Mề đay do ánh sáng mặt trời là gì? Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay do ánh sáng mặt trời hay còn được gọi là chứng dị ứng ánh nắng mặt trời. Đây là một loại dị ứng hiếm, biểu hiện bằng những mảng mề đay hình thành trên da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

mề đay do ánh sáng mặt trời
Mề đay do ánh sáng mặt trời xuất hiện ở nhiều người

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh mề đay do ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân gây nổi mề đay do ánh sáng mặt trời

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học cũng chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây mề đay ánh sáng mặt trời. Về cơ chế, nó được mô tả như một phản ứng kháng nguyên – kháng thể, loại phản ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để chống lại kháng nguyên cụ thể hoặc chất gây kích ứng.

Trong trường hợp này, ánh sáng mặt trời kích hoạt giải phóng histamin hoặc một hóa chất tương tự trong tế bào da, phát ban kết quả của phản ứng viêm.

Trong một số trường hợp, mề đay xuất hiện là do bước sóng đặc biệt của tia cực tím (UV) kích hoạt phản ứng dị ứng, nhưng khá hiếm gặp. Hầu hết người bị nổi mề đay do ánh sáng mặt trời đều là do phản ứng với UVA hoặc ánh sáng có thể nhìn bằng mắt thường.

Các yếu tố tăng nguy cơ bị mề đay ánh sáng mặt trời

Bạn có nguy cơ bị mề đay do ánh sáng mặt trời cao hơn người khác nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Những người có làn da sáng màu thường dễ mắc tình trạng này.
  • Đôi khi, mề đay do ánh sáng mặt trời xuất hiện sau khi bạn tiếp xúc với một chất như nước hoa, chất sử trùng, hóa chất rồi tiếp xúc tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bị viêm da
  • Có cha mẹ bị mề đay do ánh sáng mặt trời

Triệu chứng nổi mề đay do ánh sáng mặt trời

Các triệu chứng mề đay ánh sáng mặt trời thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, biến mất nhanh chóng sau vài giờ nếu bạn không tiếp xúc nữa.

Các triệu chứng chính của mề đay ánh sáng mặt trời là những mảng đỏ trên da, kèm theo ngứa, châm chích và bỏng. Nếu mề đay bao phủ trên diện rộng, nó có thể kéo theo nhiều triệu chứng dị ứng phổ biến khác như:

  • Huyết áp thấp
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Khó thở

Thông thường, phát ban sẽ xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm ánh sáng mặt trời, mề đay có thể bùng phát trên diện rộng, kể cả những vùng da bị không tiếp xúc hoặc bị che phủ bởi quần áo mỏng.

Tùy vào cơ địa, độ nhạy cảm của từng người mà phát ban, mề đay sẽ khác nhau. Ở một vài người, phát ban có thể phồng rộp, có lớp vỏ dày nhưng không để lại sẹo.

Xem thêm: Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh

triệu chứng mề đay do ánh sáng mặt trời
Nếu nhận thấy triệu chứng nổi mề đay do ánh sáng mặt trời, hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được điều trị

Phân biệt mề đay do ánh sáng mặt trời và mề đay nhiệt

Mề đay nhiệt xảy ra khi mồ hôi tích tụ khiến lỗ chân lông bị tắc, nó xảy ra mà không cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân gây phát ban nhiệt thường là do thời tiết nóng ẩm, xuất hiện ở bất kỳ phần nào trên cơ thể có thể đổ mồ hôi, đặc biệt là nếp gấp da, dưới ngực, háng, nách,…

Trong khi đó, mề đay do ánh sáng mặt trời xảy ra do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Chẩn đoán mề đay do ánh sáng mặt trời

Bác sĩ sẽ chẩn đoán mề đay do ánh sáng mặt trời bằng một cuộc kiểm tra sức khỏe. Trước tiên, họ xem xét bề ngoài mảng mề đay trên da, hỏi về lịch sử xuất hiện, triệu chứng. Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ cần thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm, bao gồm:

  • Test ánh sáng: bằng cách để làn da tiếp xúc với tia UV từ đèn cực tím ở các bước sóng khác nhau, thông qua bước sóng mà da bạn phản ứng, bác sĩ có thể xác định được dị ứng ánh sáng mặt trời cụ thể.
  • Thử nghiệm da: được thực hiện bằng cách chích lượng nhỏ chiết xuất của chất gây dị ứng trên da, chờ một ngày và sau đó cho tiếp xúc với bức xạ UV từ đèn cực tím. Nếu da bạn phản ứng với chất cụ thể, đó là nguyên nhân bạn nổi mề đay do ánh sáng mặt trời.
  • Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết da: được áp dụng trong trường hợp bác sĩ cho rằng phát ban của bạn được hình thành do một bệnh lý nào đó như lupus hoặc bệnh chuyển hóa.

Điều trị mề đay do ánh sáng mặt trời

Điều trị mề đay do ánh sáng mặt trời còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đôi khi mề đay sẽ tự động biến mất khi bạn không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin đường uống hoặc kem dưỡng da calamine để làm dịu mề đay.

Nếu phản ứng dị ứng của bạn nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đề một số loại thuốc như:

  • Montelukast (Singulair)
  • Corticosteroid
  • Hydroxychloroquine

Ngoài ra, còn có phương pháp trị liệu bằng ánh sáng, được thực hiện bằng cách để bạn tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời mùa xuân. Điều này làm giảm cảm giác nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, tuy nhiên hiệu quả có thể không lâu dài.

Bên cạnh đó, Hiệp hội các bác sĩ da liễu của Anh đưa ra một phương pháp điều trị khác để thử như:

  • Cyclosporine (Sandimmune) là một loại thuốc ức chế miễn dịch
  • Omalizumab (Xolair)
  • Tác huyết tương
  • Trao đổi huyết tương
  • Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

Phòng ngừa nổi mề đay do ánh sáng mặt trời

Để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh mề đay mặt trời, bạn cần phải:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi ánh sáng mạnh nhất.
  • Nếu phát ban có liên quan đến một số loại thuốc cụ thể, hãy nói chuyện với bác sĩ để được thay thế bằng một loại thuốc khác.
  • Mặc quần áo có độ che phủ tốt chẳng hạn có tay áo dài, quần dài, váy dài. Hoặc tốt nhất nên mặc quần áo chống nắng có hệ số UPF lớn hơn 40 sẽ giúp ngăn chặn tia UV tốt hơn kem chống nắng.
  • Mang theo kem chống nắng và bôi lại thường xuyên

Trên đây là những thông tin quan trọng về mề đay do ánh sáng mặt trời, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Mề đay phù mạch là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị

Mề đay phù mạch là hiện tượng lớp sâu dưới da bị phù, sưng, viêm lớp do dự tích tụ của chất lỏng. Thông thường, tình trạng trên có thể...
Nổi mề đay gây sốt

Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt phải làm sao ?

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và rất dễ gặp các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa. Trong...

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện rõ nét của căn bệnh mề đay...

Mẹo chữa mẩn ngứa bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian

Chữa mẩn ngứa bằng lá khế mà phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Biện pháp trên giúp...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu mẩn đỏ xuất hiện...

Nổi mề đay khắp người là gì?

Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Nổi mề đay khắp người là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *