Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất
Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải thiện tính linh hoạt của các cơ quan, đồng thời khắc phục những ảnh hưởng về thần kinh. Các giải pháp được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ bệnh nhân lấy lại kỹ năng khi cơn đột quỵ làm não bộ bị tổn thương gây ra.
Tầm quan trọng của việc phục hồi sau đột quỵ
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ nếu không chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, tỷ lệ thường gặp ở nhóm đối tượng người cao tuổi, người có sức khỏe, thể trạng suy nhược, mắc bệnh mãn tính, bệnh tim, tiểu đường,…
Cơn đột quỵ xuất hiện một cách đột ngột với các triệu chứng điển hình như đau nhức đầu dữ dội, chóng mặt, tứ chi yếu, khó vận động, nói chuyện khó, phát âm không rõ chữ,… Nếu nhận thấy những biểu hiện này cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Trường hợp chậm trễ, khả năng cứu sống thấp, tiên lượng sống của người bệnh chỉ còn trong thời gian ngắn, thậm chí là tử vong ngay tại chỗ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân may mắn được cấp cứu kịp thời, tránh được rủi ro nguy hiểm nhất.
Tỷ lệ bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch có chuyển biến ngày càng tích cực do ý thức phòng bệnh và cấp cứu kịp thời của người dân. Mặc dù vậy, bệnh nhân cũng khó tránh khỏi việc gặp phải các di chứng sau tai biến.
Bởi, những tổn thương tại não, dây thần kinh khó phục hồi hoàn toàn, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi, cơ thể lão hóa tự nhiên. Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quy. Các biện pháp nhằm giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Tầm quan trọng của phục hồi chức năng sau đột quỵ được các chuyên gia đề cập đến, bao gồm duy trì vận động, tránh biến chứng bại liệt, cải thiện khả năng nói, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong sinh hoạt hàng ngày, giảm các tai biến liên quan đến thần kinh,… và nhiều lợi ích khác.
Mỗi tình trạng sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn các giải pháp phục hồi sau đột quỵ riêng. Bệnh nhân có thể được chỉ tập vật lý trị liệu duy trì vận động, tập nói, phát âm như người bình thường, tập di chuyển chân tay, thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân, ăn uống.
Người bệnh nhẹ có thể phục hồi chức năng sau đột quỵ nhanh chóng, tuy nhiên có nhiều trường hợp phục hồi chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài. Thông thường quá trình tập luyện, chăm sóc phải diễn ra liên tục từ 3 – 6 tháng hoặc hơn để cơ thể dần ổn định sau khi trải qua cơn nguy kịch.
Khả năng phục hồi ở mỗi bệnh nhân sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ đột quỵ và khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể. Bệnh nhân nếu áp dụng các giải pháp đúng cách, chăm sóc tốt có thể phục hồi một phần hoặc nhiều hơn, giúp cho sinh hoạt đời sống không quá phụ thuộc vài người thân.
Mặc dù vậy, cũng có nhiều trường hợp cơ thể không đáp ứng trị liệu, không phục hồi vận động. Tình trạng bại liệt, khó ăn nói, thần kinh rối loạn, mất kiểm soát đại tiểu tiện,… là các di chứng có thể xảy ra sau đột quỵ không thể hồi phục khiến người bệnh gặp càng nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Tham khảo thêm: Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Có Thật Sự Là Cách Tốt?
Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả
Như trên đã đề cập đến tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi sau đột quỵ. Dưới đây sẽ là một số cách được áp dụng. Chẳng hạn, bạn có thể tập luyện các động tác phục hồi chức năng, sử dụng laser nội mạch hay châm cứu truyền thống,… Cụ thể:
Phương pháp laser nội mạch
Trong các biện pháp được áp dụng phục hồi chức năng cho người bệnh sau khi cấp cứu đột quỵ có giải pháp chiếu laser nội mạch. Bác sĩ sử dụng tia laser ở công suất thấp chiếu vào bên trong lòng của tĩnh mạch. Thông qua nhiệt độ của tia laser, máu máu được kích hoạt lưu thông đều hơn, tối ưu hoạt động của mạch máu nuôi tim và thần kinh.
Người bệnh được chiếu laser nội mạch ghi nhận các chuyển biến tích cực trong quá trình phục hồi hoạt động của cơ thể. Biện pháp đơn giản, nhẹ nhàng không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng điều trị bằng giải pháp này.
Các trường hợp không áp dụng laser nội mạch bao gồm người bị liệt chi dưới không còn khả năng vận động, người bị huyết khối tĩnh mạch chi dưới hoặc đối tượng phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, bên cạnh các lợi ích mà phương pháp này mang lại cho bệnh nhân sau đột quỵ, hãy thận trọng bởi chiếu laser vào cơ thể cũng gây ra không ít phản ứng phụ. Bệnh nhân có thể bị tức ngực, khó thở, chảy máu tại vị trí tác động, sưng chân,…
Vận động phục hồi chức năng
Người bệnh qua cơn nguy kịch, dần ổn định có thể được chỉ định thực hiện các bài tập nhằm vận động phục hồi chức năng sau đột quỵ. Mục tiêu hướng đến của các bài vận động là giúp người bệnh tăng sức mạnh cho cơ, cho chân, giúp người bệnh có thể đi đứng, ngồi, nằm chủ động.
Người bệnh nên tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín hoặc tập luyện theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị để tránh chấn thương, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu. Trường hợp tập sai cách, lạm dụng vận động với mong muốn phục hồi tốt hơn có khả năng gây ra các tai biến khác nguy hiểm.
Ngoài luyện tập vận động thông thường, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các dụng cụ máy móc hỗ trợ. Chẳng hạn máy kích thích điện giúp cơ hoạt động tốt hơn, công nghệ robot hỗ trợ vận động,…
Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, bệnh nhân hãy tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để tham gia phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Châm cứu
Châm cứu là biện pháp điều trị, phục hồi chức năng theo hướng Y học cổ truyền. Biện pháp sử dụng kim châm tuyệt trùng tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể nhằm giảm đau nhức, kích thích máu huyết lưu thông, hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân trải qua tai biến.
Tốt hơn hết bạn hãy lựa chọn địa chỉ khám chữa uy tín, có bác sĩ Y học cổ truyền tay nghề giỏi để châm cứu nhằm sớm hoạt động trở lại bình thường. Không tự châm cứu, bởi nếu sơ suất trong quá trình thục hiện có thể gây nhiễm trùng, tác động sai mạch dẫn đến bầm tím, tụ máu bầm và các tổn thương nặng nề hơn.
Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh
Giải pháp phục hồi cảm xúc, ý thức
Bên cạnh áp dụng các giải pháp phục hồi sau đột quỵ kể trên, thần kinh, cảm xúc cũng cần được quan tâm và điều chỉnh. Bởi những tổn thương dây thần kinh khi đột quỵ xảy ra có thể không phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân có thể gặp các di chứng vĩnh viễn như mất ý thức, không kiểm soát hành vi.
Do đó, sau khi cấp cứu đột quỵ, ngoài việc lấy lại khả năng vận động, bệnh nhân rất cần được quan tâm, phục hồi chức năng hệ thần kinh. Một số liệu pháp được áp dụng như:
- Tập luyện lại các kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết và phán đoán các vấn đề. Ngoài ra, người bệnh còn được hướng dẫn lại điều chỉnh các phát ngôn, hành vi ngôn ngữ, nhận biết các vấn đề trong xã hội.
- Người sau đột quỵ được hướng dẫn kỹ năng nói, nghe và đọc hiểu.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phải đến gặp chuyên gia tâm lý để đánh giá và điều trị tình trạng rối loạn nhận thức, mất ý thức từ sớm sau khi điều trị cấp cứu đột quỵ. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định tham gia vào các nhóm hỗ trợ chuyên sâu.
- Bên cạnh liệu pháp tâm lý, một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định giúp bệnh nhân ổn định giấc ngủ, cải thiện tinh thần, tâm lý.
Áp dụng các giải pháp phục hồi sau đột quỵ đúng cách và kịp thời giúp bệnh nhân ngăn chặn các rủi ro không mong muốn. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở phục hồi chấn thương thần kinh, tâm lý uy tín để đảm bảo an toàn trong quá trình trị liệu.
Ngăn chặn tái phát
Bên cạnh áp dụng các biện pháp phục hồi sau đột quỵ, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn trong phòng tránh tái phát từ bác sĩ chuyên khoa. Những lưu ý này cũng là yếu tố góp phần tăng khả năng phục hồi và giải quyết các vấn đề cho bệnh nhân sau khi vượt qua cơn nguy kịch. Cụ thể:
Tham khảo thêm: 9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua
- Thường xuyên theo dõi các chỉ số, bao gồm chỉ số huyết áp, đường huyết, nhịp tim. Nếu phát hiện các bất thường, nhanh chóng thông báo để được bác sĩ xử lý.
- Bệnh nhân hãy nghiêm túc chấp hành các hướng dẫn điều trị đột quỵ, bao gồm sử dụng thuốc và điều chỉnh các thói quen không lành mạnh. Đặc biệt là việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá,… Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh để kéo dài tốt nhất sự sống, tránh nguy cơ cơn đột quỵ tái phát nguy hiểm tính mạng.
- Vận động thể dục giúp máu huyết lưu thông, kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Vấn đề này bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng được thực đơn phù hợp thể trạng và tình trạng sức khỏe.
- Sau đột quỵ từ 1 – 2 ngày người bệnh có thể được chỉ định phục hồi chức năng bằng các giải pháp tương ứng. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự vận động mạnh, áp dụng các bài tập không phù hợp có khả năng cao gây chấn thương nguy hiểm.
- Mỗi trường hợp sẽ có thời gian phục hồi khác nhau, điều cần làm là kiên nhẫn, thực hiện theo hướng dẫn, cảm nhận sự thay đổi và chủ động liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các vấn đề bất thường.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được các biện pháp phục hồi sau đột quỵ được áp dụng hiện nay. Tùy tình trạng, bác sĩ sẽ hướng dẫn giải pháp phù hợp, đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh. Tuân thủ theo phác đồ, đồng thời theo dõi cơ thể, tái khám theo lịch để được hỗ trợ kip thời, duy trì thể trạng và tuổi thọ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà Theo Bộ Y Tế
- Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!