Lá bàng có công dụng chữa bệnh trĩ không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dùng lá bàng chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, cách làm trên có hiệu nghiệm như lời đồn?

Trĩ (còn được gọi là bệnh lòi dom) là thuật ngữ đề cấp đến hiện tượng các tĩnh mạch quanh khu vực hậu môn và trực tràng bị sưng, viêm. Nhiều người đã lợi dụng tính chất săn se niêm mạc, kháng khuẩn, tiêu viêm của lá bàng để vận dụng trong việc điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, cách làm này có thực sự hiệu quả, nội dung trong bài sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

chữa bệnh trĩ bằng lá bàng
Lá bàng có công dụng chữa bệnh trĩ không ?

Cách trị bệnh trĩ bằng lá bàng theo kinh nghiệm dân gian

Trong dân gian có lưu truyền bài thuốc trị bệnh trĩ bằng lá bàng như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá bàng.

Thực hiện:

  • Rửa lá bàng sạch sẽ với nước muối để loại bỏ sạch bụi bẩn, tạp chất hoặc vi khuẩn bám trên lá.
  • Cho lá bàng vào trong nồi nước dôi, đậy vung, đun tiếp tục trong khoảng 7 – 10 phút thì tắt bếp, cho ra một chậu nhỏ.
  • Dùng nước lá bàng để xông vùng hậu môn trong vòng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh hậu môn thật sạch trước khi thực hiện.
  • Khi nước nguội, dùng nước trên để rửa nhẹ quanh hậu môn.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, duy trì cho đến khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm.

Lá bàng có thể chữa bệnh trĩ không?

Bàng (tên khoa học là Terminaliacatappa, thuộc họ Bàng Combretaceae) không chỉ được trồng nhằm mục đích lấy bóng mát mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Lá bàng có tính mát, có tác dụng làm săn se da và niêm mạc. Thành phần của nguyên liệu cũng chứa hàm lượng tanin tương đối cao, gồm tanin pyrogalic và tanin catechic. Đây là chất oxy hóa tự nhiên, có khả năng khử khử các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư. Ngoài ra, lá bàng còn chứa chất sát khuẩn, kháng khuẩn tự nhiên, giúp ức chế, diêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây hại.

Với đặc tính như trên, người ta thường dùng lá bàng để chữa một số bệnh sau:

  • Trị cảm sốt
  • Làm ra mồ hôi
  • Tê thấp
  • Lỵ
  • Mụn và một số vết thương mưng mủ
  • Viêm loét, nhiệt miệng
  • Viêm nướu, sâu răng
  • Viêm họng
  • Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến
  • Chàm, ngứa da, lên da non
  • Bỏng xăng có mủ.

Ở một số nơi, lá bàng được dùng để trị bệnh trĩ. Theo kinh nghiệm truyền lại, lá bàng giúp làm se tĩnh mạch cạnh hậu môn, trực tràng đang bị giãn nở do trĩ. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống viêm kháng khuẩn cũng hỗ trợ ngăn nhiễm trùng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Tuy nhiên, hiệu của cách chữa bệnh trĩ bằng lá bàng vẫn chỉ dừng lại ở kinh nghiệm truyền miệng. Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh lá bàng có thể chữa được bệnh trĩ hoặc cải thiện các biểu hiện của bệnh. Do đó, bạn nên cân nhắc và đặc biệt thận trọng khi áp dụng cách trên.

Trong quá trình điều trị, nếu bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển: chảy dịch, mủ ở hậu môn, sa búi trĩ…, cần ngưng áp dụng và nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục.

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?

Nên làm gì bị trĩ?

Khi bị trĩ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Với trường hợp bị trĩ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng những phương pháp đơn giản như sau:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều chất xơ
  • Hạn chế ngồi nhiều, ngồi quá lâu
  • Chườm đá lên vết thương để giảm sưng, đau
  • Tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa táo bón.
  • Ngâm hậu môn với nước ấm hằng ngày.
  • Dùng một số loại thuốc làm mềm phân hoặc thuốc uống bổ sung chất xơ như methylcellulose (Citrucel) hoặc psyllium (Metamucil).
  • Dùng một số loại kem bôi không kê đơn (hoặc kê đơn) để giảm ngứa ngáy do trĩ.

Với trường hợp bệnh vừa và nặng, bệnh nhân nên đến thăm khám tại cơ sở y tế. Dựa trên kết quả chẩn đoán, chuyên gia có thể chỉ định biện pháp dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ / thu nhủ kích thước búi trĩ. Một số phương pháp chữa trĩ được áp dụng gồm:

  • Thắt vòng cao su
  • Chích xơ
  • Quang đồng hồng ngoại
  • Cắt búi trĩ.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc có nên dùng lá bàng chữa bệnh trĩ hay không, hy vọng sẽ hữu ích đến bạn.

Nội dung trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp chữa trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Rau má và công dụng chữa bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khá phổ biến, đôi khi người bệnh sẽ bắt gặp các triệu...

Công dụng chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc và cách áp dụng

Quả gấc được biết đến như là một chiếc túi bên trong có vô số carotene (tiền vitamin A) mà...

Các thực phẩm nên ăn khi bị đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại...

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 được xác định là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây...

Phẫu thuật mổ trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Coi chừng biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật mổ trĩ

Nếu bị trĩ nặng, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tuy được xem là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *