Nổi Mề Đay Trên Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị An Toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mề đay trên mặt là căn bệnh da liễu gây ra những cơn ngứa ngáy, nóng rát và sưng phồng trên da. Các triệu chứng này thường tái đi tái liệu nhiều lần khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. 

Hình ảnh biểu hiện nổi mề đay trên mặt
Hình ảnh biểu hiện nổi mề đay trên mặt

Nổi mề đay trên mặt có nguy hiểm không?

Nổi mề đay trên mặt là một trong những vấn đề về da liễu khá phổ biến hiện nay. Bất kỳ đối tượng này cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Khi mắc bệnh, người bệnh thường bị ngứa trên vùng da, những cơn ngứa ngáy luôn làm phiền bạn khiến bạn không thể không “gãi”, lâu dần xuất hiện những vết đốm đỏ, sưng phù mặt, mắt, môi và có thể lan xuống cổ và vai.

Nổi mề đay trên mặt nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng khác như sốt cao, sưng cổ họng kéo theo khó thở, hoặc có thể gây tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh này, người bệnh cần nhanh chóng tìm ra những biện pháp để điều trị dứt điểm.

→Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Nguyên nhân của nổi mề đay trên mặt

Theo nghiên cứu của giới khoa học, hiện có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa trên da mặt. Dưới đây là một số tác nhân gây nên bệnh này:

  • Bị cháy nắng hoặc do phơi nắng quá nhiều. Đôi khi, người bệnh có sử dụng kem chống nắng cho da mặt nhưng chúng không có tác dụng, gây nổi mề đay kèm các cơn ngứa rát.
  • Do dị ứng thuốc, bao gồm các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc Penicillin, Aspirin, Sulfa, thuốc ức chế men chuyển,…
  • Do dị ứng với các loại thực phẩm như: Hải sản, cá biển, sữa, các loại hạt, thức ăn lên men,…
  • Da bị dị ứng với một số thành phần có trong các loại hóa mỹ phẩm như: sữa tắm, xà phòng, dầu gội đầu, kem dưỡng thể, phấn trang điểm,…
  • Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, bụi bẩn, phấn hoa hoặc có thể là lông động vật.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến da không thích ứng kịp, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến da mặt bị khô, ửng đỏ và bong tróc vảy.
  • Do côn trùng cắn, tạo nên các mụn nước li ti, khiến bạn ngứa ngáy, da mặt ửng đỏ.
Nổi mề đay do dị ứng mỹ phẩm
Nổi mề đay do dị ứng mỹ phẩm

Triệu chứng của nổi mề đay trên mặt

Khi mắc phải bệnh nổi mề đay trên mặt, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mặt có thể cảm thấy nóng rát như bị cháy nắng và chuyển sang màu đỏ tươi
  • Sưng mặt, miệng, tai và mắt
  • Những cơn ngứa hay phát ban đỏ có thể kéo dài xuống cổ và lên vai
  • Da bị bong tróc do bị sưng
  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti
  • Sốt cao, tùy vào từng đối tượng không hẳn đa số đều có triệu chứng này
Ngứa mặt là biểu hiện thường gặp khi bị mề đay
Ngứa mặt là biểu hiện thường gặp khi bị mề đay

Biện pháp điều trị dứt điểm nổi mề đay trên mặt

Bệnh nổi mề đay trên mặt có khá nhiều phương pháp để điều trị như sử dụng thuốc Tây hoặc các bài thuốc của dân gian, cụ thể sau đây, người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng để điều trị.

Điều trị nổi mề đay trên mặt bằng thuốc Tây

 Người bệnh có thể sử dụng thuốc dạng uống hoặc thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp cả hai theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc kháng histamin (không an thần): Loratadine (như Claritin, Claritin D, Alavert), Fexofenadine (như Allegra, Allegra D), Cetirizine (như Zyrtec, Zyrtec-D), Clemastine (như Tavist),…
  • Thuốc kháng histamin (có an thần): Diphenhydramine (như Benadryl), Brompheniramine (như Dimetane), Chlorpheniramine (như Chlor – Trimeton),…
  • Các Corticosteroid như: Triamcinolone aceronide (như Nasacort), Prednison, Prednisolone, Cortisol, Methylprednisolone,…
  • Thuốc ức chế Leukotriene: Montelukast (Singulair)
  • Các chất điều chỉnh hệ miễn dịch tại chỗ: Tacrolimus (như Protopic), Pimecrolimus (Elidel),…
  • Kem dưỡng da Calamine
Điều trị nổi mề đay trên mặt bằng thuốc
Điều trị nổi mề đay trên mặt bằng thuốc

Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng hay thay thế liều lượng sử dụng, không những gây phản tác dụng mà còn làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Điều trị nổi mề đay trên mặt bằng các bài thuốc dân gian

Một số đối tượng không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để trị mề đay trên mặt, có thể áp dụng điều trị bằng các phương thuốc trong dân gian. Những phương thuốc này không những giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh mà còn khắc phục được các nhược điểm của các loại thuốc Tây. 

# Dùng nha đam (lô hội) để chữa nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt

Cách thực hiện:

  • Đem một khía lô hội rửa sạch bằng nước để rửa sạch lớp đất cát còn bám vào. Nên lựa chọn những khía còn căng mọng nước
  • Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ dày màu xanh và gai, sau đó cắt thành từng đoạn/ khúc nhỏ
  • Cho màu máy xay để xay nhuyễn nha đam đến khi đạt được độ sền sệt là được
  • Người bệnh vệ sinh da mặt thật sạch bằng nước và rửa dụng khăn bông để lau thắm nước
  • Thoa một lớp lên mặt, không thoa vào mắt, mũi và miệng
  • Thực hiện kiên trì mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần.

Nha đam là một trong những nguyên liệu khá quen thuộc trong danh sách các dược liệu làm đẹp từ thiên nhiên của các chị em phụ nữ. Nha đam hay còn gọi là lô hội có tác dụng làm đẹp da mặt, mang lại một làn da mịn màng, cải thiện các vấn đề sần sùi khi bị mề đay.

# Dùng lá khế để chữa nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá khế rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, vớt để ráo nước
  • Cho lá khế vừa rửa sạch vào nước, đun khoảng 30 phút đến khi lá khế chuyển sang màu vàng sẫm là được
  • Chắt lọc lấy phần nước rửa mặt, kết hợp với việc massage mặt nhẹ nhàng để phần nước thấm sâu vào da mặt. Có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ lên vị trí bị mề đay mẩn ngứa

Lưu ý, chỉ được sử dụng khi nước nguội dần, tránh bị bỏng da. Người bệnh cần kiên trì thực hiện mỗi tuần 3 lần, các cơn ngứa ngáy sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn.

Mẹo chữa mề đay bằng lá khế
Mẹo chữa mề đay bằng lá khế
# Dùng rễ cam thảo để chữa nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt

Cách thực hiện:

  • Đem rễ cam thảo rửa sạch bằng nước, vớt để ráo rồi cắt thành từng đoạn nhỏ
  • Cho rễ cam thảo vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, sắc lấy nước uống.
  • Người bệnh có thể sử dụng nước sắc của rễ cam thảo thay cho nước lọc để uống hằng ngày.
  • Kiên trì thực hiện 5 – 7 ngày, sử dụng cho đến khi bệnh tình dần cải thiện
# Dùng dứa (thơm, khóm) để chữa mề đay mẩn ngứa trên mặt

Cách thực hiện:

  • Đem trái dứa cắt bỏ lớp vỏ sần sùi bên ngoài, tách bỏ mắt rồi đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ những tạp chất còn bám vào.
  • Cắt dứa thành từng miếng nhỏ rồi đem giã cho nát.
  • Đặt dứa đã được giã nát lên trên mặt hoặc vị trí bị nhiễm trùng khoảng 10 – 15 phút.
  • Rửa mặt sạch bằng nước rồi dùng khăn bông để lau ráo nước.
# Dùng bột yến mạch chữa mề đay mẩn ngứa trên mặt

Nguyên liệu:

  • Bột yến mạch: một muỗng canh
  • Mật ong: một muỗng cà phê
  • Sữa chua: một muỗng cà phê

Cách thực hiện:

  • Cho một muỗng canh bột yến mạch cùng với một muỗng cà phê mật ong nguyên chất và một muỗng cà phê sữa chua vào một bán sứ.
  • Trộn đều hỗn hợp trên sao cho đạt được độ sệt nhất định.
  • Vệ sinh da mặt bằng nước hoặc nước ấm rồi lau sạch bằng khăn bông cho ráo nước.
  • Thoa một lớp lên da mặt và để khô trong vòng 10 – 15 phút.
  • Sau đó rửa mặt sạch bằng nước mát và dùng khăn bông để lau khô.
Chườm lạnh giảm triệu chứng nổi mề đay trên mặt
Chườm lạnh giảm triệu chứng nổi mề đay trên mặt

Phòng tránh nổi mề đay trên mặt

Ngoài việc sử dụng các biện pháp để điều trị nổi mề đay trên mặt, người bệnh cần biết cách chăm sóc da mặt của mình khi mắc bệnh hoặc phòng tránh nổi mề đay trên mặt:

  • Nếu trang điểm, cần phải tẩy trang sạch sẽ bằng nước tẩy trang và rửa lại bằng sữa rửa mặt 
  • Không sử dụng các loại thuốc mà bạn dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong chúng. 
  • Thường xuyên rửa mặt sạch bằng nước hoặc nước ấm và lau sạch bằng khăn bông sạch
  • Bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giảm thiểu bọc mụn nước
  • Sử dụng các thực phẩm để tăng hệ miễn dịch cho da như: sữa chua, hành tây, dứa, rau mùi, kiwi, quả mọng,… tránh sử dụng các loại thực phẩm gây ngứa, đồ ăn quá cay hoặc quá nóng.
  • Sử dụng các vật dụng bảo vệ khi đi ra ngoài như cẩu trang, mũ/ nón, áo khoác để tránh gió, khói bụi.

Trong bài viết chúng tôi đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt và một số biện pháp nhằm cải thiện các triệu chứng của chúng. Tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Lá Tắm Mề Đay Thuốc Dân Tộc - KHẮC TINH Của Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Mề Đay Thuốc Dân Tộc – KHẮC TINH Của Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá tắm mề đay Thuốc dân tộc là công thức nổi danh được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ...

Nổi mẩn ngứa cần phải được khám bệnh và tìm ra nguyên nhân để dễ dàng chữa trị.

Bị mẩn ngứa khám ở đâu tại TP. HCM và Hà Hội?

Chứng mẩn ngứa ở da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân cần khám bệnh để tìm...

Nổi mẩn ngứa khi ra gió, rất có thể là triệu chứng của mề đay!

Vì sao da hay nổi mẩn ngứa khi gặp gió?

Da bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là biểu hiện của chứng nổi mề đay mãn tính. Đối với...

Mẹ bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Mề đay là phản ứng của da với các chất gây dị ứng. Trong thời kỳ mang thai, do cơ...

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi không chỉ gây ra nhiều sự khó chịu, bức bối mà...