Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết
Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp cứu không kịp thời khiến bệnh nhân tử vong ngay tại chỗ. Do đó bạn đọc cần chủ động tìm hiểu cách xử lý, xác định đối tượng có nguy cơ, chuẩn bị tinh thần bình tĩnh cho những tình huống xấu để hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất.
Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nếu mạch máu nuôi não bộ, trái tim bị tắc nghẽn. Trong đó, nhóm đối tượng có tuổi tác cao, bệnh tật, sức khỏe kém thường có khả năng bị đột quỵ. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người bệnh đột quỵ khi tuổi đời còn khá trẻ không ngừng gia tăng.
Do đó, bạn đọc không thể chủ quan, hãy tự kiểm tra sức khỏe của bản thân và người thân để sớm có biện pháp xử lý khi cần thiết. Việc cơ thể gặp vấn đề, nhất là hiện tượng tích tụ mảng xơ vữa, xuất hiện cục máu đông có thể làm mạch máu tắc nghẽn, não bộ và hệ tim mạch bị thiếu máu trong hoạt động.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm thông qua hiện tượng thường xuyên khó thở, mệt mỏi cơ thể, buồn nôn, nôn, đầu choáng váng, chóng mặt, đau đầu và nhiều vấn đề bất thường khác. Trường hợp đột quỵ xảy ra không phát hiện và cứu chữa kịp thời, người bệnh có khả năng tử vong cao hoặc mắc phải các di chứng nặng nề suốt cuộc đời.
Chăm sóc bản thân và người thân để phòng ngừa chứng bệnh nguy hiểm này. Theo đó, ngoài việc tìm hiểu cách xử lý khi người thân bị đột quỵ, trước tiên bạn cần xác định nhóm đối tượng nguy cơ cao, những người có khả năng bị đột quỵ trong gia đình để tập trung chăm sóc, phòng tránh sớm.
Vậy, đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ cao? Dưới đây là những người có khả năng gặp phải chứng bệnh nguy hiểm này:
- Đã từng có người thân cùng huyết thống, cận huyết như cha hoặc mệ bị đột quỵ. Các thành viên trong gia đình có môi trường sống và lối sống như nhau có khả năng bị đột quỵ sau đó.
- Đối tượng mắc phải các bệnh lý về tim mạch, huyết áp tăng cao thường xuyên, người bệnh tiểu đường, mắc bệnh động mạch và các chứng bệnh có tính chất mãn tính liên quan đến gan, thận, não bộ.
- Người có hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao, đây là yếu tố nguy cơ khiến các mảng xơ vữa có điều kiện tích tụ ngày càng nhiều làm tắc nghẽn động mạch dẫn đến sự suy yếu hoạt động của tim, não bộ.
- Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh,… là nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.
Xác định thành viên có nguy cơ đột quỵ, chủ động khuyên nhủ điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống để phục hồi cơ thể, ngăn nguy cơ đột quỵ xuất hiện đe dọa tính mạng. Ngoài ra, bạn cũng nên cùng gia đình xây dựng thói quen lành mạnh để bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả gia đình.
Tham khảo thêm: Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?
Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ
Bên cạnh xác định nhóm đối tượng nguy cơ cao đột quỵ trong gia đình, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của người thân, đồng thời tìm hiểu trước các cách xử lý khi người thân bị đột quỵ để có thể hỗ trợ nếu gặp phải sự cố không mong muốn.
Mặc dù vậy, trong trường hợp khẩn cấp thông thường có ít người giữ được bình tĩnh để xử lý tốt. Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu lý thuyết, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình, bạn nên chủ động thay đổi lối sống và chăm sóc người thân khoa học hơn.
Dưới đây là những điều nên làm và không nên làm khi người thân trong gia đình chẳng may bị đột quỵ, bạn đọc lưu ý:
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ
Đầu tiên bạn cần xác định được các dấu hiệu bất thường để có cách xử lý sớm, kịp thời hỗ trợ phòng tránh các tình huống nguy cấp hơn xảy ra làm ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Theo đó, đột quỵ xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như:
- Về sự cân bằng, người bệnh sẽ bị mất thăng bằng, không đứng vững, chóng mặt, tứ chi không linh hoạt như bình thường.
- Sự thay đổi ở mắt, tầm nhìn ngắn lại, mắt bị mờ ở một hoặc cả hai bên.
- Trên khuôn mặt, dấu hiệu nhận biết thường là hiện tượng méo mặt, mắt bị sụp một bên, miệng méo, lưỡi tê cứng phát âm không chuẩn, khó nghe, thậm chí một số trường hợp đột quỵ giật méo mặt không thể nói chuyện.
Người bệnh cần được sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay khi các biểu hiện đột quỵ xuất hiện. Việc chậm trễ trong điều trị đột quỵ có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay tại chỗ hoặc trên đường đến bệnh viện. Có thể nói cấp cứu đột quỵ là một trong những trường hợp khẩn cấp, thời gian càng nhanh hy vọng cứu sống người bệnh càng cao và ngược lại.
Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ
Nếu nhận thấy người thân có những biểu hiện bất thường như đã đề cập bên trên, bạn cần bình tĩnh, không được hoảng sợ khiến việc sơ cứu không tiến hành kịp thời ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Các chuyên gia cho biết thời gian trong cấp cứu đột quỵ là tính từng phút, càng nhanh chóng càng tốt.
Những việc bạn cần làm để hỗ trợ xử lý đột quỵ giúp người thân thoát cơn nguy kịch bao gồm:
- Nhanh chóng để bệnh nhân nằm ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Lúc này đầu người bệnh bị choáng váng, tứ chi yếu không đứng vững sẽ gây té ngã, chấn thương nguy hiểm. Để người bệnh nằm nghiêng sang một bên giúp cho người bệnh thở dễ dàng hơn, tránh bị hụt hơi, tắc đường thở do thức ăn trào ngược.
- Đồng thời trong lúc này người bệnh có thể sẽ bị buồn nôn, nôn ói, nước miếng chảy nhiều khiến đường thở bị tắc nghẽn. Bạn cần lau sạch nước dãi và những thứ người bệnh nôn ra.
- Nới lỏng quần áo để người bệnh thở dễ dàng hơn. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hãy trò chuyện để tránh trường hợp người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê nguy hiểm.
- Trường hợp người bệnh ngất xĩu không có ý thức, hãy theo dõi hơi thở và nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân. Hô hấp nhân tạo trong trường hợp cần thiết giúp duy trì hơi thở trong lúc đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
- Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc bạn cũng có thể chủ động đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ. Thời gian vàng trong cấp cứu điều trị đột quỵ là 4 – 5 giờ đầu, tuy nhiên thời gian càng nhanh chóng người bệnh sẽ có nhiều hy vọng hơn.
Không phải ai cũng đủ bình tĩnh xử lý khi người thân trong gia đình bị đột quỵ. Do đó, việc chủ động trao dồi các kiến thức liên quan là hết sức cần thiết. Biết được cách xử lý khi người thân bị đột quỵ giúp bạn hỗ trợ người bệnh, tránh nguy cơ tử vong và những di chứng nguy hại tính mạng, sức khỏe.
Tham khảo thêm: Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?
Việc không nên làm khi người thân bị đột quỵ
Nếu không biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ rất dễ mắc phải những lỗi khiến cho tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi các sai lầm này làm triệu chứng trở nên nặng nề, phát sinh tổn thương và dị tật vĩnh viễn. Do đo bạn cần lưu ý, không thực hiện như việc như:
- Không để người người bệnh đang có triệu chứng và tinh thần không tĩnh táo lái xe, tốt hơn hết hãy gọi taxi để đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Không nên để người bệnh ngồi sau xe máy có thể gây choáng váng, té ngã chấn thương nguy hiểm.
- Khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện, tốt hơn hết bạn nên chủ động đưa người thân đến bệnh viện để xử lý sớm, không chủ quan đợi cơn đột quỵ qua đi. Thời gian càng chậm trễ, khả năng điều trị càng giảm, tăng nguy cơ cho bệnh nhân.
- Khi tứ chi đang trong tình trạng suy yếu hoạt động, tê cứng, bạn không nên kéo tay hay tác động lực mạch đến tay chân để tránh chấn thương.
- Nhiều người có quan niệm dùng phương pháp cạo gió khi thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Tuy nhiên nếu nghi ngờ triệu chứng đột quỵ, tuyệt đối không áp dụng biện pháp bôi dầu, cạo gió thông thường. Bởi điều này tốn thời gian, làm chậm thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ có khả năng dẫn đến tử vong.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không nên để người bệnh ăn hoặc uống trong lúc xuất hiện triệu chứng đột quỵ. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị hóc, nghẹn nguy hiểm.
- Ngoài ra, bạn cũng tránh việc tự ý cho người bệnh sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi, nếu xử lý không đúng cách, dùng không đúng thuốc gây tác dụng phụ, cộng hưởng với các triệu chứng đột quỵ có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng hơn.
Bạn đọc nên chủ động tìm hiểu cách xử lý khi người thân bị đột quỵ để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị sẵn tinh thần, đối phó với các tình huống xấu, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn tính mạng của người thân trong gia đình.
Lưu ý phòng ngừa đột quỵ cho bản thân và gia đình
Nhận biết đột quỵ và có cách xử lý khi người thân bị đột quỵ kịp thời, bảo vệ tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng ngừa chứng bệnh này càng sớm càng tốt. Một số vấn đề bạn đọc lưu ý:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. Không để căng thẳng, áp lực xảy ra trong thời gian dài. Việc hệ thần kinh chịu áp lực làm việc liên tục khiến cơ thể bị suy nhược, có thể làm chèn ép mạch máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
- Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ nhiều hơn, không thức quá khuya, hãy ngủ đủ giấc và sâu giấc giúp cơ thể dần phục hồi sau ngày dài làm việc.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung vào thực đơn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Kiêng dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá béo, không nên lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích,…
- Tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức, vận động cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, khắc phục các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên tập luyện quá sức làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Khám sức khỏe, điều trị bệnh lý mắc phải theo phác đồ của bác sĩ. Tuyệt đối không nên chủ quan, các bệnh lý ngày càng nặng nề dễ phát sinh biến chứng trong đó có đột quỵ cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến đột quỵ và các cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Biết cách can thiệp, hỗ trợ kịp thời giúp bệnh nhân giảm tỷ lệ tử vong. Sơ cứu đồng thời gọi cấp cứu hay chủ động gọi xe đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, tránh rủi ro đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia
- Top 9 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Có Uy Tín Nhất Tại TP.HCM
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!