Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Giúp Nhanh Hồi Phục?
Nhiệt miệng là căn phổ rất phổ biến, gây đau nhức, rát xót khi ăn uống, nói chuyện. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại khá lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Và một trong những cách giúp hồi phục và phòng ngừa nhiệt miệng tốt nhất là bổ sung các loại vitamin thiếu hụt. Vậy nhiệt miệng nên uống vitamin gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vitamin có tác dụng trong điều trị nhiệt miệng không?
Vitamin là nhóm các hợp chất hữu cơ được chiết xuất từ thực phẩm, được bổ sung nhằm nuôi dưỡng và duy trì sự tăng trưởng của cơ thể. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại vitamin khác nhau, mỗi loại có cấu trúc và chức năng riêng. Nhưng về cơ bản, vai trò của vitamin đối với con người chủ yếu là:
- Tham gia quá trình tái tạo tế bào và duy trì sự sống;
- Tham gia quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng để thực hiện trao đổi chất. duy trì các hoạt động hàng ngày;
- Tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi nhanh các thương tổn;
Việc thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động trong cơ thể, tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý. Và nhiệt miệng là một trong những tình trạng thường gặp nhất khi thiếu hụt vitamin. Người bị nhiệt miệng thường do thiếu các chất sau:
- Vitamin C: Thiếu vitamin C khiến sức đề kháng suy yếu, mệt mỏi và không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh tại niêm mạc khoang miệng.
- Vitamin B2: Còn được gọi là Riboflavin là một loại vitamin tốt cho quá trình phát triển, phục hồi các mô trong cơ thể. Do đó, thiếu hụt vitamin B2 có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như nổi nhiệt miệng, tụt nướu, đau răng…
- Vitamin B3: Hay còn được gọi là vitamin PP là hoạt chất quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp, chuyển hóa các chất như protein, glucid, carbohydrate, acid béo… từ thực phẩm thành dinh dưỡng. Người bị thiếu hụt vitamin B3 thường dễ bị viêm da, viêm lưỡi, nổi nhiệt miệng… Những trường hợp nặng hơn có thể phát sinh rối loạn tiêu hóa, tinh thần không ổn định…
- Vitamin B7: Đây là loại vitamin rất quan trọng đối với các hoạt động sinh lý như hỗ trợ sản xuất acid béo, quá trình trao đổi chất của các acid amin hoặc sự phát triển của tế bào… trong cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin B7 dễ làm xuất hiện các vết loét xung quanh hoặc trong miệng gây nhiệt miệng, đau nhức.
- Vitamin B12: Hầu hết những người bị nhiệt miệng do thiếu chất thường là thiếu vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin). Mức vitamin B12 ở một người bình thường sẽ dao động từ 200 – 500pg/ml. Do đó, khi vitamin B12 thấp hơn mức này, cơ thể sẽ ngay lập tức biểu hiện thông qua các triệu chứng như viêm loét miệng, nhiệt miệng, vàng da, da dẻ nhợt nhạt, chóng mặt, viêm lưỡi…
Có thể thấy, việc thiếu vitamin chính là một trong những nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết sẽ cải thiện ngay các triệu chứng của bệnh, thậm chí còn phòng ngừa tái phát dài lâu. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp với tất cả các trường hợp, nhất là với những người bị nhiệt miệng do các nguyên nhân khác hoặc bệnh nặng, tái đi tái lại nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Cho Mau Khỏi?
Bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì tốt nhất?
Như đã đề cập ở trên, người bị nhiệt miệng cần chú ý bổ sung vitamin C, B2, B3, B7 và B12. Dưới đây là hướng dẫn cách bổ sung hiệu quả và an toàn dành cho người mới bắt đầu:
1. Vitamin C
Vitamin C (axit ascorbic) là chất rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ miễn dịch, có khả năng chống oxy hóa mạnh và tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn. Nhờ đó, nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng chống lại bệnh tật, trong đó có chứng nhiệt miệng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nhu cầu vitamin C của mỗi người là khác nhau tùy theo từng độ tuổi:
- Trẻ 6 tháng: 40mg
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: 50mg
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15mg
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25mg
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 45mg
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 65mg đối với nữ và 65mg đối với nam
- Phụ nữ mang thai: 80 – 85mg
- Phụ nữ cho con bú: 115 – 120mg
Cách uống vitamin C
Áp dụng cách bổ sung đầy đủ vitamin C, chỉ sau vài ngày triệu chứng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bạn cần tuân thủ theo các bước sau:
- Vitamin C được điều chế dưới nhiều dạng như viên uống, viên sủi…, trong đó viên sủi C là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất cho những người bị nhiệt miệng.
- Lưu ý chỉ nên uống C sủi trước 4 giờ chiều và không vượt quá 60mg/ ngày. Tránh lạm dụng C sủi trị nhiệt miệng quá mức để hạn chế tác dụng phụ.
- Nên uống C sủi khi đói bụng, trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
2. Vitamin B2
Vitamin B2 hay còn gọi là Riboflavor, đây là một trong những chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nên bắt buộc phải uống bổ sung. Đặc biệt, đối với những người thường xuyên bị nhiệt miệng do thiếu hụt vitamin B2 cần chủ động bổ sung càng sớm càng tốt để cải thiện triệu chứng. Nhu cầu vitamin B2 ở từng độ tuổi như sau:
- Trẻ em từ 0 – 6 tháng: 0.3mg
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: 0.4mg
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 0.5mg
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 0.6mg
- Nam giới 0.9 – 1.3mg trong độ tuổi từ 9 – 14
- Nữ giới từ 0.6 – 1mg trong độ tuổi từ 9 – 14, trẻ từ 19 tuổi trở lên 1.1ng
- Phụ nữ mang thai: 1.4mg
- Phụ nữ cho con bú: 1.6mg
Cách uống vitamin B2
- Thời điểm uống vitamin B2 tốt nhất là vào buổi sáng, trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc 2 tiếng kể từ sau khi ăn no.
- Sử dụng vừa đủ liều quy định, tránh lạm dụng quá mức vì có thể gây ra những tác động xấu cho sức khỏe.
3. Vitamin B3
Vitamin B3 còn được gọi là vitamin PP hay Niacin có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như nhiệt miệng, viêm loét miệng, viêm khớp, tiểu đường, Pellagra…
Cách bổ sung vitamin B3
- Người bị nhiệt miệng có thể bổ sung vitamin B3 dưới dạng uống liều 50mg cách 12 tiếng hoặc 100mg/ ngày.
- Tùy theo nhu cầu từng trường hợp mà bạn có thể bổ sung vitamin B3 ở dạng viên nén, viên nang tùy hoặc dung dịch tiêm theo chỉ định.
- Có thể sử dụng kèm theo thức ăn hoặc sau khi ăn đều được. Khi dùng hãy uống trọn vẹn thuốc với nước, tránh bẻ đôi hay nghiền, nhai nát vì sẽ làm giảm hoạt chất.
4. Vitamin B7
Vitamin B7 (còn được gọi là Biotin hay vitamin H) là một coenzyme thuộc các loại vitamin nhóm B và là vitamin tan trong nước. Chất này đóng vai trò duy trì sức khỏe da, hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi các tế bào, dây thần kinh… Những người thiếu hụt vitamin B7 thường bị ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan cùng lúc trong cơ thể, trong đó có các tổn thương tại niêm mạc miệng. Vì vậy, người bị nhiệt miệng cần chú ý bổ sung lượng vitamin bị thiếu để kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Cách uống vitamin B7
- Liều dùng khuyến cáo đối với vitamin B7 là từ 10 – 30mcg/ ngày đối với trẻ sơ sinh và 30 – 100mcg/ ngày đối với trẻ em trên 10 tuổi, người trưởng thành.
- Tuyệt đối không được dùng quá liều vì dư vitamin B7 có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng nổi mẩn ngứa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng sản xuất tuyến bã nhờn, ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán xét nghiệm tuyến giáp, ung thư, suy tim…
5. Vitamin B12
Bổ sung vitamin B12 (cobalamin) là việc làm cần thiết giúp khắc phục các triệu chứng nhiệt miệng, đặc biệt hiệu quả với những người gặp vấn đề trong việc hấp thu vitamin B12 từ thực phẩm. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin 12 bằng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng dẫn đến thừa vitamin B12 sẽ gây nhiều tác dụng phụ rủi ro như rối loạn tiêu hóa, rối loạn đông máu, đau nhức tay chân, phát ban, sốc phản vệ…
Cách uống vitamin B12
- Liều dùng vitamin B12 được khuyến cáo như sau: 2mcg/ ngày đối với người trưởng thành, 0.7mcg/ ngày đối với trẻ em, 2.6mcg/ ngày đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Vitamin B12 thường được dùng dưới dạng viên uống hoặc dạng tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Nhiệt Miệng Khi Mang Thai và Giải Pháp Chữa An Toàn Cho Mẹ
Lưu ý khi sử dụng vitamin chữa nhiệt miệng
Mặc dù bổ sung các loại viên uống vitamin có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, nhưng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng, thời điểm và thời gian sử dụng tùy theo từng đối tượng là người lớn hay trẻ em.
- Thời điểm dùng vitamin tốt nhất là trước 4 giờ chiều vì nếu dung nạp vitamin vào buổi tối có thể gây kích thích thần kinh, khiến dạ dày khó chịu và khó ngủ.
- Tốt nhất nên uống vitamin cùng nước lọc, tránh dùng chung với các loại thức uống khác như nước ngọt có gas, trà, rượu, bia… Việc này có thể làm mất tác dụng của viên uống vitamin, thậm chí gây chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Viên uống vitamin cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị ẩm mốc trong quá trình sử dụng. Đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em.
Song song với việc sử dụng vitamin chữa nhiệt miệng, bạn cũng nên chú ý quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ tái phát:
- Điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày, đảm bảo bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết vừa ưu tiên những loại thực phẩm có tính mát, tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng, kích thích cơ chế tự chữa lành vết loét nhiệt miệng
- Tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, chua, mặn, nhiều dầu mỡ để giảm thiểu kích thích lên vết loét, kéo dài thời gian điều trị.
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày để duy trì mọi hoạt động trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giải nhiệt cho cơ thể, giảm các triệu chứng nhiệt miệng, đau rát.
- Tránh căng thẳng, stress quá mức, duy trì ổn định tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất có thể để hạn chế nguy cơ tái phát.
- Vệ sinh răng miệng, họng mỗi ngày bằng nước súc miệng chuyên dụng, chải răng đều đặn mỗi ngày.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp dùng thuốc uống trị nhiệt miệng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, phòng ngừa biến chứng.
Hướng dẫn bổ sung vitamin chữa nhiệt miệng thông qua thực phẩm
Ngoài viên uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, bạn cũng nên tăng cường bổ sung vitamin thông qua thực phẩm, cân đối thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây là biện pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị vì đem lại hiệu quả bền vững và an toàn nhất. Cách bổ sung này không chỉ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng viêm loét nhiệt miệng, phòng ngừa tái phát mà giúp bạn có nền tảng sức khỏe tốt.
Một vài loại thực phẩm giàu vitamin cần thiết cho người bị nhiệt miệng nên được ưu tiên bổ sung như sau:
- Vitamin C: Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như cam, quýt, chanh, ổi, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông…
- Vitamin B12: Được tìm thấy nhiều trong gan động vật, thịt bò, cá mòi, cá hồi, nghêu, cua, trai, các loại ngũ cốc, men dinh dưỡng, chế phẩm từ sữa…
- Vitamin B2: có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, hạnh nhân, dầu mè, sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, trứng, cá thu, nấm, rong biển, pho mát, bông cải xanh, hạt điều, cháo yến mạch…
- Vitamin B3: Còn được gọi là Niacin có nhiều trong các loại thịt như thịt ức gà, gan, cá hồi, cá cơm thịt bò, thịt heo, đậu phộng, gan động vật, bơ, gạo lứt, đậu xanh, lúa mì, nấm, khoai tây…
- Vitamin B7: Còn được gọi là biotin có nhiều trong các loại thực phẩm như quả óc chó, ngũ cốc, đậu phộng, bánh mì nguyên cám, súp lơ, nấm, cá mòi, cá hồi, gan, thịt nội tạng, cá biển…
Dùng vitamin chỉ là giải pháp hỗ trợ trị nhiệt miệng và chỉ có hiệu quả với những người bị nhiệt miệng do thiếu chất hoặc suy giảm sức đề kháng. Do đó, không nên lạm dụng cách này vì dễ dẫn đến dư thừa vitamin gây những ảnh hưởng xấu và phát sinh nhiều bệnh lý khác không tốt cho sức khỏe. Mọi thắc mắc về việc sử dụng vitamin chữa nhiệt miệng vui lòng trao đổi với chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
- Top 12 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Nhất Được Tin Dùng
- 8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Xin chào bác sỹ!
Gần một năm nay tôi liên tục bị lở miệng, lở lưỡi, cứ hết rồi một vài ngày sau lại bị lở lại. Tôi đã kiên cữ những thức ăn có tính chất nhiệt, uống nhiều thứ như thuốc mát gan, nước mát của nhà thuốc y học dân tộc, kể cả đi khám và uống thuốc của bệnh viện tây y, nhưng bệnh vẫn không không khỏi. Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi, làm thế nào để trị dứt điểm bệnh nhiệt miệng này.