Nhiệt Miệng Uống Vitamin PP và B2 Có Tốt Thật Hay Không?

Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có tốt thật hay không là câu hỏi của nhiều người. Các chuyên gia giải đáp rằng, tình trạng nhiệt miệng có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó có hai nhóm chất quan trọng này. Nếu xác định nguyên nhân là do thiếu vitamin PP, B2, việc cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất này là cách điều trị tốt nhất.

Nhiệt miệng có phải do thiếu vitamin PP và B2

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện bên trong khoang miệng các tổn thương nhỏ, dạng vết loét không nghiêm trọng trên niêm mạc. Chúng có thể tồn tại và biến mất sau 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc tốt. Thường những vết loét kích thích dưới 1cm và không lan rộng theo thời gian.Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng gây nhiệt miệng rất cao

Trong giai đoạn các tổn thương xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy đau rát nếu ăn hoặc uống các món cay nóng, chua, quá mặn,… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn nhiều khả năng gây hại cho sức khỏe, tâm lý.

Xét về nguyên nhân gây nhiệt miệng rất đa dạng. Tình trạng đau rát có thể xảy ra do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống hàng ngày, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá,… Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng tình trạng nhiệt miệng xảy ra do các bệnh lý liên quan, chẳng hạn bệnh nha khoa, tiêu hóa, hô hấp, suy giảm chức năng gan, thận,…

Hiện nay, theo thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị nhiệt miệng do cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng ngày càng gia tăng. Trong đó hai nhóm chất là vitamin PP, B2 được đánh giá là các dưỡng chất có nguy cơ cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc nên tìm hiểu thông tin về vitamin PP và vitamin B2, cụ thể:

Vitamin PP

Vitamin PP hay còn được gọi là vitamin B3, đây là nhóm chất quan trọng đối với cơ thể. Vitamin tồn tại ở dạng acid nicotinic/nicotinamide có vai trò chuyển hóa các chất béo, acid amin, glucid hay cholesterol cùng các hợp chất khác.

Ngoài ra, vitamin PP còn tham gia vào quá trình hô hấp của tế bào, nhờ đó sinh ra năng lượng cho cơ thể. Vitamin PP có khả năng tan trong nước, khác với các món vitamin khác chúng có thể chuyển hóa rất nhanh và cơ thể không tích trữ chúng.

Do đó, nếu nạp dư thừa vitamin PP thì chúng sẽ được đào thải hết ra ngoài thông qua hệ bài tiết và đường tiết niệu. Trường hợp cơ thể bị thiếu nhóm dưỡng chất này sẽ phát sinh một vài biểu hiện bất thường như suy nhược, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh,… Trong đó có tình trạng nhiệt miệng, nhiệt lưỡi.

Nhiệt miệng có phải do thiếu vitamin PP và B2
Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2, bởi hai nhóm chất này có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Tham khảo thêm: Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị

Vitamin B2

Vitamin B2 là nhóm chất cần thiết cho người đang bị nhiệt miệng. Cũng có thể nói, khi cơ thể thiếu hụt chất này có nguy cơ bị nhiệt miệng cao. Bởi, vitamin B2 hay còn được gọi là Riboflavin là vitamin tan trong nước, có vai trò phục hồi da, màng nhầy, hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch và các mô kết,…

Khi cơ thể không được nạp đủ lượng vitamin cần thiết bắt đầu diễn ra các phản ứng ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Trong đó thường gặp nhất là hiện tượng xuất hiện các vết loét trên mô mềm, niêm mạc trong khoang miệng.

Ngoài ra, người bị thiếu vitamin B2 còn có các biểu hiện mệt mỏi, ăn không ngon, suy nhược cơ thể. Do đó, có thể nói vitamin B2 rất quan trọng đối với quá trình tái tạo và phục hồi niêm mạc bị lở loét. Chính vì thế thường người bị nhiệt miệng được khuyến khích bổ sung thêm dưỡng chất này.

Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có tốt không?

Như đã đề cập, vitamin PP và vitamin B2 có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, phục hồi tổn thương niêm mạc miệng. Sự thiếu hụt hai nhóm chất này được xem là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp hiện nay.

Do đó, với thắc mắc nhiệt miệng có nên uống vitamin PP và B2 không, câu trả lời là có. Vậy, bổ sung như thế nào là hợp lý? Dưới đây là các thông tin chi tiết:

Nhiệt miệng có nên uống vitamin PP không?

Thiếu hụt vitamin PP có thể gây suy nhược cơ thể, nhiệt miệng, viêm da,… đây là những biểu hiện nhẹ mà bạn có thể xuất hiện. Trường hợp nặng hơn, bạn có thể gặp phải các triệu chứng do rối loạn tâm thần, tiêu hóa,… gây ra.

Nhiệt miệng có nên uống vitamin PP và B2 không?
Vitamin PP hay còn được gọi là vitamin B3 có vai trò chuyển hóa, hỗ trợ phục hồi tổn thương niêm mạc miệng

Riêng tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể bổ sung vitamin PP thông qua đường uống với việc dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Mặc dù vậy, thực tế khi dùng thuốc uống cung cấp vitamin PP cơ thể có nhiều nguy cơ gặp phản ứng phụ hơn.

Theo đó, bạn có thể bị bốc hỏa, chóng mặt, thậm chí là buồn nôn và nhiều vấn đề bất thường khác có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc. Chính vì thế, thông thường bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân bổ sung vitamin PP thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Dưới đây là các nhóm thực phẩm chứa vitamin PP giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cải thiện nhiệt miệng hiệu quả hơn:

  • Hạt điều: Hạt điều là loại hạt dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Trong hạt có chứa hàm lượng vitamin PP dồi dào, cùng với đó là các vitamin nhóm khác. Người bị nhiệt miệng có thể dùng hạt đều rang, ăn mỗi ngày lượng vừa phải để hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng.
  • Hạt hạnh nhân: Đây cũng là loại hạt thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Không chỉ chứa vitamin PP, hạt hạnh nhân còn cung cấp vitamin B1, B5, B9, B6 giúp đẩy nhanh hiệu quả phục hồi vết thương trong niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, vitamin E, khoáng chất khác trong hạt hạnh nhân còn cung cấp dinh dưỡng cải thiện nhiều vấn đề liên quan. Ăn hạt hạnh nhân nấu sữa hạt hoặc ăn sống, rang chín.
  • Yến mạch: Thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chứa hàm lượng dưỡng chất phong phú. Cung cấp yến mạch mỗi ngày giúp cơ thể bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết, trong đó có vitamin PP. Ngoài ra, yến mạch còn giúp ổn định đường trong máu, cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa, bệnh tiểu đường,…
  • Bơ: Trái bơ cũng là thực phẩm bổ sung vitamin PP tốt bạn không nên bỏ qua. Trong trái bơ còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết khác, giúp cơ thể tăng cường hiệu quả chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, tốt cho trí não, hệ tim mạch,… Sử dụng bơ mỗi ngày với lượng vừa đủ giúp cải thiện nhiều vấn đề sữ khỏe.

Tham khảo thêm: Bé Bị Viêm Lợi Nhiệt Miệng Phải Làm Sao? [Mẹ Nên Biết]

Nhiệt miệng có nên uống vitamin B2 không?

Nhiệt miệng có nên uống vitamin PP và B2 không? Như đã đề cập bên trên, câu trả lời là có. Khác với vitamin PP, vitamin B2 có thể sử dụng dạng uống. Tuy nhiên cũng tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sản phẩm bổ sung phù hợp.

Nhiệt miệng có nên uống vitamin PP và B2 không?
Bổ sung vitamin B2 bằng đường uống hoặc bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày

Thông thường loại vitamin này sẽ không được dùng đơn lẻ mà cần kết hợp với vitamin PP để tăng hiệu quả chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, khi sử dụng vitamin B2, bạn cần kiên trì một thời gian để các triệu chứng thuyên giảm. Cơn đau rát do nhiệt miệng sẽ không nhanh chóng chấm dứt mà cần thời gian để phục hồi.

Ngoài ra, các bác sĩ chỉ chỉ định uống vitamin B2 trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm, áp dụng cho đối tượng bị loét miệng nặng. Bạn không nên lạm dụng hoặc sử dụng kéo dài để tránh gặp phải các tác dụng phụ.

Liều dùng tham khảo:

  • Đối với người lớn, dùng mỗi ngày từ 5mg đến 30mg, chia thành các liều nhỏ sử dụng trong ngày.
  • Đối với trẻ em, dùng mỗi ngày từ 2,5mg đến 30mg, chia thành các liều nhỏ sử dụng trong ngày.

Ngoài ra, tương tự như vitamin PP, bạn có thể bổ sung vitamin B2 thông qua các thực phẩm dinh dưỡng. Loại vitamin này thường có trong các thực phẩm như trứng, các loại đậu, rau xanh, thịt, gan động vật, sữa chua,…

Tham khảo thêm: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Có Tốt Đúng Như Lời Đồn?

Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 cần lưu ý gì?

Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 là cách được nhiều người áp dụng. Bổ sung hai nhóm chất cần thiết tăng hiệu quả phục hồi tổn thương niêm mạc miệng, phòng nguy cơ nhiệt miệng kéo dài gây ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.

Lưu ý
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các viên uống hoặc thuốc uống bổ sung vitamin

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng vitamin dạng thuốc uống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng hoặc kết hợp bữa bãi để tránh gây ra các phản ứng phục không mong muốn. Dưới đây là các lưu ý cơ bản, bạn đọc nên tham khảo:

  • Như các bạn đã biết việc sử dụng vitamin PP đường uống có khả năng gây tác dụng phụ cao. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ưu tiên bổ sung vitamin thông qua thực phẩm, ăn uống đủ chất là cách tốt nhất giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Trong thời gian nhiệt miệng nên kiêng những món cay nóng, đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt, chua để tránh tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng, khó khắc phục.
  • Ngoài bổ sung vitamin, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa rủi ro viêm nhiễm vết loét khiến tình trạng nhiệt miệng lâu lành.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc, vệ sinh khoang miệng phù hợp nhằm ngừa nguy cơ kích ứng ảnh hưởng quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe tổng quát, điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình kiểm soát nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.

Hy vọng bài viết đã giải đáp giúp bạn thắc mắc: “Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có thật sự tốt không?”. Bổ sung vitamin phù hợp giúp cơ thể cải thiện, tăng cường chuyển hóa và phục hồi tổn thương niêm mạc miệng. Tuy nhiên đối với các loại thuốc, viên uống bổ sung vitamin, tốt hơn hết bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin về nhiệt miệng Nhất Nhất

Nhiệt Miệng Nhất Nhất: Tác Dụng, Liều Dùng, Lưu Ý Cần Biết

Nhiệt miệng Nhất Nhất là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng được sử dụng rộng rãi...

Dùng kem đánh răng trị nhiệt miệng có thật sự hiệu quả?

Top 8 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Khuyên Dùng

Kem đánh răng trị nhiệt miệng? Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm kem đánh răng được rao...

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do đâu?

Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Thường xuyên bị nhiệt miệng gây đau rát khó chịu khi ăn uống, giao tiếp làm ảnh hưởng đời sống...

Lưu ý khi dùng rau ngót chữa nhiệt miệng tại nhà

Dùng Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Thiệt Không?

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Phương pháp dân gian với nguyên...

Vai trò của chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng

7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Thanh Mát, Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Món ăn chữa nhiệt miệng được chế biến từ các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *