Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc mạch. Trường hợp tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều khả năng đột quỵ thoáng qua đe dọa tính mạng của người bệnh.

Đột quỵ thoáng qua là gì?

Đột quỵ thoáng qua còn được gọi với tên khác là cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là một trong những vấn đề thường xảy ra nếu não bộ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Các rối loạn chức năng thần kinh xuất hiện trong thời gian ngắn do ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Đột quỵ thoáng qua là gì?
Cơn đột quỵ thoáng qua hay còn được gọi là hiện tượng thiếu máu não thoáng qua

Các biểu hiện bất thường diễn ra trong khoảng 60 phút rồi biến mất. Hầu hết các trường hợp không ghi nhận tổn thương não cấp tính nào, do đó nhiều người bệnh chủ quan không chủ động khám chữa sớm. Mặc dù vậy, các chuyên gia cảnh báo, đột quỵ thoáng qua hoàn toàn có khả năng phát sinh đột quỵ não gây nhiều di chứng và nguy hiểm tính mạng.

Lúc này, dòng máu cung cấp cho não bị cản lại bởi các mảng xơ vữa hay cục máu đông. Lượng máu đổ về não không đủ đáp ứng cho tế bào não, thần kinh hoạt động gây ra các biểu hiện tạm thời. Nhiều bệnh nhân chủ quan, không kiểm soát kịp thời phải đối mặt với các cơn đột quỵ nặng hơn, rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.

Triệu chứng nhận biết sớm

Đột quỵ não thoáng qua có khả năng là cảnh báo sớm cho cơn đột quỵ não thật sự sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn cần đặc biệt cảnh giác. Thay vì chủ quan, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xác định vấn đề đang gặp phải và có hướng giải quyết phù hợp, phòng ngừa các rủi ro nguy hại sức khỏe. Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện bất thường thường gặp, chẳng hạn:

  • Đột ngột xảy ra tình trạng chân tay yếu, tê bì, khó vận động ở một bên thân người hoặc cả hai bên.
  • Giọng nói có sự thay đổi, khó nghe hơn bình thường, người bệnh nhận thấy sự khó khăn trong việc phát âm, lưỡi đơ cứng.
  • Cơ thể không giữ được thăng bằng, đi lại bất thường, đứng trên mặt phẳng nhưng không đứng vững được.
  • Trí nhớ trở nên kém đi, lú lẫn, choáng váng và chóng mặt đột ngột.
  • Cơn buồn nôn, nôn xuất hiện trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Các biểu hiện đột quỵ não thoáng qua rất giống với tình trạng tai biến mạch máu não. Triệu chứng diễn biến nhanh chóng và chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ chúng gần như tan biến hoàn toàn. Điều này càng khiến cho bệnh nhân chủ quan hơn, không tập trung vào việc khám chữa.

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua
Chủ động đến bệnh viện thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt

Nhiều người còn nhầm lẫn các triệu chứng kể trên thành những vấn đề khác cũng có triệu chứng gần giống như co giật, triệu chứng đau nửa đầu, ngất xỉu, tụt đường huyết đột ngột hoặc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, như đã đề cập, đột quỵ thoáng qua rất có thể dẫn đến đột quỵ não sau 2 ngày.

Bạn đọc nên lưu ý, cẩn trọng khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lạ. Chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và điều trị dựa theo phác đồ của bác sĩ. Kịp thời kiểm soát đột quỵ thoáng qua giúp bạn bảo vệ an toàn sức khỏe, tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Cơn đột quỵ thoáng qua do nguyên nhân nào gây ra?

Như đã đề cập, đột quỵ thoáng qua hay còn gọi là tình trạng thiếu máu não thoáng qua xuất hiện do sự tắc nghẽn mạch máu lên não. Nguyên nhân là do cục máu đông hình thành ở động mạch cảnh, xơ vữa động mạch khiến lòng mạch thu hẹp ảnh hưởng đến dòng chảy bình thường của máu.

Đối tượng gặp phải cơn đột quỵ thoáng qua thường ở độ tuổi từ trung niên trở đi. Đặc biệt, nhóm người sau đây có nguy cơ rất cao gồm:

  • Người thường xuyên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện độc hại khiến cơ thể ngày càng suy yếu.
  • Người bệnh bị huyết áp cao thường xuyên, có lượng đường huyết cao, nhất là đang mắc bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid.
  • Người có cân nặng “quá khổ”, thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đột quỵ thoáng qua cao hơn những đối tượng thể trạng bình thường khác.
  • Đặc biệt, người có nguy cơ mắc bệnh cao thường có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ béo, dầu mỡ,…
  • Đối tượng thường xuyên bị stress, căng thẳng, phải sử dụng thuốc, đang điều trị các bệnh lý về tim,… cũng có khả năng gặp phải các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Diễn biến của các triệu chứng đột quỵ thoáng qua thường không kéo dài trên 1 giờ đồng hồ. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất, không gây tổn thương thực thể ở não. Tuy nhiên, sau 2 ngày cơn đột quỵ não thật có thể xuất hiện, đe dọa tính mạng người bệnh.

Biến chứng đột quỵ thoáng qua

Người bệnh bị đột quỵ thoáng qua có khả năng đối mặt với nguy cơ đột quỵ não cấp vô cùng nguy hiểm. Thông thường sau 2 ngày khi xuất hiện cơn đột quỵ thoáng qua, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng nặng nề hơn.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cơn đột quỵ thật cũng diễn ra nhanh chóng như vậy. Theo thống kê có khoảng 33% số lượng bệnh nhân đột quỵ sau khi gặp phải các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua trong vòng 365 ngày.

Biến chứng đột quỵ thoáng qua
Tình trạng nghiêm trọng bệnh nhân tử vong khi cơn đột quỵ thật xảy ra

Bên cạnh đó có đến 15% người bệnh tử vong khi mắc phải các cơn đột quỵ nặng hơn sau 3 tháng kể từ khi dấu hiệu ban đầu xuất hiện. Trường hợp triệu chứng nặng, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng bất tỉnh, hôn mê sâu, giảm trí nhớ, ngôn ngữ rối loạn,… dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán và xử lý cơn đột quỵ thoáng qua

Đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán nguy cơ để kịp thời can thiệp, điều trị bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng. Theo đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các thủ thuật xét nghiệm, kiểm tra nhằm đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng. Cụ thể:

  • Người bệnh có triệu chứng nghi ngờ là cơn đột quỵ thoáng qua được chỉ định chụp cộng hưởng não để đưa ra chẩn đoán chính xác.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn được xét nghiệm máu, xác định tình trạng mỡ máu, đường huyết và các vấn đề liên quan.
  • Đo điện tâm đồ, kiểm tra chức năng của các cơ quan quan trọng như gan và thận.
  • Ngoài ra, người bệnh còn được kiểm tra chức năng tim, siêu âm tĩnh mạch sâu, siêu âm doppler để kiểm tra, xác định vị trí tắc nghẽn và khắc phục phòng ngừa biến chứng.

Vậy, làm thế nào nếu phát hiện một người đang có triệu chứng đột quỵ thoáng qua? Bạn nên nhanh chóng cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tư thế nửa ngồi, nửa nằm. Đồng thời liên hệ ngay với nhân viên y tế hoặc trực tiếp đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ.

Thông qua các biện pháp sơ cứu, chẩn đoán tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương án khắc phục phù hợp. Các phương pháp tương ứng với mức độ đột quỵ của người bệnh, chẳng hạn:

  • Trường hợp nhẹ, triệu chứng thoáng qua: Kiểm tra tình trạng sức khỏe, đưa ra phương pháp chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục phù hợp. Nếu nhận thấy sự nghẽn mạch diễn ra, lòng mạch dày lên, mảng xơ vữa tích tụ không quá 50% sẽ được chỉ định dùng thuốc chống đông máu, thông tắc mạch.
  • Trường hợp nặng, triệu chứng kéo dài: Bệnh nhân được tiêm thuốc nhằm làm tan máu đông nhanh chóng trong 4 giờ đầu để tránh tắc nghẽn trầm trọng. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy hiện tượng hẹp động mạch lên đến 90%, lượng máu đi qua thành mạch vô cùng ít, người bệnh sẽ phải can thiệp ngoại khoa để thông mạch. Biện pháp thường dùng là đặt stent, nong mạch, phẫu thuật bắc cầu,… Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định giải pháp tương ứng.

Hãy chủ động kiểm tra bất thường và điều trị để tránh các biến chứng không mong muốn. Đặc biệt nếu nhận thấy cơ thể có triệu chứng lạ, xuất hiện đột ngột, bất thường. Trường hợp cứu chữa chậm trễ, cơn đột quỵ thoáng qua có thể sinh ra các triệu chứng nặng nề hơn, đe dọa an toàn tính mạng người bệnh, bạn đọc hết sức lưu ý.

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa

Như đã đề cập nhóm đối tượng thường gặp cơn đột quỵ thoáng qua có lối sống không lành mạnh, do mắc bệnh tim mạch, mạch máu hoặc bệnh tiểu đường, liên quan đến nhiều yếu tố khác,… Vì mức độ nguy hại của tình trạng này, tốt hơn hết bạn đọc nên chủ động phòng tránh sớm. Một số lưu ý:

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa
Chủ động chăm sóc, phòng ngừa đột quỵ từ sớm
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Không ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, quá mặn, quá ngọt,… Điều chỉnh lại thực đơn, cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể ổn định, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tác động dẫn đến thiếu máu não, đột quỵ.
  • Loại bỏ dần các thói quen không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, dùng các sản phẩm có khả năng gây nghiện,… Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, bảo vệ an toàn sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục, duy trì một cân nặng cân đối. Không nên để cơ thể ngồi nằm một chỗ quá lâu. Việc béo phì, lười vận động tạo cơ hội cho mạch máu bị ùn ứ, tích mảng xơ vữa hoặc hình thành cục máu đông. Không chỉ tác động đến hệ tim mạch, điều này còn có nguy cơ gây đột quỵ não vô cùng nguy hiểm.
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, không kết hợp bừa bãi có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Tham khảo ý kiến bác sĩ, thông báo các biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là những vấn đề liên quan cơn đột quỵ thoáng qua. Mặc dù triệu chứng nhanh chóng biến mất, tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan. Bởi, đột quỵ thoáng qua là “bàn đạp” cho cơn đột quỵ thật diễn ra khiến người bệnh đối diện với rủi ro cao tử vong. Do đó, bạn nên chủ động đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và xử lý sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Phòng tránh đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng

Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà Theo Bộ Y Tế

Đột quỵ không chỉ để lại di chứng nặng nề mà còn nhiều khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là bệnh lý cấp tính, xảy ra...
Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?

Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết

Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm,...

Đột quỵ là gì?

Đột Quỵ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và Phòng ngừa

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Chỉ trong khoảng thời gian...

Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả

Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải...

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.