Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Bệnh viêm da tiết bã nhờn hay viêm da dầu hình thành khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức cần thiết, dẫn đến viêm nhiễm gây ra các triệu chứng khó chịu như dát đỏ, có vảy, bong tróc… làm mất tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Bệnh viêm da dầu thường phát triển mạn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tiến triển nặng, nhất là khi thời tiết hanh khô. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm da tiết bã, mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Viêm da tiết bã là gì? Có lây không?
Viêm da tiết bã hay còn gọi là bệnh viêm da dầu có tên tiếng Anh là Seborrheic Dermatitis. Đây là một dạng viêm da mãn tính với tổn thương cơ bản là các dát đỏ, giới hạn rõ, phía trên có vảy mỡ, khu trú nhiều ở những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như mặt, da đầu, thân trên như ngực, lưng…

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Viêm da tiết bã là căn bệnh ngoài da không lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh có tính di truyền. Do đó nếu cha mẹ mắc bệnh viêm da dầu thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Mặt khác tình trạng viêm da tiết bã có thể tự lan rộng trên chính cơ thể người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm da tiết bã, bệnh nhân nên thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhận diện triệu chứng viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã có thể nhận biết dễ dàng bởi những triệu chứng bệnh rất rõ ràng và nổi bật như:
- Xuất hiện các dát đỏ sẫm màu, bên trên có các vảy da bong tróc. Thường xuất hiện ở vị trí có nhiều tuyến bã như mặt, da đầu, các vùng có nếp gấp trên cơ thể.
- Viêm da tiết bã ở đầu có biểu hiện đầu tiên là tình trạng gầu với nhiều vảy trắng. Tiếp đó, da đầu hình thành các dát đỏ, lan dần xuống trán, sau gáy, hai bên tai…
- Viêm da đầu ở mặt biểu hiện bởi các dát đỏ ở hai bên rãnh mũi, vùng lông mày, có vảy da bong tróc.
- Viêm da tiết bã ở thân mình biểu hiện bởi các sẩn đỏ nằm rải rác ở vị trí các nang lông, có xuất hiện vảy mỡ. Khi bệnh phát triển, các nốt sẩn sẽ gộp lại với nhau tạo thành mảng dát đỏ lớn.
- Viêm da dầu ở vị trí các nếp gấp biểu hiện bởi những mảng đỏ trên da, có giới hạn rõ, xuất hiện vảy mỡ giống như bệnh viêm kẽ.

Bệnh viêm da dầu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, tổn thương thường xuất hiện từ 3 tháng tuổi và có thể biến mất khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi. Dân gian thường gọi đây là hiện tượng “cứt trâu”. Bệnh biểu hiện bởi những mảng da dày, nhờn, bết dính và khó bong tróc. Một số trường hợp nặng, trẻ có thể viêm da dầu toàn thân với những mảng da đỏ, nhiều vảy vàng, ẩm, bết dính, nhờn, còn được gọi là bệnh đỏ da toàn thân bong vảy.
Viêm da tiết bã ở người lớn
Viêm da dầu ở người lớn biểu hiện rõ rệt bởi tình trạng da nhờn và khô kết hợp. Tổn thương xuất hiện các dát đỏ có giới hạn khá rõ, xuất hiện tình trạng bong tróc vảy ở những vùng da mỏng. Viêm da dầu thường khu trú ở mặt, đầu, ngực, các vùng nếp gấp như nách, dưới ngực, bẹn, ở quanh bộ phận sinh dục… Trong đó phổ biến nhất là viêm da dầu ở đầu và viêm da dầu ở mặt.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã chưa thể xác định rõ ràng
Đến nay các nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm da tiết bã. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân làm khởi phát hoặc khiến viêm da tiết bã trầm trọng hơn như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh viêm da dầu, thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Rối loạn tăng tiết bã trên da gây ra tình trạng viêm da dầu.
- Một số loại nấm như Malassezia, vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát bệnh viêm da tiết bã.
- Suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở những người cấy ghép tạng hoặc bệnh nhân HIV có nguy cơ cao mắc viêm da dầu.
- Ngoài ra một số chứng rối loạn thần kinh, trầm cảm… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Viêm da tiết bã có tự hết không? Cách trị viêm da tiết bã tận gốc
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, viêm da dầu là tình trạng viêm nhiễm mãn tính trên da dễ tiến triển nặng. Vì thế bệnh hiếm khi tự hết mà không cần điều trị. Thông thường, chỉ những trường hợp viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thể nhẹ, dân gian gọi là hiện tượng cứt trâu có thể tự khỏi khi bé lớn lên. Tuy nhiên, với trường hợp nặng cha mẹ vẫn cần áp dụng các biện pháp điều trị cần thiết để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Với viêm da dầu xuất hiện ở tuổi trưởng thành, bắt buộc phải điều trị mới có thể kiểm soát được bệnh. Nếu chậm trễ trong việc thăm khám và chữa trị dễ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, phát triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì thế, khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc viêm da tiết bã, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Dưới đây là những cách điều trị viêm da tiết bã phổ biến nhất hiện nay.
Chữa viêm da tiết bã tại nhà bằng dân gian
Một số phương pháp dân gian chữa viêm da tiết bã vẫn được khá nhiều người tin tưởng sử dụng. Ưu điểm của những cách chữa bệnh này là tiết kiệm nhiều chi phí, cách thực hiện đơn giản và khá lành tính nhờ sử dụng nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Một số mẹo dân gian chữa viêm da tiết bã thường được sử dụng như:
- Trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da bị viêm da tiết bã, rồi bôi một lớp mỏng tinh dầu dừa nguyên chất lên. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Trị viêm da tiết bã bằng mật ong: Làm sạch vùng da bị bệnh và lau khô. Dùng mật ong nguyên chất bôi lên vùng tổn thương trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Trị viêm da dầu bằng lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không còn tươi, không bị sâu bệnh đem rửa sạch. Cho lá trầu không vào nồi cùng một chút muối, thêm nước đun sôi trong 5 phút. Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm da tiết bã.
Theo bác sĩ Tuyết Lan, những cách dân gian chữa viêm da tiết bã kể trên khá lành tính. Những nguyên liệu như dầu dừa, mật ong hay lá trầu không có tính sát khuẩn, dưỡng ẩm da nên giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da dầu. Tuy nhiên những phương pháp này không có tác dụng điều trị. Do đó bệnh nhân vẫn cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để điều trị bằng những phương pháp chính thống mới có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.

Điều trị viêm da tiết bã bằng Tây y
Hiện nay, Tây y chữa tìm ra loại thuốc trị viêm da tiết bã đặc trị mà chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Thuốc bong vảy tại chỗ như axit lactic, axit salicylic, propylen glycol giúp loại bỏ các lớp vảy da bết dính.
- Thuốc chống nấm dạng bôi tại chỗ như ciclopirox, ketoconazol, kẽm prytithion…
- Thuốc chống viêm corticoid dạng nhẹ, dùng trong thời gian ngắn để làm giảm nhanh triệu chứng bệnh.
- Thuốc ức chế calcineurin dùng cho vùng mặt.
- Kháng sinh trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng.
- Dầu gội chuyên dụng chứa ciclopirox, ketoconazol, kẽm prytithion… dùng cho trường hợp viêm da tiết bã ở đầu.
- Các dung dịch rửa không chứa xà phòng dùng cho các vùng viêm da dầu ở thân mình.
- Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể kết hợp thêm biện pháp quang trị liệu.
Với phương pháp Tây y, người bệnh cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn do bác sĩ tư vấn. Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc về bôi, uống để tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là với những loại thuốc chứa corticoid.

Chữa viêm da tiết bã bằng thuốc Nam theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm da tiết bã hay viêm da dầu được xếp vào chứng bệnh ngoài da mãn tính. Bệnh sinh ra do cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt… khi sức đề kháng suy giảm, dẫn đến tích tụ độc tố, huyết táo không sinh dưỡng được da. Lại thêm hoạt động của gan, thận yếu kém dẫn tới rối loạn hoạt động tiết bã nhờn, gây ra viêm nhiễm, hình thành bệnh.
Để đẩy lùi căn bệnh này, Y học cổ truyền tuân theo nguyên tắc điều trị từ gốc, tập trung loại bỏ các yếu tố căn nguyên gây bệnh từ bên trong, đồng thời điều dưỡng cơ thể, phục hồi chức năng các tạng phủ để điều hòa nội tiết và các hoạt động bài tiết. Từ đó khắc phục triệu chứng viêm da dầu từ gốc, mang lại hiệu quả cao và phòng ngừa tái phát bệnh.
Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên. Toàn bộ nguyên liệu được thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh dược liệu sạch đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Với nguồn thảo dược chất lượng cao, bài thuốc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
Bên cạnh đó, bài thuốc còn có thể linh hoạt gia giảm thành phần, vị thuốc cho phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh riêng của mỗi người, nhờ đó sử dụng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, trong đó có cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Viêm da dầu kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh phục hồi?
Bác sĩ Lan cho biết, với bệnh nhân viêm da dầu chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn tới sự tiến triển của bệnh. Do đó bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân cũng cần chú ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Một số món ăn cần hạn chế tối đa để tránh làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn như:
- Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt, đồ uống có gas…
- Thịt gà, trứng gà
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, món ăn chiên xào, cay nóng
- Đậu nành, đậu phộng
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tích bổ sung các nhóm thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và cung cấp dưỡng chất có lợi cho da.
- Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin.
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm.
- Các loại ngũ cốc nguyên cám.
- Nhóm thực phẩm giàu omega-3
- Uống thật nhiều nước.
Chăm sóc bệnh viêm da tiết bã tại nhà
Để hỗ trợ điều trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát lâu dài, bệnh nhân nên lưu ý những vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giữ cho da thông thoáng bằng cách tắm gội, rửa mặt hàng ngày bằng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Hạn chế tối đa các sản phẩm chứa nhiều chất tẩy rửa sẽ khiến da dễ kích ứng và tiết dầu nhờn nhiều hơn.
- Nên sử dụng các loại kem chống nắng lành tính và đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài đường.
- Dưỡng ẩm da với các sản phẩm dịu nhẹ có nguồn gốc tự nhiên.
- Giảm căng thẳng, chống stress bằng cách thư giãn và tập luyện thể dục hàng ngày.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà bệnh nhân viêm da dầu cần nắm rõ. Để được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị phù hợp nhất, bạn nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Hoặc chụp ảnh vùng da bị viêm da dầu và gửi tới cho các bác sĩ của Trung tâm kèm theo mô tả chi tiết về triệu chứng bệnh.