Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm, triệu chứng xảy ra đột ngột có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh. Tùy mức độ nặng nhẹ và nhiều yếu tố khác mà mức chi phí cần cho điều trị đột quỵ sẽ không giống nhau hoàn toàn.

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Đột quỵ xảy đến bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao gồm người đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, có tiền sử đột quỵ, người bị suy kiệt cả thể chất lẫn tinh thần, người béo phì, thừa cân, có thói quen sống kém lành mạnh,…

Những yếu tố
Cơn đột quỵ xảy đến đột ngột khiến người bệnh đối mặt với rất nhiều rủi ro

Chủ động phòng tránh đột quỵ từ sớm giúp bạn bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe. Bởi, đột quỵ là chứng bệnh nguy hiểm, trên thế giới và ngay cả trong nước ta bệnh lý này có tỷ lệ tử vong khá cao. Nếu không phòng ngừa sớm, triệu chứng xuất hiện đột ngột không cấp cứu kịp thời phát sinh nhiều hệ lụy cho bệnh nhân.

Ngoài các vấn đề về triệu chứng, phương pháp cấp cứu, lưu ý về đột quỵ, nhiều người còn quan tâm đến mức chi phí điều trị. Theo đó, các bác sĩ cho biết, về chi phí điều trị bệnh trên thực tế tùy từng trường hợp sẽ khác nhau. Số tiền người bệnh phải chi trả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bảng giá chỉ mang tính tạm thời và còn nhiều chi phí phát sinh trong suốt quá trình điều trị. Dưới đây là một số yếu tố liên quan, quyết định đến chi phí điều trị đột quỵ bạn đọc tham khảo:

  • Mức độ bệnh lý của người bệnh, nếu tình trạng đột quỵ nhẹ, mức chi phí cần cho việc cấp cứu, điều trị và phục hồi không quá cao. Ngược lại với các ca khó, bác sĩ chỉ định phẫu thuật,… mức giá sẽ khác so với tình trạng nhẹ.
  • Mức độ tiếp nhận điều trị và phục hồi của người bệnh. Một số bệnh nhân sau điều trị gặp phải các di chứng nặng cần đến bệnh viện và điều trị trong thời gian dài.
  • Cơ sở bệnh viện, bác sĩ điều trị, các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết. Mỗi bệnh viện sẽ có mức giá điều trị khác nhau.
  • Nếu người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm chi trả một phần viện phí.

Ngoài những yếu tố kể trên, chi phí điều trị đột quỵ còn phụ thuộc vào các vấn đề liên quan khác, bao gồm khả năng điều trị, thời gian cấp cứu,… Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm, ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường giúp nâng cao hy vọng cứu chữa kịp thời, duy trì sự sống cho người bệnh.

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ
Chi phí điều trị đột quỵ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trong những trường hợp xấu, bệnh nhân không được cấp cứu trong thời gian vàng, tỷ lệ tử vong cao, đồng thời bệnh nhân mắc phải những di chứng nặng mang theo đến suốt cuộc đời. Chính vì thế, tốt nhất mỗi người nên nâng cao cảnh giác đối với chứng bệnh nguy hiểm này.

Bảng giá chi phí điều trị đột quỵ cơ bản

Trên thực tế, đột quỵ là một bệnh lý khó, liên quan đến mạch máu não. Do đó, các can thiệp sẽ đòi hỏi kỹ thuật của bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và cần nhiều thiết bị hiện đại, thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế, về cơ bản mức chi phí điều trị đột quỵ là không nhỏ.

Người bệnh ngay cả khi đã được cứu sống vẫn có khả năng gặp phải các di chứng vĩnh viễn. Ngoài số tiền bỏ ra cho việc cứu sống tính mạng, thời gian sau đó bệnh nhân cần nhiều chi phí khác trong điều trị phục hồi, chăm sóc thể chất và cả mặt tinh thần.

Theo thống kê cho thấy, một ca bệnh điều trị đột quỵ sẽ có mức giá dao động từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng. Mỗi bệnh nhân, mỗi cấp độ bệnh sẽ có sự chênh lệch chi phí riêng. Ngoài ra như trên cũng đã đề cập, người bệnh sẽ phải chi trả thêm nhiều chi phí phát sinh khác.

Dưới đây là bảng giá chi phí điều trị đột quỵ cơ bản về khoảng dùng thuốc, phẫu thuật, nội trú và điều trị phục hồi sau đột quỵ, bạn đọc tham khảo:

Chi phí điều trị bằng thuốc

Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc điều trị đột quỵ. Thông thường nguyên nhân đột quỵ là do mạch máu bị tắc nghẽn khi cục máu đông hình thành. Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi tuyết và các nhóm thuốc cần thiết nhằm can thiệp xử lý ngay tình trạng tắc nghẽn này để cứu sống bệnh nhân.

Ngoài ra, thời gian phục hồi bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị và phòng ngừa rủi ro biến chứng tái phát, đe dọa tính mạng. Tùy mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe, loại thuốc cần dùng cho mỗi người bệnh, chi phí điều trị đột quỵ bằng thuốc sẽ khác nhau.

Theo đó, mỗi đơn thuốc có thể từ 500.000đ – 700.000đ tùy loại. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, phòng tránh tình trạng lạm dụng, kết hợp thuốc bừa bãi gây ra các tương tác thuốc nguy hại sức khỏe, ảnh hưởng kết quả điều trị bệnh.

Nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị đột quỵ: Thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp và các nhóm thuốc khác.

Chi phí phẫu thuật

Một số trường hợp tắc nghẽn mạch máu, xuất huyết não nghiêm trọng không thể cấp cứu bằng thuốc cần nhanh chóng phẫu thuật giải phóng mạch máu cứu sống người bệnh. Chi phí phẫu thuật mạch máu não thường khá cao.

Bảng giá chi phí điều trị đột quỵ cơ bản
So với các chi phí khác, chi phí phẫu thuật đột quỵ rất cao

Hiện nay, với sự phát triển của y học, thực hiện phẫu thuật cấp cứu đột quỵ đã đạt được nhiều thành tựu. Các phương pháp can thiệp như cắt bỏ huyết khối, phẫu thuật cắt phình động mạch, cắt nội mạch động mạch cảnh, khắc phục dị dạng động mạch,…

Trong các chi phí điều trị đột quỵ, phẫu thuật là phương pháp tốn kém nhất. Bởi, phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao, người thực hiện có chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, thủ thuật tiến hành khó vì thế mức chi phí cũng khá cao. Tùy phương pháp mức giá sẽ khác nhau, dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

Chi phí nằm viện

Người bệnh phải điều trị nội trú một thời gian khi đã được cấp cứu thành công sau đột quỵ. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến sau phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc để có các chỉ định can thiệp khi cần thiết. Chi phí nằm viện ở mỗi cơ sở y tế sẽ khác nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào dịch vụ mà bạn lựa chọn.

Thông thường bệnh nhân đột quỵ phải lưu lại bệnh viện 1 – 2 tuần sau cấp cứu để tiếp tục được theo dõi. Trung bình người bệnh sẽ phải chi trả viện phí từ 6.000.000đ – 10.000.000đ. Nếu có bảo hiểm y tế và ưu đãi khác, viện phí sẽ được hỗ trợ theo chính sách.

Điều trị phục hồi chức năng

Sau đột quỵ, người bệnh cần được theo dõi và điều trị phục hồi chức năng. Nhất là hoạt động của tứ chi có thể trở nên yếu đi khi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Theo đó, người bệnh có thể tập phục hồi chức năng tại bệnh viện hoặc tại các trung tâm phục hồi chức năng khác.

Mỗi cơ sở, từng trường hợp sẽ có mức chi phí riêng. Đối với người bệnh nặng, thời gian tập luyện, điều trị phục hồi chức năng sẽ lâu hơn, đồng nghĩa với chi phí sẽ cao hơn so với các trường hợp khác. Bạn đọc có thể tham khảo mức giá điều trị tại bệnh viện hoặc trung tâm trị liệu.

Thông thường tại các cơ sở tư nhân tiếp nhận điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ. Mỗi buổi tập có mức giá dao động từ 170.000đ – 230.000đ. Những bệnh nhân đăng kí gói tập lâu dài có thể nhận các ưu đãi khác.

Ngoài các khoảng phí kể trên, bệnh nhân còn phải chi trả nhiều khoảng phí phụ hoặc phát sinh mới. Chẳng hạn chi phí xét nghiệm, tầm soát đột quỵ, chi phí chăm sóc, dịch vụ,… Mỗi cơ sở y tế sẽ có mức giá tương ứng.

Bảng giá chi phí điều trị đột quỵ cơ bản
Chi phí điều trị đột quỵ phục hồi chức năng mỗi cơ sở y tế có mức giá khác nhau

Lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để được hướng dẫn tập luyện đúng cách sớm phục hồi chức năng cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp xây dựng một chế độ chăm sóc phù hợp, tích cực điều trị sau phát đồ để cơ thể phục hồi tốt nhất, kéo dài tiên lượng sống.

Thời gian vàng điều trị đột quỵ không thể chậm trễ

Cấp cứu đột quỵ càng sớm càng mang đến nhiều hy vọng cho bệnh nhân. Thời gian vàng cấp cứu là từ 4,5 – 6 giờ đầu, càng chậm trễ khả năng điều trị càng giảm, người bệnh có thể gặp phải các di chứng nặng nề.

Các biện pháp can thiệp cấp cứu gồm tiêm thuốc tan máu đông, can thiệp nội mạch để loại bỏ cục máu đông làm tắc nghẽn mạch. Sau 6 giờ đầu bùng phát triệu chứng đột quỵ, người bệnh có thể rơi vào hôn mê. Đặc biệt khi dây thần kinh não bị tác động xấu dễ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, nguy hiểm nhất là tử vong.

Càng đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm càng có hy vọng cứu chữa, giúp người bệnh duy trì sự sống. Tốt nhất là trong vòng 3 giờ đầu tiên. Tuy nhiên do nhiều người chủ quan, không nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro.

Các yếu tố làm tăng tỷ lệ thương tật sau đột quỵ cho người bệnh như:

  • Không phát hiện tình trạng đột quỵ kịp thời, chủ quan không cấp cứu thay vào đó áp dụng các biện pháp dân gian để khắc phục triệu chứng. Điều này càng làm kéo dài thời gian cấp cứu khiến bệnh nhân yếu dần, giảm khả năng chữa trị sau đó.
  • Đưa người bệnh đến bệnh viện không đúng cách khiến triệu chứng khó thở, xuất huyết não,… trở nên trầm trọng. Do đó bạn nên tìm hiểu phương pháp sơ cứu đột quỵ, đồng thời gọi xe cấp cứu hoặc có thể chủ động đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất bằng xe hơi nếu không đợi được xe cấp cứu.
  • Một số trường hợp bệnh nhân tử vong trên đường đưa đến bệnh viện do tắc đường, bệnh viện xa nơi ở của người bị đột quỵ.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân không thể chi trả tiền viện phí và điều trị mất nhiều thời gian trong khâu chuyển viện, điều này càng rút ngắn thời gian vàng điều trị khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Hy vọng từ những thông tin kể trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về chi phí điều trị đột quỵ. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm, có khả năng biến chứng gây tàn phế vĩnh viễn, nặng hơn là tử vong. Do đó, tốt nhất hãy đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Đồng thời chủ động phòng ngừa từ sớm nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả

Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải...

Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?

Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết

Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm,...

Ăn gì chống đột quỵ? - Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh

Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh

Ăn gì chống đột quỵ? Theo chuyên gia, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.