Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia
Đột quỵ là tình trạng cấp tính, có khả năng gây tử vong cao. Hiện nay, số lượng bệnh nhân đột quỵ ngày càng gia tăng, trong đó không ít trường hợp nặng không qua khỏi. Thống kê cho thấy, đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vậy, đột quỵ có di truyền không? Cùng giải đáp vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.
Đột quỵ có di truyền không?
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa hay cục máu đông xuất hiện. Máu không được cung cấp đủ khiến não bị bị tê liệt các hoạt động. Trường hợp nặng khi các tế bào thần kinh tại não thiếu dưỡng chất và oxy có thể chết đi, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Có nhiều yếu tố liên quan làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Trong đó có thể kể đến như yến tố tuổi tác, bênh lý động mạch, tim, bệnh tiểu đường, huyết áp,… Nếu không chăm sóc và khắc phục, người bệnh có khả năng gặp phải nhiều biến chứng, trong đó có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ và kiểm soát phòng tránh rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên do các triệu chứng xảy ra đột ngột nên nhiều trường hợp không cấp cứu kịp thời gặp phải mối nguy hại đe dọa tính mạng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe và can thiệp khắc phục càng sớm càng tốt.
Ngoài các vấn đề liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân và cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ, câu hỏi được quan tâm nhiều hiện nay là: “Đột quỵ có di truyền không?”. Bởi nhiều trường hợp có người thân bị đột quỵ qua đời xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sớm. Vậy, liệu chứng bệnh này có thể di truyền?
Theo các chuyên gia, đột quỵ là chứng bệnh có tỷ lệ xảy ra cao ở những đối tượng có cha, mẹ mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử đột quỵ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào có người thân cận huyết đột quỵ đều bùng phát triệu chứng của căn bệnh này.
Những yếu tố nguy cơ là chất xúc tác quan trọng khiến đột quỵ xảy ra. Vì thế, người có người thân bị đột quỵ cần chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh những yến tố tác động khiến cơn đột quỵ đột ngột xuất hiện. Đặc biệt tỷ lệ phát sinh cao hơn khi người trong gia đình có chung lối sống, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
Những thống kê gần đây cũng cho thấy, tỷ lệ đột quỵ không ngừng gia tăng. Nguyên nhân bùng phát triệu chứng cấp tính nguy hiểm có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ di truyền từ người thân cận huyết trong gia đình.
Ngoài ra, độ tuổi, lối sống thiếu khoa học, thói quen hút thuốc lá, lạm dụng chất kích thích, bia rượu,… cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Không chỉ riêng yếu tố di truyền, ngay cả khi gia đình bạn không có ai gặp phải tình trạng này nhưng bạn vẫn có nguy cơ cao nếu tiếp tục duy trì một lối sống không lành mạnh và không chủ động điều trị bệnh.
Tham khảo thêm: Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Có Thật Sự Là Cách Tốt?
Phương pháp phòng ngừa đột quỵ
Trường hợp cơn đột quỵ xuất hiện không được cấp cứu kịp thời, não thiếu máu trầm trọng có thể gây tử vong. Thời gian từ khi cơn đột quỵ xuất hiện đến lúc bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, trường hợp kịp thời can thiệp người bệnh cũng có khả năng gặp phải các di chứng suốt đời.
Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng tránh từ sớm bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, kết hợp khám sức khỏe định kỳ. Dưới đây là những yếu tố hỗ trợ phòng chống đột quỵ, bảo vệ an toàn sức khỏe, bạn đọc cần lưu ý:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không bỏ bữa, uống nhiều nước mỗi ngày. Đặc biệt bạn không được lạm dụng bia rượu, không sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Hình thành lối suy nghĩ tích cực, không để áp lực và căng thẳng kéo dài. Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, lấy lại sức.
- Ăn uống đủ chất, lựa chọn thực phẩm có lợi cho hệ tim mạch, không ăn những món gây tích tụ mảng xơ vữa như mỡ, nội tạng động vật,… Hãy lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu và nhiều dưỡng chất có lợi khác.
- Tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức vận động cơ thể, điều hòa lưu thông máu huyết. Việc tập luyện giúp cơ thể dẻo dai hơn, tránh gây tắc mạch ảnh hưởng đến não bộ. Ngoài ra, tập luyện thể dục còn giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối, ngăn nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm 1 – 2 lần. Đặc biệt đối với người đang gặp vấn đề sức khỏe nên chủ động khám chữa sớm. Phát hiện nguy cơ và các bệnh lý càng sớm càng giúp bạn có nhiều khả năng chữa khỏi bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe.
“Đột quỵ có di truyền không?”, hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi này. Yếu tố di truyền là một trong nguyên nhân gây đột quỵ, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có liên quan đến chứng bệnh này. Trường hợp bạn có lối sống không lành mạnh, thường xuyên ăn uống thiếu chất, dùng chất kích thích,… cũng có nguy cơ cao làm bùng phát các cơn đột quỵ nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!