Lưu ngay 7 món ăn cho người bị vảy nến cực tốt nên thử

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, ăn những món ăn phù hợp. Một số món ăn tốt cho người bị bệnh vảy nến là chè đậu xanh, canh bí đao, canh khổ qua, giò heo hầm thuốc bắc,…

món ăn cho người bị vảy nến
Gợi ý bạn các món ăn hỗ trợ trị vảy nến hiệu quả, lại rất ngon miệng

Gợi ý 7 món ăn tốt cho người bị vảy nến

Vảy nến là một bệnh da liễu biểu hiện ở bên ngoài da, gây ra tình trạng ngứa ngáy, mất thẩm mỹ và tự ti cho người bệnh. Lâu dần, bệnh vảy nến có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, y học có nhiều phương pháp chữa trị, khắc phục tình trạng bệnh. Người bệnh có thể uống thuốc, bôi thuốc, điều trị tại nhà bằng cách dùng thuốc Nam, ăn uống, thay đổi lối sống sao cho lành mạnh hơn,…

Chế độ dinh dưỡng là một trong những điều rất quan trọng đối với bệnh nhân vảy nến. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe, chọn lựa các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, folate, beta carotene, kẽm,… để bệnh được cải thiện.

Xem thêm: 12+ Cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Sau đây, chúng tôi gợi ý một số món ăn tốt cho người bị vảy nến. Bạn có thể đưa những món ăn này vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

1. Canh khổ qua

Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng, là một loại quả dùng để nấu canh, xào, luộc,… rất quen thuộc trong bữa cơm người Việt. Khổ qua có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể, cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

Đối với người bệnh vảy nến, canh khổ qua là một món ăn lành tính, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 3 quả khổ qua;
  • 20g mộc nhĩ (nấm mèo);
  • 30g đậu phụ;
  • 200g miến;
  • Các loại gia vị cần thiết khác.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch khổ qua. Dùng thìa nạo bỏ phần ruột, hạt.
  • Bước 2: Ngâm khổ qua với nước muối loãng;
  • Bước 3: Rửa sạch đậu phụ. Ngâm miến, mộc nhĩ cho mềm rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 4: Băm nhuyễn đậu phụ, nấm mèo, miến, sau đó ướp gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 5: Vớt khổ qua ra, để cho ráo nước. Nhồi hỗn hợp vừa ướp gia vị vào khổ qua làm nhân.
  • Bước 6: Cho khổ qua vào nồi, cho nước vào nấu canh. Nấu với lửa riu riu.
  • Bước 7: Đến khi vỏ khổ qua đã mềm thì nêm thêm một ít gia vị cho canh vừa ăn.
Món ăn trị vảy nến
Khổ qua có tính mát, tăng cường hệ miễn dịch từ đó hỗ trợ trị bệnh vảy nến khá tốt

2. Canh rau má

Rau má là loại rau vừa có thể chế biến thành thức uống sinh tố vừa có thể nấu canh. Rau má có vị hơi đắng, tính mát. Theo Đông y, rau má có tác dụng giải nhiệt, giải độc rất tốt.

Món canh rau má là một sự lựa chọn không thể thiếu của bệnh nhân bị vảy nến.

Để thực hiện món ăn canh rau má, người dùng cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:

  • 200g rau má;
  • 50g thịt nạc băm nhuyễn;
  • Các loại gia vị cần thiết.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch rau má, để cho ráo nước trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sau khi xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn thịt, ướp thịt với một ít tiêu, muối, đường, hạt nêm. Trộn đều phần thịt băm vừa cho thêm gia vị vào.
  • Bước 3: Đặt lên bếp một chảo dầu cho nóng, cho thêm hành vào phi thơm. Cho thịt vào xào chín cà. Cho thêm một ít nước để thịt mềm và ẩm.
  • Bước 4: Cho thịt xào vào nồi nước sôi. Cho thêm rau má vào. Khi rau vừa chín, nêm thêm gia vị cho canh vừa ăn.
  • Bước 5: Cho canh sôi thêm một lần rồi tắt lửa. Cho canh ra bát, để dùng.
Món ăn tốt cho người bị bệnh vảy nến
Rau má không chỉ dùng để làm thức uống sinh tốt mà còn dùng để nấu canh. Canh rau má rất tốt đối với người bệnh vảy nến.

3. Canh atiso

Atiso là một loại thực vật có nguồn gốc ở vùng Nam Âu (Địa Trung Hải). Cách gọi atiso là cách gọi theo phiên âm tiếng Pháp. Cây Atiso được du nhập, được trồng ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20, khi người Pháp đến Đông Dương. Atiso chịu khí hậu lạnh, được trồng nhiều ở Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt,…

Cây atiso là một loại cây lá gai, thân thảo, có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Atiso có các tác dụng như hạ cholesterol xấu trong máu, đào thải cholesterol, tăng tiết mật, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, tốt cho gan mật,…

Cây atiso được dùng nhiều trong việc chế biến những loại thức uống giải khát. Atiso cũng được dùng để làm món canh, ăn trong bữa ăn thường ngày.

Canh atiso là một món ăn bổ dưỡng, mát gan, lọc máu, tốt cho người bị vảy nến. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 200g bông atiso tươi;
  • 50g thịt vịt;
  • Các loại gia vị cần thiết.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch và tách các cánh của bông ra. Để cho ráo nước khi khi rửa.
  • Bước 2: Làm sạch thịt vịt. Nấu thịt vịt với nước để lấy nước dùng.
  • Bước 3: Cho atiso vào nước canh để nấu chín. Nấu với lửa riu riu. Sau khi thấy atiso vừa chín tới, hãy nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 4: Cho canh ra bát để dùng. Ăn món canh khi còn ấm nóng.

Bạn nên biết: Bệnh Vảy Nến Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Nhanh Triệu Chứng?

món ăn cho người bị vảy nến
Món canh atiso nấu với thịt vịt giúp người bệnh vảy nến cải thiện các triệu chứng của bệnh.

4. Rau diếp cá sốt cà chua

Để thực hiện món ăn ngày, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 2 quả cà chua;
  • 100g rau diếp cá;
  • 100g dưa leo;
  • 50g thịt lợn băm;
  • Các loại gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá, cà chua.
  • Bước 2: Thái lát dưa leo;
  • Bước 3: Ướp thịt băm với gia vị, sau đó sốt với cà chua.
  • Bước 4: Bày món ăn ra đĩa.

Thịt băm sốt với cà chua dùng để ăn với cơm và chấm rau, dưa leo.

5. Giò lợn tiềm thuốc bắc

Các loại dược liệu thuốc Bắc luôn chứa nhiều chất bổ dưỡng, giúp cơ thể bồi bổ, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Để thực hiện món giò lợn tiềm thuốc bắc, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 1 cái móng giò lợn;
  • 10g cúc hoa;
  • 12g mạch môn;
  • 12g bạch thược;
  • 12g xuyên khung;
  • 12g đương quy;
  • 12g sinh địa.

Cách thực hiện: Làm sạch móng giò. Sau đó hầm móng giò với các nguyên liệu còn lại. Sau khi món ăn đã chín, cho ra bát và dùng khi còn ấm.

Món ăn này giúp người bệnh mát gan, nhuận phế, điều huyết, bổ huyết,…

6. Chè đậu xanh

Chè đậu là một món ăn quen thuộc trong đời sống của người Việt. Chè đậu xanh có tác dụng sinh tân dịch, mát gan, giải độc, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Để thực hiện món chè đậu xanh bổ dưỡng, có công dụng cải thiện bệnh vảy nến và ngon miệng, bạn cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:

  • 150g đậu xanh;
  • 50g nha đam;
  • 20g nấm hương;
  • Đường cát trắng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tước vỏ lá nha đam, thái nhuyễn. Ngâm đậu xanh trong nước ấm cho mềm. Rửa sạch nấm hương, thái nhuyễn.
  • Bước 2: Cho đậu xanh vào nấu với nước cho mềm. Sau đó cho thêm nha đam, nấm hương, đường cát vào.
  • Bước 3: Khi nấu sôi chín, bạn tắt bếp và cho món chè ra bát để thưởng thức.

7. Canh bí đao

Theo Đông y, bí đao có tính mát, tốt cho da, tóc. Bí đao còn cung cấp một lượng khoáng chất, vitamin, chất xơ cho cơ thể, giúp làm đẹp da, bồi bổ cơ thể.

Canh bí đao là một món ăn không còn xa lạ với người Việt. Canh bí đao tuy chỉ là một món ăn bình dân nhưng lại mang đến nhiều công dụng cho việc điều trị các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là đối với những người bị vảy nến.

Để thực hiện món canh bí đao, người dùng cần chuẩn bị:

  • 200g bí đao;
  • Hành hoa;
  • 4 cái chân gà;
  • Rau mùi;
  • Các loại gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch chân gà. Cắt bí đao cho vừa ăn.
  • Bước 2: Hầm chân gà lấy nước canh.
  • Bước 3: Nấu canh chân gà với bí đao. Nêm thêm một ít gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 4: Sau khi tắt bếp, cho canh ra bát, có thể cho thêm hành thái nhuyễn vào để tăng mùi vị của món ăn.
món ăn cho người bị vảy nến
Canh bí đao giúp làm mát gan, lợi tiểu, sinh tân dịch,… phù hợp đối với người bệnh vảy nến.

Các món ăn trên chỉ có hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu do các triệu chứng của bệnh vẩy nến gây ra. Để điều trị hiệu quả căn bệnh và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần sử dụng bài thuốc điều trị bệnh vảy nến chuyên sâu, có dược tính cao hơn.

Biện pháp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà bệnh vảy nến gây ra, bệnh nhân cần thực hiện những điều sau:

  • Dùng thuốc bôi ngoài da để giảm bong tróc, viêm da;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, béo phì;
  • Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, có chứa tiêu, ớt. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, nướng,…
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, các loại rau củ tươi;
  • Cần thận trọng khi dùng các loại món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,…
  • Thường xuyên vận động. Tập luyện thể dục, thể thao, tập yoga,… là cách để máu được tuần hoàn, da bài tiết mồ hôi, chất độc và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Hạn chế dùng bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…
  • Bảo vệ da dưới ánh sáng mặt trời bằng các trang phục chống nắng, kem chống nắng;
  • Lựa chọn và thận trọng khi dùng các loại xà phòng tắm, xà phòng rửa tay, dầu gội, sữa tắm,… Chọn các sản phẩm có chiết xuất từ thực vật, tự nhiên, an toàn cho da, tránh kích ứng da;
  • Chọn mặc trang phục thoải mái, thoáng mát, không bó chật. Chọn trang phục có chất liệu vải thoáng, hút ẩm;
  • Tắm gội hàng ngày, thay quần áo và giặt giũ sạch sẽ;
  • Cắt móng tay sạch. Không gãi, không chà xát hoặc bóc lớp vảy trên da vì dễ làm nhiễm trùng da hoặc khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng thực hiện.

Bị vảy nến mạn tính phải làm sao?

Vảy nến là bệnh mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy khi mắc bệnh lý này, bạn cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, áp...

Các loại bệnh vẩy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

Bệnh vẩy nến ở tai: Cách nhận biết và điều trị

Rất hiếm khi vẩy nến xuất hiện ở tai nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm...

Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?

Tắm biển là một dạng hoạt động ngoài trời mà mọi đối tượng đều thích, nhất là vào những ngày...

Số liệu về hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trong điều trị vảy nến

Thành Công Đẩy Lùi Vảy Nến Mãn Tính, Bệnh Nhân Phản Hồi Hiệu Quả Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị vảy nến được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *