Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh

Ăn gì chống đột quỵ? Theo chuyên gia, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất cần thiết khác cho hoạt động sống của cơ thể. Đồng thời tránh ăn những món có khả năng tăng cholesterol xấu, tích tụ xơ vữa thành động mạch dẫn đến nguy cơ đột quỵ nguy hiểm tính mạng.

Nguyên tắc dinh dưỡng phòng chống đột quỵ

Đột quỵ hiện nay có xu hướng xảy ra thường xuyên, xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tỷ lệ bệnh nhân là người trẻ cũng không ngừng gia tăng do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ sinh hoạt đời sống đến các vấn đề bên trong cơ thể. Trường hợp bệnh nhân không được cấp cứu trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên tắc dinh dưỡng phòng chống đột quỵ
Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ đột quỵ đột ngột

Não bộ không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy khiến các tế bào thần kinh dần chết đi. Khi cơn đột quỵ xuất hiện, bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất thường như mặt lệch, khó cử động tay chân, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu dữ dội. Trong 4 – 5 giờ đầu khi triệu chứng hình thành bệnh nhân không phát hiện làm khả năng cứu chữa giảm thấp.

Người bệnh qua cơn nguy kịch cũng có thể đối mặt với các di chứng vĩnh viễn không phục hồi. Do đó, chuyên gia luôn đưa ra cảnh báo nguy hiểm về đột quỵ, bất kể ai cũng có nguy cơ, vì thế hãy chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh từ sớm.

Đối tượng nguy cơ cao thường là người có sức khỏe kém, mắc bệnh tim, mạch máu, tuổi tác càng cao, cơ thể càng suy nhược. Một trong những yêu cầu phòng tránh đột quỵ được đề ra là vấn đề dinh dưỡng. Ăn uống đầy đủ cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng là yếu tố giúp bạn ngăn chặn nguy cơ đột quỵ tốt nhất.

Nguyên tắc dinh dưỡng phòng chống đột quỵ
Ăn uống đúng cách làm một trong những biện pháp phòng chống đột quỵ

Cụ thể, nguyên tắc chính trong ăn uống giúp bạn phòng ngừa đột quỵ được chuyên gia đề cập đến như:

  • Cân bằng dinh dưỡng, ăn đa dạng món ăn, sắp xếp thực đơn phù hợp. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một ngày, cần ăn với lượng calo phù hợp với thể trạng.
  • Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại trái cây, rau củ quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ăn thực phẩm với đa dạng màu sắc.
  • Hạn chế nạp nhiều chất béo xấu, cholesterol khiến mỡ máu tăng cao, có nguy cơ hình thành nhanh các mảng xơ vữa gây tắc mạch.
  • Ngoài ra bạn nên hạn chế nạp đường tinh chế vào cơ thể, kiểm soát thói quen ăn bánh kẹo ngọt. Có thể dùng đường phèn, mật ong tạo độ ngọt cho món ăn.
  • Ăn đầy đủ các chất, không bỏ qua chất xơ, đây là chất cần thiết cho hệ tiêu hóa, đồng thời còn giúp phòng ngừa tích tụ xơ vữa động mạch. Bổ sung đủ lượng kali cần thiết, uống đủ nước mỗi ngày.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, sống lành mạnh phòng tránh đột quỵ và các vấn đề gây hại sức khỏe khác. Đây là yếu tố giúp bạn nâng cao chất lượng đời sống thể chất lẫn tinh thần, ngăn ngừa rủi ro không mong muốn.

Ăn gì chống đột quỵ? – Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh

Vậy nên ăn gì chống đột quỵ? Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần bổ sung đa dạng thực phẩm. Trong đó, ưu tiên những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ngăn tình trạng tích tụ xơ vữa động mạch để tránh biến chứng đột quỵ.

Ăn gì chống đột quỵ? - Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh
Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe

Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng:

Ăn gì chống đột quỵ?

Như đã đề cập, việc cung cấp dinh dưỡng đúng cách, lựa chọn thực phẩm lành mạnh giúp bạn cải thiện sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh lý trong đó có đột quỵ. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt, cung cấp dinh dưỡng nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe, bạn đọc lưu ý:

Bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, rau xanh còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chế biến các món đơn giản, không chứa nhiều đường hay dầu mỡ giúp dưỡng chất hấp thu được trọn vẹn, cải thiện sức khỏe đề kháng giúp bạn phòng ngừa đột quỵ.

Quả giàu vitamin: Những loại quả mọng chứa nhiều vitamin C và các dưỡng chất khác giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mỡ máu và ngăn nguy cơ tích tụ mỡ thừa. Chẳng hạn quả nho, bưởi, dâu tây,… Bổ sung với lượng thích hợp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

Ăn tỏi tăng cường đề kháng: Tỏi chứa các chất chống oxy hóa, chất kháng sinh tự nhiên phòng ngừa nhiều chứng bệnh. Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên ăn tỏi để tránh đột quỵ. Tuy nhiên đây chỉ là thực phẩm hỗ trợ, bạn cần kết hợp thêm những thực phẩm đa dạng khác.

Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hạt: Ăn gì để chống đột quỵ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, ăn hạt, uống sữa hạt là một trong những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo. Một số loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, macca, hạt hạnh nhân,…

Các loại đậu cung cấp dinh dưỡng: Ngoài những thực phẩm kể trên, đậu cũng là thực phẩm thích hợp, cung cấp dinh dưỡng tốt mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hay tăng nguy cơ đột quỵ. Đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,… chứa nguồn dưỡng chất phong phú, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế tình trạng mỡ máu, tích tụ mảng xơ vữa.

Ăn cà chua: Ăn gì chống đột quỵ? Ngoài tỏi thì cà chua được nhắc đến nhiều trong nhóm thực phẩm phòng ung thư. Bởi, trong cà chua chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, cung cấp vitamin, nguyên tố vi lượng,… Bổ sung cà chua vào khẩu phần ăn giúp bạn tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch ngăn nguy cơ đột quỵ xảy ra.

Khoai lang chứa tinh bột tốt cho sức khỏe: Cơ thể cần được bổ sung lượng tinh bột nhất định mỗi ngày đáp ứng cho các hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên ăn cơm trắng quá nhiều có thể gây tăng cân, không có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường. Thay vào đó bạn có thể ăn khoai lang, đây là sự lựa chọn an toàn giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bất lợi cho sức khỏe.

Các loại trái cây khác: Ngoài nhóm trái cây có vị chua ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin C, bạn nên kết hợp ăn thêm một số loại quả chống đột quỵ khác như táo, chuối,… Lựa chọn những quả có vị thanh ngọt, không quá chua, không gây nóng trong. Ăn uống đa dạng giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất, khỏe mạnh hơn.

Ăn gì chống đột quỵ? - Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh
Bổ sung đa dạng thực phẩm giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng

Ăn cá hồi tốt cho sức khỏe: Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung đạm cho cơ thể. Một trong những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích có cá hồi, loại cá chứa lượng omega 3 dồi dào.

Trên đây là một số loại thực phẩm giải đáp thắc mắc ăn gì chống đột quỵ. Thực tế còn nhiều loại thực phẩm khác, tùy nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người để bổ sung sao cho phù hợp, cân đối. Người đang gặp vấn đề sức khỏe có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể, ngăn chặn biến chứng không mong muốn.

Kiêng ăn gì chống đột quỵ?

Ngoài câu hỏi ăn gì chống đột quỵ, nhiều người còn thắc mắc đến nhóm thực phẩm và món ăn không nên ăn để bảo vệ sức khỏe. Việc chủ động loại bỏ các món ăn không lành mạnh giúp bạn phòng tránh được nhiều biến chứng, bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng.

Hãy lưu ý và hạn chế sử dụng những thực phẩm dưới đây:

  • Người có nguy cơ cao cần điều chỉnh thói quen ăn uống, không nên ăn quá mặn, quá ngọt, không ăn nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật để phòng biến chứng đột quỵ.
  • Tránh ăn nhiều bơ, thịt đỏ, thay vào đó bạn nên bổ sung những loại thịt trắng lành tính hơn. Tuy nhiên không hẳn là kiêng ăn hoàn toàn, bạn vẫn có thể ăn nhưng chỉ nên dùng với lượng vừa đủ, không ăn nhiều.
  • Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, chất bảo quản.
  • Ngoài ra, về thức uống bạn cũng nên kiêng sử dụng rượu bia quá nhiều, không lạm dụng thức uống chứa chất kích thích, đồ uống đóng chai.

Bổ sung thực phẩm phù hợp, kiêng một số món ăn, thức uống không lành mạnh giúp bạn cải thiện sức khỏe, nạp năng lượng đúng cách tăng đề kháng và hệ miễn dịch. Đây là yếu tố chính giúp bạn phòng chống đột quỵ, chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Chế độ ăn uống đúng cách, phù hợp giúp bạn cải thiện thể chất, tránh các bệnh lý gây hại sức khỏe. Đặc biệt đối với nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng góp phần ngăn chặn rủi ro này xảy ra làm ảnh hưởng sức khỏe, đe dọa tính mạng.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe và phòng nguy cơ đột quỵ

Bên cạnh các vấn đề kể trên, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng dưới đây:

  • Lựa chọn nguồn thực phẩm lành mạnh, không ăn những thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng, dập nát, nhiễm hóa chất độc hại. Chọn nguồn hàng chất lượng, uy tín để an tâm khi dùng.
  • Khi mua thực phẩm về có thể ngâm trong nước muối hoặc sử dụng dung dịch rửa trái cây, rau củ quả để sơ chế loại bỏ tạp chất.
  • Bảo quản đúng cách, không sử dụng thức ăn đã rã đông nhiều lần có thể bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chế biến đơn giản, ưu tiên món ăn không quá nhiều dầu mỡ, dạng hấp luộc giữ được trọn vẹn dưỡng chất.
  • Không ăn nhiều món chiên rán dầu mỡ, món ăn quá mặn, nhiều đường, đồ ăn cay nóng,… để bảo vệ dạ dày, đường ruột và sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bảo vệ sức khỏe, bạn nên thiết lập lại thói quen sống, loại bỏ những việc làm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn không thức quá khuya, không ăn quá muộn, dành thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao tăng cường thể chất và duy trì cân nặng,…

Kết hợp ăn uống và tập luyện phù hợp giúp bạn cải thiện sức khỏe, chống đột quỵ. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi chỉ số sức khỏe, chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Can thiệp điều trị sớm càng giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Ăn gì để chống đột quỵ?”. Có thể nói chế độ ăn uống đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong phòng bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe. Bạn đọc cần chủ động điều chỉnh thói quen ăn uống không lành mạnh, kết hợp chăm sóc bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa đột quỵ và nhiều vấn đề gây hại sức khỏe khác.

Có thể bạn quan tâm:

Phòng tránh đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng

Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà Theo Bộ Y Tế

Đột quỵ không chỉ để lại di chứng nặng nề mà còn nhiều khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là bệnh lý cấp tính, xảy ra...
Lưu ý khi sử dụng viên uống chống đột quỵ

6 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Được Review Tốt

Trên thị trường có nhiều loại viên uống chống đột quỵ của Đức, bạn đọc có thể tham khảo và...

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Đột quỵ là gì?

Đột Quỵ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và Phòng ngừa

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Chỉ trong khoảng thời gian...

Thời gian vàng cứu chữa bệnh nhân đột quỵ

Top 9 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Có Uy Tín Nhất Tại TP.HCM

Bệnh viện chữa đột quỵ tại TPHCM hiện tại gồm có 26 đơn vị chính gồm bệnh viện công lập...

Co cứng cơ sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ và Giải Pháp Khắc Phục Tốt

Co cứng cơ sau đột quỵ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.