hôi mắc phải.
  • Mề đay cholinergic do dị ứng với mồ hôi.

Phần lớn trường hợp mề đay cholinergic có thể tự biến mất sau một vài giờ khởi phát. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân, tổn thương trên da kéo dài, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ.

→Xem thêm: Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh mề đay cholinergic

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể mắc phải tình trạng này. Những yếu tố gây bệnh chủ yếu mà chúng ta có thể nhắc đến là:

  • Do nhiệt độ: Cơ thể chúng ta có hai hình thức thoát nhiệt chính đó là truyền nhiệt trực tiếp ra môi trường bên ngoài hoặc bài tiết và bốc mồ hôi. Một khi có sự tác động và làm thay đổi nhiệt độ từ bên trong hoặc ngoài cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nhiệt. 
  • Bị nhiễm ký sinh trùng: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic. Một số loại ký sinh trùng có thể làm cho làn da trên cơ thể bị nổi sẩn đỏ. Đồng thời, chúng có khả năng di chuyển vào máu, phổi, gan, các vị trí khác trong cơ thể.
  • Đổ mồ hôi: Mề đay cholinergic có thể xảy ra ngay cả khi đổ mồ hôi do nhiệt hoặc không do nhiệt độ. Chúng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân tập thể dục thể thao, lao động hoặc sau khi tắm bằng nước nóng.
  • Stress kéo dài: Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn bị nổi mề đay cholinergic.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Việc dùng thuốc tây có thể mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chúng lại có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có thể khiến toàn thân bị nổi mề đay. Trường hợp này cũng có thể xảy ra đối với những người sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.

Thông tin thêm: 3 món ăn bài thuốc cho người bị bệnh mề đay

Biểu hiện bệnh nổi mề đay cholinergic

Triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic
Triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic

Để chữa bệnh mề đay cholinergic, trước tiên cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tránh xa căn nguyên gây bệnh cho bản thân. Tiếp đó người bệnh cần sử dụng một phương pháp điều trị thích hợp và an toàn để giải quyết các triệu chứng bệnh. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến nhất để điều trị mề đay cholinergic là Tây y, Dân gian và Đông y.

2. Cách chữa nổi mề đay mẩn ngứa khi ra nhiều mồ hôi

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng 1 số cách chữa trị sau:

Chữa mề đay cholinergic bằng Tây y

Hiện nay Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc dạng tiêm, uống và bôi nhằm kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng nổi mề đay cho bệnh nhân. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Dùng các loại thuốc để tiêm bên trong da: Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm hoặc làm mất các biểu hiện nổi ban đỏ, ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, để an toàn, việc sử dụng cách chữa trị này cần được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn.
  • Uống thuốc thuộc nhóm kháng histamin: Nó được dùng để làm dịu các kích ứng trên da và cũng được chỉ định cho các trường hợp bị mề đay cholinergic.
  • Thoa kem bôi ngoài: Có tác dụng dưỡng ẩm, đồng thời giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi ban đỏ trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân có thể chườm lạnh hoặc làm giảm sự mẫn cảm bằng mồ hôi tự thân để khắc phục các triệu chứng bệnh.

Vì sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào để chữa bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Khi bị dị ứng ngứa mề đay, người bệnh có thể uống thuốc Tây, bôi kem hoặc uống thuốc Đông y.
Sử dụng thuốc Tây y chữa mề đay cần thận trọng để tránh tác dụng phụ

Chữa mề đay cholinergic bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều phương pháp chữa mề đay bằng các loại cây, lá quen thuộc như:

  • Cách trị mề đay bằng muối: Dùng khoảng 1 muỗng canh muối biển, pha với khoảng 2 lít nước, dùng để ngâm vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 20 phút sẽ làm dịu nhanh cảm giác ngứa.
  • Chữa mề đay bằng lá tía tô: Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, vò nát rồi đun với nước để ngâm rửa vùng da bị mề đay.
  • Trị mề đay bằng lá khế: Lá khế rửa sạch, đun sôi với nước sạch và một chút muối trắng, rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Chữa mề đay bằng lá kinh giới: Dùng lá kinh giới rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát, chà xát lên vùng da bị mề đay.

Các phương pháp dân gian kể trên đều sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, có tính sát khuẩn, chống viêm giúp làm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, sưng phồng trên da. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên coi đây là những biện pháp hỗ trợ, bởi nếu chỉ dùng các nguyên liệu này sẽ không mang lại tác dụng điều trị. Tình trạng mề đay có thể tái phát lại nhanh chóng và trở thành mãn tính.

3. Một số biện pháp phòng tránh bệnh mề đay cholinergic

Để giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát: Điều này sẽ giúp cơ thể tỏa nhiệt dễ dàng hơn. Đồng thời tránh ma sát cho da, từ đó ngăn chặn được nguy cơ bị bệnh.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh của bản thân. Nó cũng sẽ giúp hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát. Do đó, hãy sử dụng các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe như rau củ và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua… Đồng thời, tránh ăn thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích có độ cồn cao.
  • Không vận động quá nhiều: Đổ nhiều mồ hôi là một nguyên nhân phổ biến gây bệnh mề đay cholinergic. Vì thế, để bệnh mau được chữa lành và ngăn ngừa được nguy cơ tái phát, nên hạn chế vận động quá nhiều và làm việc nặng. Ngoài ra, bạn cũng không nên tắm hơi và ở trong những môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian dài.
  • Giữ tâm lý ổn định: Căng thẳng kéo dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay cholinergic cho bản thân. Do đó, cần phải giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để ngăn bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh mề đay cholinergic. Nếu bạn còn chưa biết bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi là bệnh gì thì những thông tin trên đây hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn để điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 3 mẹo chữa mề đay bằng gừng cực hay nên thử

Chữa mề đay bằng gừng được nhiều người áp dụng để giảm nhẹ một số triệu chứng ngứa, nổi sẩn...

Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền [Nên Biết Ngay]

Ngứa ngáy gây ra cảm giác thật khó chịu, người bệnh có thể mắc phải bất cứ thời điểm nào...

Da nổi mẩn ngứa thành mảng có nguy hiểm không?

Da nổi mẩn ngứa thành mảng là biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý da liễu thông thường như...

Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Dị ứng mề đay vào mùa hè gây khó chịu

Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Quốc DuyNguyễn Quốc Duy says: Trả lời

    Em đang bị mề đay cholinergic cứ trời nóng e phát mẩn ngứa thì mình nên dùng thuốc Đông y hay Tây y e bị khá lâu r ạ

  2. Nguyễn Văn NghĩaNguyễn Văn Nghĩa says: Trả lời

    Bs cho e hỏi khi đắp chăn nóng cũng như ăn cơm hoạt động mạnh vào mùa đông chuẩn bị toát mồ hôi thì bị ngứa như kiến cắn mùa hè thì không bị bs cho e hỏi em bị sao ak

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *