Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới có thực sự tốt?

Theo Đông Y, cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Kinh giới có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới
Kinh giới có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Tác dụng của rau kinh giới đối với bệnh viêm mũi dị ứng

Y học cổ truyền quan niệm rằng, mũi là “cửa ngõ” của phổi. Nếu như mũi hoạt động bình thường, con người có thể hít thở không khí, phân biệt mùi. Tuy nhiên, khi nguyên khí, phế khí bị suy yếu, bị phong tà bên ngoài xâm phạm sẽ làm phát sinh bệnh viêm mũi dị ứng.

Để khắc phục vấn đề trên, các thầy thuốc cho rằng, cần tăng cường chức năng hoạt động của thận (bổ phế, bổ tỳ, bổ thận, luyện khí công, điều tiết ăn uống, dưỡng sinh), tạng tỳ, tránh tiếp xúc với phong tà độc. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc có khả năng tán hàn, giải độc, khu phong như kinh giới.

Kinh giới có tính ôn, vị cay, vào kinh can, phế, có khả năng tán hàn, giải biểu, cầm máu, thúc nọc sởi, chống kinh giật. Trong lá cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Lá kinh giới có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng bệnh đường hô hấp nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng.

Rau kinh giới phối hợp với nhiều vị thuốc khác giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới

Viêm mũi dị ứng được Đông y phân biệt thành hai chứng thực hay hư để chữa trị. Chứng hư là do tỳ khí hư, phế khí hư, thận dương hư. Chứng thực là do hai thể phong nhiệt và phong hàn. Tùy thuộc vào mỗi thể bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.

cây kinh giới chữa viêm mũi dị ứng
Tùy thuộc vào mỗi thể bệnh viêm mũi dị ứng sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Thể phong hàn phạm nhiệt

Triệu chứng: Hắt hơi từng đợt, chảy nhiều nước mũi, ngứa mũi, các triệu chứng trên có biểu hiện nghiêm trọng hơn khi bị cảm lạnh.

Phép trị: thông khiếu (bằng các vị thuốc có tính ấm nóng, cay), tán hàn, sơ phong.

Bài thuốc:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 12 gam thương nhĩ tử (ké đầu ngựa)
  • 4 – 6 gam quế chi
  • 8 – 10 gam bạch chỉ
  • 8 – 10 gam kinh giới
  • 10 – 15 gam bèo cái (chỉ lấy phần lá khô, bỏ phần rễ).
  • 8 – 10 gam mã đề
  • 3 quả đạo táo
  • 6 – 8 gam thông bạch (hành trắng)
  • 4 – 6 gam gừng tươi.

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 600 ml nước, sắc đến khi còn 300 ml nước thì tắt bếp.
  • Chia thuốc sắc thành 2 phần, dùng khi còn ấm, trước mỗi bữa ăn.

Thể phong nhiệt phạm phế

Triệu chứng: Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, khứu giác giảm, chảy mũi liên tục khi trời nóng, nhức đầu, ra mồ hôi. nước mũi có màu vàng.

Phép trị: Thông khứ (bằng các vị thuốc có tính mát, vị cay), thanh nhiệt, tán phong.

Bài thuốc:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 12 -16 gam kim ngân hoa
  • 12 gam ké đầu ngựa
  • 12 gam bồ công anh (hoặc sài đất)
  • 8 -12 gam lá dâu tằm
  • 10 – 12 gam diếp cá
  • 8 – 12 gam cúc tần
  • 8 – 10 gam mã đề
  • 8 – 10 gam cam thảo
  • 6 – 8 gam bạc hà
  • 8 – 10 gam rau kinh giới.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 750 ml nước, sắc đến khi còn 300 ml nước thì tắt bếp.
  • Chia thuốc sắc thành 2 phần, dùng khi nguội, trước mỗi bữa ăn.

Thể phế, tù khí hư

Triệu chứng: Nhức mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều, khi gặp lạnh hoặc dị nguyên thì bệnh tái phát kèm theo các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, mất sức, thở ngắn hơi.

Phép trị: bổ khí thông khiếu, ích phế cổ biểu.

Bài thuốc:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 12 gam Đẳng sâm
  • 12 gam rễ cây đinh lăng
  • 10 – 12 gam rau kinh giới
  • 8 – 10 gam bạch chỉ
  • 8 – 10 gam bạc hà
  • 8 – 10 gam mã đề
  • 12 gam ý dĩ (sao)
  • 12 gam đậu ván (sao)
  • 12 gam ké đầu ngựa
  • 6 gam ngũ vị tử

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 750 ml nước, sắc đến khi còn 300 ml nước thì tắt bếp.
  • Chia thuốc sắc thành 2 phần, dùng trước mỗi bữa ăn.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 12 gam đậu ván
  • 12 gam đinh lăng
  • 10 gam vỏ trái sầu riêng
  • 12 gam ké đầu ngựa
  • 8 gam rau kinh giới
  • 8 gam kim ngân hoa
  • 8 gam lá lốt
  • 8 gam cam thảo

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên với 750 ml nước, sắc đến khi còn 200 ml nước thì tắt bếp.
  • Chia thuốc sắc thành 2 phần,  dùng trước mỗi bữa ăn.

Đối với trường hợp bị thận dương hư, có thể thêm bị thuốc có tác dụng bổ thận như quế chi, ba kích, cốt toái bổ, trinh nữ tử, câu kỹ tử, thố ty tử (hạt tơ hồng), mỗi vị từ 10 – 12 gam.

Một số lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới

Để việc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Lưu ý trong điều trị

  • Dùng đúng liều lượng quy định. Nên thực hiện thường xuyên, tránh ngắt quảng để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày rau kinh giới hoặc các loại rau thơm khác như tía tô, húng quế, đinh lăng, ngò gia để hỗ trợ thông khiếu.

Lưu ý trong sinh hoạt

  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn cơn kích hoạt triệu chứng bệnh như phấn hoa, mạt bụi, thời tiết, lông da động vật…
  • Không nằm trong phòng máy lạnh thường xuyên vì điều này có thể khiến cho niêm mạc mũi bị khô, gây ngạt mũi nghiêm trọng hơn.
  • Đeo khẩu trang, che chắn mũi cẩn thận khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng để loại bỏ dịch nhầy ứ đọng, giúp mũi thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới. Thông tin trong bài mang tính chất tổng hợp và tham khảo, do đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

THAM KHẢO THÊM:

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường được gọi là sốt...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm dẫn đến những hiện tương như hắt...

Viêm mũi dị ứng để lâu

Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Điều cần biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp nhất trong số các bệnh về đường hô hấp. Nó gây...

Bài thuốc từ ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng có tốt không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng đời...

Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý!

Viêm mũi dị ứng khi mang thai không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *