Gàu là gì? Nguyên nhân đầu có gàu và điều cần biết

Gàu là một tình trạng thường gặp, phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi. Tình trạng này được đặc trưng bởi hiện tượng da bong tróc thành nhiều mảng có kích thước khác nhau trên đầu, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng. Tuy không lây nhiễm, không làm ảnh hưởng và tác động nhiều đến sức khỏe tổng thể nhưng biểu hiện ngứa cùng gàu trắng khiến nhiều người tự ti, lúng túng, không tự nhiên khi giao tiếp.

Gàu là gì?

Gàu là một tình trạng thường gặp. Mặc dù có thể xuất hiện ở mọi giới tính và lứa tuổi nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi. Tình trạng này được đặc trưng bởi hiện tượng da bong tróc thành nhiều mảng có kích thước lớn nhỏ khác nhau trên đầu, kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng.

Gàu là gì? Nguyên nhân đầu có gàu và điều cần biết
Gàu được đặc trưng bởi hiện tượng da bong tróc thành nhiều mảng có kích thước khác nhau trên đầu, kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy nghiêm trọng

Theo sinh lý của một người bình thường, sau khoảng một tháng, lớp da đầu ngoài cùng sẽ chết đi, có dấu hiệu bong tróc và hình thành những mảng nhỏ li ti. Những tế bào da đầu mới khác sẽ nhanh chóng phát triển và thay thế cho những tế bào đã cũ.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị gàu, khoảng thời gian để tế bào da đầu chết đi và bong tróc rút ngắn, dao động trong khoảng 2 đến 3 tuần. Việc tế bào mới nhanh chóng phát triển, tế bào da đầu cũ bị thay thế quá nhanh khiến da bong tróc, rớt nhiều vảy trắng. Đôi khi người bệnh sẽ nhận thấy các vảy bong tróc thành mảng, có kích thước lớn, dính vào vai áo hoặc còn vướng lại trên tóc.

Tuy không lây nhiễm, không phát sinh vấn đề cũng như không làm ảnh hưởng và tác động nhiều đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng ngứa ngáy nghiêm trọng kết hợp với những mảng gàu trắng khiến nhiều người mất tự tin, lúng túng khi giao tiếp.

Nguyên nhân gây gàu

Gàu có thể phát sinh do một số nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

  • Không thường xuyên gội đầu: Không thường xuyên gội đầu dẫn đến các tế bào da đầu và dầu không được loại bỏ kịp thời. Tử đó làm phát sinh gàu.
  • Da đầu bị kích thích: Da đầu bị kích thích do sự tác động của một số yếu tố massage đầu hoặc gội đầu quá mạnh, chải đầu, ô nhiễm môi trường, thời tiết hanh khô, khói bụi, duỗi tóc thường xuyên, nhuộm, sấy…
  • Cơ địa nhạy cảm: Da đầu nhạy cảm, dễ có dấu hiệu kích ứng với một số dầu gội đầu, sản phẩm tạo kiểu tóc hay chăm sóc tóc.
  • Bệnh chàm: Gàu có thể phát triển khi bệnh chàm xuất hiện và tiến triển nhanh trên da đầu.
  • Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến xuất hiện khiến các tế bào chết tích lũy và tạo thành lớp vảy dày màu bạc. Bệnh lý này thường tiến triển ở đầu gối, khuỷu tay… Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh, vảy nến có thể tác động xấu đến da đầu và gây gàu.
  • Viêm da tiết bã: Gàu thực chất là một dạng thường gặp của bệnh viêm da tiết bã. Đây là một bệnh ngoài da xảy ra phổ biến. Không chỉ gây ảnh hưởng đến da đầu, bệnh viêm da tiết bã còn tác động xấu đến nhiều vùng da khác. Điển hình như lông mày, trong tai, trán, mí mắt trên, những nếp gấp kéo dài từ khu vực của mũi đến khóe miệng. Viêm da tiết bã xảy ra và tiến triển khi tuyến bã nhờn bị rối loạn và hoạt động mạnh khiến một số phản ứng viêm da xuất hiện. Đối với các trường hợp bị gàu do viêm da tiết bã, người bệnh có thể nhận thấy các đặc trưng gồm da đầu đỏ, bong vảy nhiều, vảy có màu vàng nhẹ hoặc màu trắng. Vào mùa đông bệnh tiến triển mạnh và dai dẳng. Bệnh thường có mức độ nhẹ hơn vào mùa hè.
Viêm da tiết bã
Gàu thực chất là một dạng thường gặp của bệnh viêm da tiết bã

Tham khảo thêm: 7 thuốc chống rụng tóc – Giúp phục hồi, mọc lại nhanh nhất

Các yếu tố thuận lợi khiến gàu phát triển

Gàu có thể xuất hiện và tiến triển ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên bệnh sẽ xảy ra phổ biến và dễ dàng phát triển hơn đối với những người có một hoặc nhiều yếu tố dưới đây:

  • Độ tuổi: Gàu xảy ra phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi.
  • Giới tính: Theo kết quả nghiên cứu gàu xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do tuyến sản xuất dầu ở nam giới lớn hơn. Ngoài ra hormone sinh dục nam cũng hoạt động và tham gia vào cơ chế sản sinh ra gàu.
  • Da dầu: Nguy cơ phát triển gàu sẽ cao hơn ở những người có tóc và da dầu nhờn rít.
  • Chế độ ăn uống: Việc duy trì chế độ ăn uống nghèo nàn, không bổ sung đủ các vitamin B, kẽm và một số loại chất béo quan trọng cho cơ thể sẽ góp phần làm tăng nguy cơ phát triển gàu.
  • Bệnh lý: Gàu sẽ dễ dàng phát triển hơn ở những người mắc một số bệnh thần kinh như Parkinson, đột quỵ, bệnh nhân phục hồi lại sau cơn đau tim, hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Nguyên nhân khiến những bệnh lý này làm phát sinh gàu vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Triệu chứng của gàu

Một số triệu chứng khó chịu dưới đây sẽ xuất hiện khi bị gàu:

  • Da đầu khô
  • Sau khi được thay thế, phần da mới thường bị đỏ ửng
  • Có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy nghiêm trọng trên da đầu
  • Trên da dầu hình thành nhiều mảng trắng lớn, rơi hoặc dính lại trên tóc, hai vai hoặc đóng vảy.
Hình thành nhiều mảng trắng lớn trên da đầu, rơi hoặc dính lại trên tóc, hai vai hoặc đóng vảy
Hình thành nhiều mảng trắng lớn trên da đầu, rơi hoặc dính lại trên tóc, hai vai hoặc đóng vảy là triệu chứng của gàu

Phương pháp điều trị gàu

Hầu hết các trường hợp bị gàu đều có thể kiểm soát tốt bệnh lý nếu kiên trì áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp.

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách sử dụng dầu gội trị gàu và gội đầu thường xuyên. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp tình trạng tích tụ các tế bào chết và nhờn rít trên da đầu mau chóng giảm. Từ đó giúp kiểm soát gàu và giảm tối đa nguy cơ phát triển bệnh.

Đối với những trường hợp nặng hơn, việc sử dụng các loại dầu gội trị gàu thông thường không thể kiểm soát bệnh lý. Ở trường hợp này người bệnh nên thêm những loại dầu gội dược mỹ phẩm chuyên dụng vào quá trình điều trị bệnh để khắc phục gàu và những triệu chứng đi kèm.

Thông thường để trị gàu ở giai đoạn nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một trong các loại dầu gội dược mỹ phẩm sau:

  • Dầu gội chứa hắc ín than: Các loại dầu gội chứa hắc ín than có khả năng tác động, làm chậm chu trình chết và bong tróc của những tế bào da đầu. Chính vì thế, loại dầu gội này có khả năng trị gàu, cải thiện bệnh vảy nến và bệnh viêm da tiết bã.
  • Dầu gội chứa Zinc pyrithione: Việc sử dụng những loại dầu gội chứa Zinc pyrithione sẽ giúp người bệnh kháng nấm và kháng khuẩn trên da đầu.
  • Dầu gội chứa Ketoconazol: Ketoconazol là một trong những chất kháng nấm phổ rộng. Chính vì thế, những loại dầu gội chứa Ketoconazol thường mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị nấm và khắc phục tình trạng gàu.
  • Dầu gội chứa Selenium Sulfide: Những loại dầu gội chứa hoạt chất Selenium Sulfide có khả năng làm chậm chu kỳ chết và bong tróc của tế bào da đầu. Đồng thời ức chế hoạt động sinh sôi và làm giảm nấm Malassezia.

Đôi khi những người đang trong quá trình điều trị gàu cần phải kiên trì thử nghiệm nhiều loại dầu gội để nhanh chóng tìm ra một loại dầu gội phù hợp nhất với nguyên nhân gây bệnh và tình trạng ở hiện tại.

Người bệnh cần sử dụng dầu gội trị gàu để làm sạch da đầu và tóc hàng ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi kiểm soát được tình trạng gàu. Sau đó một tuần gội từ 2 – 3 lần cho đến khi ổn định thì gội 1 lần một tuần xen kẽ với dầu gội thông thường khác. Điều này sẽ giúp bạn duy trì hiệu quả của sản phẩm.

Trong thời gian trị gàu bằng dầu gội dược mỹ phẩm, người bệnh cần nhẹ nhàng massage đầu ít nhất 5 phút để những dưỡng chất trong loại dầu gội này có thời gian thấm sâu vào da đầu và phát huy tác dụng điều trị.

Thêm những loại dầu gội dược mỹ thẩm chuyên dụng vào quá trình điều trị gàu
Thêm những loại dầu gội dược mỹ phẩm chuyên dụng vào quá trình điều trị bệnh để khắc phục gàu và những triệu chứng đi kèm

Tham khảo thêm: Hói đầu khi còn trẻ – Nỗi lo lắng của thanh niên thời đại

Biện pháp phòng ngừa gàu

Gàu có thể được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó hữu hiệu nhất là việc thay đổi thói quen sinh hoạt và áp dụng chế dinh dưỡng khoa học.

  • Nước có khả năng làm chậm quá trình chết đi của tế bào da đầu và tăng sinh tế bào sừng. Chính vì thế việc bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện và tiến triển gàu.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau xanh, đồng thời tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm (củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc, các loại hạt…), thực phẩm giàu vitamin B6 (thịt gà, chuối, cá hồi, gà tây, trái cây, rau củ, các loại hạt, các loại đậu, thảo dược sấy khô…) và thực phẩm nhiều sắt và khoáng chất (thịt bò, yến mạch, chocolate đen…). Đây đều là những sản phẩm mang đến nhiều lợi ích, tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa sự xuất hiện và tiến triển của gàu, giảm nguy cơ bong tróc da và tình trạng nứt da. Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo.
  • Tránh uống rượu bia, không dùng các chất kích thích có khả năng gây hại cho tóc và da đầu.
  • Thường xuyên vệ sinh nón, mũ bảo hiểm.
  • Không nên đi ngủ khi da đầu và tóc còn ướt.
  • Hạn chế tạo áp lực lên da đầu và tóc như gãi, chà xát, massage mạnh khi gội đầu.
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm tạo kiểu, thuốc nhuộm, sấy, uốn, duỗi tóc.
  • Tránh thức khuya, làm việc gắng sức và căng thẳng. Bởi đây đều là những yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến nang tóc và da đầu, tạo điều kiện cho các bệnh lý xuất hiện trên da đầu.
  • Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, duy trì thời gian làm việc phù hợp. Ngoài ra có thể tăng cường luyện tập thể dục và vận động để cải thiện hệ miễn dịch cho da đầu.
  • Lựa chọn dầu gội phù hợp, lành tính, hợp với thể trạng và không có khả năng gây kích ứng da. Tốt nhất bạn nên ưu tiên sử dụng những loại dầu gội chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa chất tạo mùi hương và nhiều hóa chất khác.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Bổ sung đủ nước cho cơ thể là biện pháp giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện và tiến triển gàu

Gàu là tình trạng không nguy hiểm nhưng xảy ra phổ biến và kèm theo các dấu hiệu khó chịu. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, gây mất tập trung, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, lúng túng khi giao tiếp. Vì thế tốt nhất bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị ngay khi gàu xuất hiện. Cuối cùng áp dụng biện pháp phòng ngừa để tránh gàu quay trở lại hoặc phát sinh lần đầu.

Có thể bạn quan tâm

Bí kíp trị rụng tóc bằng trà xanh cho nhanh mọc

Tình trạng tóc gãy rụng nhiều dần được cải thiện khi bạn biết đến những mẹo vặt dùng lá trà xanh. Đây là một trong những nguyên liệu có chứa...

Bonihair trị rụng tóc, bạc sớm và thông tin cần biết

Bonihair là thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm chứng rụng tóc và tóc bạc sớm. Đây là sản...

7 Cách dùng nha đam trị rụng tóc hiệu quả, tóc mọc lại nhanh

Nha đam là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn để chăm...

3 Mẹo trị rụng tóc bằng cỏ mần trầu đơn giản tại nhà

Rụng tóc là tình trạng mà ai cũng gặp phải ít nhất vài lần, kể cả trẻ nhỏ. Đây có...

Những loại thuốc nào có thể gây rụng tóc?

Rụng tóc là tác dụng phụ thường gặp phải khi dùng thuốc tây trị bệnh. Tuy vậy, bạn không cần...

11 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Bơ, cá hồi, trứng, các loại hạt,... là những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc và giảm gãy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *