Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Có Thật Sự Là Cách Tốt?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Thực hư mẹo chữa này như thế nào? Có thật sự tốt và hiệu quả? Theo đánh giá từ các chuyên gia đầu ngành, cách sơ cứu này vẫn chưa có cơ sở khoa học. Trường hợp áp dụng làm chậm trễ thời gian cứu chữa tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì? Có nên thực hiện?

Đột quỵ hay còn được gọi với tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Đột quỵ là các tổn thương cấp tính, xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc nứt vỡ gây xuất huyết.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì? Có nên thực hiện?
Đột quỵ xuất hiện để lại các di chứng nặng nề cho người bệnh

Máu cung cấp cho não bị thiếu hụt khiến các tế bào thần kinh dần chết đi, từ đó gây ra những triệu chứng bất thường. Mỗi phút trôi qua, số lượng tế bào chết đi càng nhiều khiến cho bệnh nhân suy kiệt, thu hẹp thời gian điều trị, tăng nguy cơ tử vong.

Nhận biết sớm triệu chứng, sơ cứu và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện là yếu tố góp phần tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh. Theo đó, hãy chủ động thông báo với người thân hoặc người xung quanh khi bị khó nói, uống nước nghẹn, mắt mờ, liệt nửa người không nhấc được chân tay, mặt méo lệch một bên,…

Tuy nhiên do nhiều người không nhận biết các triệu chứng nguy cơ cao từ sớm nên bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện kịp thời rất thấp. Càng kéo dài, thời gian vàng bị rút ngắn lại khiến bệnh nhân khó cứu chữa, thậm chí có khả năng tử vong ngay tại chỗ.

Ngoài ra, hiện nay nhiều người còn truyền tai nhau biện pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim. Cụ thể, người sơ cứu sẽ dùng kim châm vào đầu ngón tay, ngón chân, dái tai rồi nặn máu ra để cấp cứu bệnh nhân tại chỗ. Thế nhưng liệu giải pháp này có mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn không?

Theo các chuyên gia, trên thực tế đây chỉ là cách làm được truyền miệng, hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định tính hiệu quả của nó. Chính vì thế, tốt hơn hết bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện trong 4 – 6 giờ đầu tiên khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì? Có nên thực hiện?
Sơ cứu đột quỵ bàng kim là phương pháp truyền miệng không có cơ sở khoa học chính thống

Càng kéo dài thời gian vàng cấp cứu đột quỵ càng khiến bệnh nhân tử vong nhanh. Bởi như đã đề cập, mỗi phút trôi qua tế bào thần kinh sẽ chết dần đi do thiếu máu . Vì thế, tốt hơn hết bạn nên áp dụng các biện pháp sơ cứu có cơ sở khoa học và gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nên làm gì khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ?

Vậy trường hợp nhận thấy một người có dấu hiệu đột quỵ bạn nên làm gì? Có thể bạn chưa biết, thời gian đầu khi các triệu chứng bất thường xuất hiện, việc cấp cứu nhanh chóng là thiết yếu giúp bệnh nhân duy trì sự sống. Bởi, nếu chậm trễ thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân có thể tử vong.

Các chuyên gia cho biết thêm, khoảng thời gian cấp cứu cần diễn ra từ 4 – 6 giờ đầu khi người bệnh xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, hãy thực hiện điều này càng nhanh chóng càng tốt, kịp thời cấp cứu giúp bệnh nhân có nhiều hy vọng cứu chữa và tránh các di chứng không mong muốn về sau.

Do đó, bạn hãy gọi ngay cho cấp cứu khi nhận thấy người có các biểu hiện đột quỵ. Trong thời gian đó bạn hãy để người bệnh nằm nghiêng bên phải, nới lỏng quần áo trên người. Nếu không liên hệ được cho bệnh viện hãy chủ động gọi taxi để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Nếu người bệnh còn ý thức, hãy chủ động nói chuyện để tránh tình trạng rơi vào hôn mê. Ngược lại nếu bệnh nhân thở khó, ngưng thở hãy tiến hành hô hấp nhân tạo, thổi hơi vào miệng để duy trì sự sống cho người bệnh trong lúc chờ nhân viên y tế đến hỗ trợ.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì? Có nên thực hiện?
Gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy người có biểu hiện đột quỵ

Ngoài ra, một số bệnh nhân đột quỵ có triệu chứng nôn mửa, bạn nên làm sạch miệng, chùi nước dãi, kê đầu để tránh bệnh nhân bị hóc thức ăn trào ngược. Không nên cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong thời gian này để tránh các tình huống xấu xảy ra.

Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc khi thấy dấu hiệu bất thường nếu thuốc không nằm trong danh mục thuốc điều trị bệnh đang dùng. Lạm dụng sai thuốc càng khiến tình trạng đột quỵ trở nên nguy hiểm hơn, đẩy nhanh nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Do đó, tốt hơn hết bạn chỉ nên sơ cứu, giúp bệnh nhân hô hấp trong thời gian đợi xe cứu thương. Việc sơ cứu bệnh nhân đột quỵ còn đòi hỏi sự bình tĩnh của người thực hiện.

Nếu người thân trong gia đình nằm trong nhóm có khả năng cao bị đột quỵ, bạn nên tìm hiểu các nội dung liên quan đến sơ cứu để chuẩn bị tinh thần ứng phó, giữ bình tĩnh nếu tình huống không mhy xảy ra.

Hy vọng bài viết sau đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề sơ cứu đột quỵ bằng kim. Thực tế giải pháp này không có cơ sở khoa học chính thống, chỉ được dân gian truyền miệng. Áp dụng cách sơ cứu không an toàn không chỉ khiến triệu chứng nặng nề hơn mà còn tăng nguy cơ tử vong nhanh chóng cho người bệnh.

Có thể bạn chưa biết:

Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả

Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải...

Đột quỵ có di truyền không?

Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Đột quỵ là tình trạng cấp tính, có khả năng gây tử vong cao. Hiện nay, số lượng bệnh nhân...

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng

7 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Được Khuyên Dùng Từ Bác Sĩ

Sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng cách giúp bạn phòng tránh được các rủi biến chứng, kéo dài tiên...

Cách phòng chống đột quy tai biến 

9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua

Đột quỵ hay còn gọi lại tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị...

Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều viên uống chống đột quỵ, trong đó các sản phẩm của Nga...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.