Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa
Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm, khả năng gây tử vong cao, xảy ra đột ngột và rất nhanh chóng. Việc xử lý đột quỵ không kịp thời, đúng cách sẽ khiến cho não bộ, tim mạch ngưng hoạt động hoàn toàn, bệnh nhân không thể cứu chữa. Trường hợp qua cơn nguy kịch, người trẻ phải chịu các di chứng suốt cuộc đời.
Đột quỵ ở người trẻ – Nguy hiểm như thế nào?
Theo thống kê trên toàn thế giới, tỷ lệ bệnh nhân qua đời liên quan đến đột quỵ không ngừng gia tăng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh tử vong chỉ sau khi các triệu chứng bất thường bùng phát trong thời gian ngắn.
Đối tượng đột quỵ ngày càng trẻ hóa, không chỉ riêng người cao tuổi, người có sức khỏe yếu hay đang gặp vấn đề tim mạch, não bộ mới có nguy cơ đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ không ngừng gia tăng, liên quan đến nhiều yếu tố từ đời sống đến sức khỏe.
Cơn đột quỵ xuất hiện khi mạch máu đến não bị tắt nghẽn hoặc thậm chí là vỡ gây xuất huyết não. Các tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất dần chết đi khiến não ngừng hoạt động. Thời gian từ khi cơn đột quỵ xuất hiện đến lúc người bệnh tử vong diễn ra chỉ trong tích tắc.
Có đến 15% tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi. Chính vì thế bạn đọc không nên chủ quan. Bệnh có tính cấp tính, nhanh chóng xuất hiện và để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Trường hợp được cứu chữa kịp thời, người bệnh có thể kéo dài tiên lượng sống, mặc dù vậy khả năng gặp phải di chứng cao, đeo bám người bệnh suốt cuộc đời.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng may mắn cứu chữa kịp thời. Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi phát cơn đột quỵ không xử lý đúng cách dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn nên chủ động bảo vệ cơ thể trước căn bệnh này, đồng thời chăm sóc, điều trị các vấn đề sức khỏe khác theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn biến chứng xấu.
Tham khảo thêm: Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm ở người trẻ
Tương tự như trường hợp đột quỵ xảy ra ở người cao tuổi, người trẻ bị đột quỵ cũng có 3 dạng gồm đột quỵ do thiếu mãu não, xuất huyết não hay đột quỵ thiếu máu não thoáng qua. Mỗi loại sẽ có tỷ lệ tử vong và mức độ nguy hiểm khác nhau.
Trong đó, người bệnh tử vong do xuất huyết não cao hơn những dạng đột quỵ khác. Xảy ra khi động mạch bị xơ cứng, từ đó các vết nứt bắt đầu hình thành khiến cho máu bị rò rỉ. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí khó cứu chữa dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Do đó, khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết, bạn đọc nên lưu ý:
- Có cảm giác tê bì tay chân, mặt méo xệch, lệch miệng bất thường là các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.
- Người trẻ đột ngột khó nói, giọng nói bị ngọng, lưỡi cứng đờ, phát âm không rõ ràng.
- Khả năng nhìn trở nên kém hơn, không quan sát sự vật một cách rõ ràng được như bình thường.
- Kèm theo đó là hiện tượng chóng mặt, đau nhức đầu dữ dội khiến việc di chuyển, giữ thăng bằng trở nên khó khăn.
- Buồn nôn, nôn, nhận thức giảm, không nhớ rõ những việc vừa mới diễn ra.
Đến bệnh viện ngay khi cơ thể có các biểu hiện như đã đề cập. Chúng có khả năng là triệu chứng cảnh báo sớm cơn đột quỵ nguy hiểm. Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có tiên lượng sống nghèo nàn, khả năng tử vong cao.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Như các bạn đã biết, đột quỵ nói chung xảy ra do nguyên nhân dị tắc nghẽn mạch máu não, ảnh hưởng từ các bệnh lý tim mạch, xuất hiện cục máu đông,… Trong thời gian vàng điều trị đột quỵ, nếu bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện tỷ lệ cứu sống thấp.
Bởi các vấn đề mạch máu nuôi các cơ quan đầu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ có thể làm cơ thể trì trệ toàn bộ hoạt động. Những trường hợp may mắn được cứu sống, các di chứng sau đột quỵ cũng kéo dài mãi mãi, bệnh nhân phải sống chung với chúng suốt đời. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh tái phát đột quỵ đe dọa tính mạng là rất cao.
Khác với đột quỵ ở người cao tuổi, đột quỵ ở người trẻ xảy ra có liên quan đến các bệnh lý về não bộ, các dị dạng mạch máu hoặc ảnh hưởng từ giải phẫu phình động mạch não, u mạch,… Ngoài ra, người trẻ bị đột quỵ còn có liên quan đến bệnh tim mạch, huyết khối buồng tim và nhiều vấn đề khác.
Những yếu tố nguy cơ cao, tăng khả năng đột quỵ ở người trẻ chẳng hạn:
- Thiếu ngủ, mất ngủ: Cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài. Việc thường xuyên mất ngủ, thức khuya là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
- Căng thẳng, áp lực: Stress công việc, đời sống, các mối quan hệ khiến người trẻ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thần kinh trung ương, tình trạng áp lực trong thời gian dài khiến sức khỏe ngày càng suy yếu, tăng nguy cơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông làm máu huyết kém lưu thông.
- Lối sống không khoa học: Uống nhiều bia rượu, ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ quá nhiều, thức ăn quá ngọt, quá mặn,… Nếu các thói quen này kéo dài, sức khỏe sẽ gặp nhiều vấn đề. Trong đó, điển hình là nguy cơ tăng huyết áp, tích tụ mảng xơ vữa làm tắc động mạch tim, não gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Tình trạng đột quỵ ở người trẻ có khả năng xảy ra do ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan khác. Trong đó đặc biệt là các vấn đề tim mạch, huyết áp, bệnh mãn tính như tiểu đường,… Bệnh lý không được điều trị, tiến triển nặng nề gây tắc nghẽn động mạch nuôi não, dẫn đến đột quỵ não, đột quỵ tim…
Người bệnh sẽ nhanh chóng tử vong nếu mạch máu không được lưu thông. Xuất huyết não, vỡ mạch máu rút ngắn thời gian sống và cứu chữa của bệnh nhân. Chính vì thế, giới trẻ không nên chủ quan, thay vào đó cần chủ động khám chữa, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm: Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?
Chăm sóc, phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ ở người trẻ có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, ngoài ra tỷ lệ tử vong nếu cấp cứu chậm trễ là rất cao. Mặc dù vậy, các triệu chứng cảnh báo sớm thường dễ bị nhầm lẫn, đồng thời người trẻ chủ quan, không khám chữa từ khi các bất thường mới xuất hiện.
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, trường hợp đột quỵ ở người dưới 50 tuổi mang tính chất cấp tính, tức diễn biến đột quỵ nhanh chóng và nặng nề. Nếu không kiểm soát, tế bào não dần chết đi khiến cơ thể gặp phải các tai biến vô cùng nghiêm trọng.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng ngừa chứng bệnh này. Một vài lưu ý trong xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe như sau:
- Ăn uống đều độ:
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe. Theo chuyên gia, nếu bạn ăn uống đúng cách, khoa học và đều độ sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, vóc dáng cân đối và một tinh thần khỏe.
Theo đó, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, gia vị không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi, bổ sung đủ đạm, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Xây dụng một chế độ ăn phù hợp với thể trạng, ăn đầy đủ chất giúp phòng bệnh tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ cho người trẻ.
- Sinh hoạt lành mạnh:
Giấc ngủ như đã đề cập có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Người trẻ thường xuyên lo âu, mất ngủ, không ngủ ngon giấc có khả năng bị đột quỵ cao. Do đó, hãy điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hàng ngày, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, cải thiện giấc ngủ bằng cách tập thể dục, ngồi thiền, học yoga,…
Áp dụng các phương pháp trị mất ngủ. Đồng thời, không nên thức quá khuya, cố gắng sắp xếp thời gian ngủ đủ mỗi ngày để cơ thể phục hồi, cải thiện các vấn đề sức khỏe.
- Tập luyện thể dục:
Tập luyện thể dục, thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Việc lười vận động khiến cơ thể trở nên ù lỳ, không có sức sống, thừa cân, béo phì làm tăng khả năng hình thành mảng xơ vữa, cục máu đông.
Do đó, người trẻ tuổi nên xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Bên cạnh ăn ngon, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục cũng là cách giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe. Luyện tập thường xuyên, lựa chọn môn thể dục phù hợp với thể trạng. Không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, thói quen tốt này còn giúp bạn ngủ ngon giấc hơn, có tinh thần khỏe mạnh hơn.
Tham khảo thêm: Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ:
Yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng, góp phần cải thiện sức khỏe mà nhiều người không chú ý đến. Bên cạnh điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ, dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần vui vẻ lạc quan cũng là vấn đề mà bạn đọc cần lưu ý.
Trường hợp tâm trạng mệt mỏi, chán chường, áp lực công việc, stress kéo dài có khả năng gây ra nhiều hệ lụy lên hệ thần kinh, làm rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh lý khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân liên quan làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
Do đó, bạn nên chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần. Không nên bi quan, lo âu quá nhiều, nếu gặp vấn đề trong cuộc sống nên tìm sự giúp đỡ từ người thân, đồng thời tìm hiểu nhu cầu và khả năng của bản thân. Xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh là cách tốt nhất để bạn cải thiện sức khỏe.
- Tránh thói quen xấu:
Không lạm dụng rượu bia, không sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Điều chỉnh thói quen xấu thay thế bằng các thói quen lành mạnh, có lợi. Ngoài ra, để giảm rủi ro đột quỵ, bạn nên tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng những hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây hại cho các cơ quan quan trọng.
- Khám sức khỏe định kỳ:
Chủ động khám sức khỏe định kỳ là một trong những lời khuyên chuyên gia dành cho người trẻ. Không nên chủ quan, vì ở độ tuổi nào bạn cũng có khả năng bị đột quỵ hoặc mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác.
Trường hợp phát hiện sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao, giúp bạn phòng tránh được rủi ro biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe nặng nề. Do đó, bạn đọc nên định kỳ đến bệnh viện uy tín khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra các cơ quan có dấu hiệu bất thường để được hỗ trợ khắc phục sớm.
Đột quỵ ở người trẻ có tỷ lệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên người bệnh vẫn có tâm thế chủ quan, không xử lý sớm khi các biểu hiện bất thường xuất hiện. Trường hợp nghiêm trọng, không thể cứu chữa, người bệnh nhanh chóng tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Đây là bệnh cấp tính có mức độ nguy hiểm cao, bạn trẻ nên chủ động tầm soát và điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- 9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua
- 9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!