Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà Theo Bộ Y Tế

Đột quỵ không chỉ để lại di chứng nặng nề mà còn nhiều khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là bệnh lý cấp tính, xảy ra đột ngột, đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Trường hợp qua khỏi cơn nguy kịch, người thân cần biết cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà để phòng tránh các rủi ro khác, chẳng hạn làm cơn đột quỵ tái phát gây tử vong nguy hiểm.

Đột quỵ có thể cứu sống không?

Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, nếu không kịp thời cấp cứu trong khoảng thời gian vàng, bệnh nhân có khả năng tử vong cao. Theo thống kê trên thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu bên cạnh các nhóm bệnh nguy hiểm khác.

Đột quỵ có thể cứu sống không?
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ kịp thời, tỷ lệ cứu sống càng cao

Tuy nhiên do bệnh bùng phát triệu chứng khá đột ngột nên nhiều bệnh nhân không xử lý kịp dẫn đến các tình huống xấu, người bệnh có thể tử vong tại chỗ do thiếu máu não. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp người bệnh có thể qua khỏi cơn nguy kịch khi phát hiện triệu chứng và cứu chữa kịp thời.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nhóm người nguy cơ cao, người có triệu chứng nghi ngờ đột quỵ hãy chủ động đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý sớm. Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc nứt vỡ, nguyên nhân đến từ các mảng xơ vữa thành động mạch hoặc xuất hiện cục máu đông.

Triệu chứng ban đầu khó nhận biết, đến khi hẹp động mạch khiến não bộ không nhận đủ lượng máu, oxy gây ra các biểu hiện như đau đầu dữ dội, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, tay chân lạnh, đầu ngón tay, ngón chân trắng, không có máu,…

Nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể được cứu sống, tuy nhiên khả năng gặp di chứng sau đột quỵ cũng khá cao. Một số bệnh nhân đột quỵ trong khi ngủ, đột quỵ không xử lý kịp dẫn đến tử vong, không thể điều trị.

Dành thời gian đến bệnh viện tầm soát nguy cơ đột quỵ cũng là yếu tố phòng chống bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe được chuyên gia khuyến cáo. Đặc biệt là nhóm đối tượng tuổi cao, sức khỏe kém, có các cơn đột quỵ thoáng qua, mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường…

Các di chứng xảy ra sau cơn đột quỵ

Người sau cơn đột quỵ gặp phải các di chứng có thể kéo dài đến cuối đời. Bởi những tổn thương thần kinh não, mạch máu não không thể phục hồi hoàn toàn. Đồng thời nếu đột quỵ xảy ra ở người già, sự lão hóa tự nhiên của cơ thể càng khiến quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn.

Các di chứng xảy ra sau cơn đột quỵ
Di chứng đột quỵ khiến bệnh nhân gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống

Chình vì thế, người thân cần biết cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà đúng cách để hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt đời sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Những di chứng có thể xuất hiện sau cơn đột quỵ có thể kể đến như:

  • Mất khả năng vận động: Người bệnh qua cơn nguy kịch có thể không còn khả năng đi lại như bình thường. Tổn thương dây thần kinh khiến nửa thân người bị liệt, tay chân khó cử động, việc đi lại hoặc giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn. Vì thế bệnh nhân cần đến sự giúp đỡ của người thân trong việc lấy đồ vật, đi lại, vệ sinh cá nhân.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Bệnh nhân đột quỵ được cứu chữa kịp thời bảo vệ được tính mạng. Tuy nhiên ngoài vấn đề tê liệt dây thần kinh làm vận động khó khăn, bệnh nhân còn có khả năng gặp phải các vấn đề bên trong, cụ thể là rối loạn đường ruột khiến tiêu tiểu không kiểm soát. Người bệnh cần được người thân hỗ trợ trong vấn đề ăn uống, đại tiểu tiện.
  • Suy giảm trí nhớ, khó nói: Dây thần kinh não bộ bị tổn thương không phục hồi như trạng thái bình thường khiến bệnh nhân quên nhớ nhiều sự việc trong cuộc sống. Điều này làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài ra, bệnh nhân còn mất khả năng nói chuyện, giọng nói không rõ ràng, thậm chí là không thể nói chuyện do lưỡi bị cứng, đơ.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Cảm xúc của bệnh nhân thay đổi thất thường, có khi buồn có khi vui, không kiểm soát được tâm trạng. Nguyên nhân là do các chấn thương xảy ra ở não bộ, ảnh hưởng vùng thân não, vùng trán khiến cho cảm xúc hỗn loạn, dễ cười, dễ khóc một cách đột ngột không kiểm soát.
  • Hành vi bất ổn: Ngoài các vấn đề kể trên, bệnh nhân sau khi được cứu sống sau cơn đột quỵ có thể bị ảnh hưởng não, điều này làm bệnh nhân không kiểm soát được hành vi của mình. Người bệnh cần được chăm sóc để dần phục hồi, cải thiện các vấn đề đang gặp phải.

Do đó, việc tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà đúng cách được chuyên gia khuyến cáo người thân nên thực hiện. Đồng thời áp dụng các phương pháp chăm sóc đúng cách, hỗ trợ người bệnh phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần, phòng tránh rủi ro và giúp bệnh nhân kéo dài tốt nhất tiên lượng sống.

Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà

Bệnh nhân sau cơn nguy kịch có khả năng gặp phải các di chứng kéo dài. Như trên đã đề cập đến các vấn đề xảy ra sau giai đoạn đột quỵ khi những tổn thương dây thần kinh không được phục hồi. Do đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn các cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà cho người thân để giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà
Người bệnh cần được chăm sóc đúng cách giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra hiệu quả, an toàn hơn

Một số khía cạnh bạn đọc cần lưu ý như sau:

  • Sử dụng thuốc: Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc duy trì sau đột quỵ. Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ riêng, người thân cần lưu ý về loại thuốc, cách dùng để hướng dẫn bệnh nhân sử dụng, tránh lạm dụng thuốc gây tác dụng phụ.
  • Chế độ dinh dưỡng: Điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày là một trong các cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà cần được quan tâm và lưu ý. Cơ thể người bệnh có nguy cơ bị thiếu hụt dưỡng chất do triệu chứng làm khó chịu dẫn đến ăn uống kém. Do đó, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng thông qua các món mềm, dễ ăn, dễ nhai và tiêu hóa. Ưu tiên ăn súp, cháo dinh dưỡng.
  • Vận động trị liệu: Các di chứng sau đột quỵ có thể khiến người bệnh không tự chủ vận động, liệt nửa người, các bài tập vật lý trị liệu có thể được chỉ định tiến hành tại nhà. Vận động giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh nguy cơ cục máu đông hay mảng xơ vữa động mạch tiếp tục xuất hiện khiến cơn đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Điều trị các vấn đề thần kinh: Hãy chủ động thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân có các dấu hiệu trầm cảm. Trầm cảm là một trong những vấn đề xuất hiện phổ biến sau đột quỵ do các tác động đến dây thần kinh não bộ. Người bệnh vui buồn thất thường, có suy nghĩ tiêu cực, thậm chí xu hướng tự làm đau bản thân cao. Do đó, bệnh nhân cần được thư giãn, chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần để kéo dài tiên lượng sống.
  • Theo dõi chỉ số của cơ thể: Bên cạnh cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà từ sinh hoạt đến ăn uống, người thân nên chú ý thường xuyên theo dõi các chỉ số của cơ thể người bệnh. Cụ thể, kiểm tra huyết áp, đo đường huyết, theo dõi nhịp tim,… Trường hợp có biểu hiện bất thường hãy thông báo với bác sĩ để sớm được hỗ trợ, ngăn chặn các rủi ro nguy hiểm tính mạng.

Trên đây là những yếu tố góp phần giúp bệnh nhân đột quỵ sớm phục hồi cơ thể, suy trì trạng thái ổn định kéo dài tuổi thọ. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, kết hợp chăm sóc tốt tại nhà giúp người bệnh ngăn chặn được các biến chứng ảnh hưởng tính mạng.

Phòng tránh đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng

Đột quỵ có thể gây đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là bệnh lý nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao trong số các bệnh lý hiện nay. Như đã đề cập, trường hợp phát hiện và cứu chữa đúng thời điểm, bệnh nhân có khả năng tránh được nguy cơ tử vong.

Mặc dù vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể mắc phải các di chứng nặng nề sau đó khi các tổn thương thần kinh không phục hồi. Trên đây là các cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà từ chế độ ăn uống, luyện tập đến sử dụng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý, tích cực phòng tránh đột quỵ tái phát.

Phòng tránh đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng
Chăm sóc phòng tránh rủi ro trường hợp tái phát đe dọa tính mạng

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ lặp lại khá cao do cơ thể người bệnh đã có các tiền lệ thương tổn trước đó. Chính vì thế, công tác chăm sóc phòng ngừa đột quỵ tái phát là hết sức cần thiết, có vai trò quan trọng. Bạn đọc cần lưu ý:

  • Duy trì cân nặng cân đối, tránh việc thừa cân, béo phì xảy ra khiến nguy cơ đột quỵ tái phát ảnh hưởng đời sống, sức khỏe.
  • Người bệnh nên chủ động thay đổi những thói quen có hại cho cơ thể, đặc biệt là không uống bia rượu, đồ uống chứa cồn, không hút thuốc lá. Những độc tố có khả năng cao làm bùng phát các triệu chứng đột quỵ.
  • Ăn uống đều độ, ưu tiên bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó, ưu tiên ăn rau củ quả, trái cây, cung cấp thực phẩm đa dạng giúp cơ thể hấp thu đủ dưỡng chất duy trì các hoạt động sống cho cơ thể.
  • Vận động nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng do đột quỵ gây ra. Tập luyện đều đặn, kiên trì từ chút một để cảm nhận sự thay đổi, không vận động quá sức. Tốt hơn hết nên thực hiện theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
  • Theo dõi sức khỏe, chủ động thông báo với bác sĩ nếu cơ thể tiếp tục diễn ra các triệu chứng bất thường. Phát hiện sớm và can thiệp điều chỉnh giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe an toàn.

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà và cách phòng ngừa tái phát. Bạn đọc tham khảo, chăm sóc người bệnh đúng cách giúp hỗ trợ quá trình phục hồi, ngăn các biến chứng nguy hiểm đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi,...

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua

Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc...

Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả

Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải...

Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều viên uống chống đột quỵ, trong đó các sản phẩm của Nga...

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.