Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh

Đột quỵ và tai biến có phải là hai bệnh lý khác biệt không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, trên thực tế chúng là hai tên gọi của cùng một tình trạng bệnh cấp tính có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế, mọi người cần nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ an toàn sức khỏe.

Đột quỵ và tai biến là gì? Có khác nhau không?

Đột quỵ và tai biến mạch máu não từ lâu được nhiều người nghĩ rằng là hai dạng bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế đây là hai tên gọi khác nhau của cùng một dạng bệnh cấp tính, nguy hiểm tính mạng nếu chậm trễ cứu chữa.

Đột quỵ và tai biến là gì? Có khác nhau không?
Đột quỵ và tai biến là thuật ngữ cùng chỉ một bệnh lý cấp tính, nguy hiểm tính mạng

Theo đó, tai biến mạch máu não là tên gọi cụ thể hơn, chỉ rõ vị trí bị tổn thương gây nhồi máu não hoặc xuất huyết não khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái cấp tính, mất kiểm soát, xuất hiện các triệu chứng nguy cấp.

Trong khi đột quỵ là tên gọi chung của tình trạng cấp tính, chỉ đột quỵ não bộ hoặc tim, tuy nhiên đều khiến não thiếu máu, oxy dẫn đến tê liệt hoạt động. Hai tình trạng là cùng một loại bệnh cảnh, có khả năng gây tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hiện nay, tỷ lệ đột quỵ hay tai biết mạch máu não không ngừng gia tăng trên các nước, trong đó có Việt Nam. Bệnh nhân có tuổi cao, sức khỏe yếu là nhóm đối tượng nguy cơ cao, tuy nhiên hiện nay xu hướng đột quỵ và tai biến trẻ hóa dần, người trong độ tuổi trung niên, người trẻ cũng có thể đột ngột gặp các triệu chứng bất thường.

Tham khảo thêm: Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh

Nguyên nhân gây đột quỵ và tai biến mạch máu não

Người ta phân loại đột quỵ nói chung hay tai biến thành 2 dạng gồm do tắc mạch máu não hoặc do xuất huyết mạch máu não. Như đã đề cập, tuy được gọi với hai tên gọi khác nhau, tuy nhiên chúng đều thuộc cùng một dạng bệnh lý cấp tính và nguy hiểm.

  • Tắc nghẽn mạch máu não:

Theo đó, tình trạng đột quỵ và tai biến do tắc mạch máu não chiếm số lượng lớn bệnh nhân mắc phải. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, mạch máu bị tắc do mảng xơ vữa hoặc sự xuất hiện của cục máu đông hay còn gọi là huyết khối.

Tắc nghẽn mạch máu não (nhồi máu não) có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó đặc biệt là người có thói quen ăn uống kém lành mạnh, sinh hoạt không khoa học, người bị béo phì, thừa cân, máu nhiễm mỡ,…

Nguyên nhân gây đột quỵ và tai biến mạch máu não
Tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não là hai trường hợp dẫn đến tai biến, đột quỵ thường gặp

Tích tụ mảng xơ vữa thành động mạch ngày càng nhiều khiến lòng mạch hẹp dần, thậm chí là tắc mạch. Lúc này máu không được bơm đủ lên não bộ, làm cho tế bào não chết dần vì không đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động. Ngoài ra, nhồi máu não còn xảy ra khi cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch.

  • Xuất huyết não:

Có khoảng 20% bệnh nhân chẩn đoán đột quỵ do xuất huyết não. Đây là trường hợp nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và nhanh chóng. Mạch máu bị phình nở bất thường, gặp phải chấn thương dẫn đến xuất huyết não, cũng có khả năng là do khối u hoặc mạch máu não bị dị dạng.

Bên cạnh đó, một số người bị xuất huyết não là do mắc phải các bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu khiến não bị không đủ máu hoạt động. Tình trạng diễn ra trong thời gian dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó đặc biệt là rủi ro tử vong cao, bệnh nhân thậm chí có thể ngưng tim, ngưng thở ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

Các chuyên gia không ngừng đưa ra các cảnh báo về đột quỵ và tai biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan, không kịp thời cứu chữa khiến nguy cơ tử vong ngày càng tăng. Hãy thận trọng đối với nhóm đối tượng dưới đây, họ là những người có khả năng bị đột quỵ, tai biến mạch máu não cao:

  • Người có bệnh lý mãn tính, mắc bệnh về huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,…
  • Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
  • Người làm việc căng thẳng đầu óc, stress, áp lực, ăn không đủ chất, lao động nặng nhọc, điều kiện môi trường làm việc không đảm bảo sức khỏe.
  • Sinh hoạt không đều độ, ngủ không đủ giấc, thức khuya trong thời gian dài, giấc ngủ không ngon,…

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng đột quỵ, tai biến. Bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý cấp tính này càng sớm càng tốt. Bởi, nếu triệu chứng bùng phát không kịp thời cấp cứu, di chứng đột quỵ, tai biến để lại rất nặng nề, đồng thời có rủi ro khiến bệnh nhân tử vong không thể cứu sống.

Tham khảo thêm: Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm

Khi nhận thấy người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ hãy chủ động liên hệ với bệnh viện để được đưa đến cấp cứu càng sớm càng tốt. Bởi, trường hợp đột quỵ, tai biến không được cứu chữa kịp thời, ngoài thời gian vàng điều trị có thể khiến bệnh nhân ngừng tim, tử vong.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm
Người bệnh khó thở, ngất xĩu, nói khó, nôn mửa,…

Trường hợp cứu sống được tính mạng nhưng nhiều khả năng các di chứng đột quỵ sẽ tiếp tục kéo dài, đeo bám người bệnh đến suốt cuộc đời. Do đó, bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe, phòng tránh bệnh từ sớm. Nếu gặp phải người có dấu hiệu đột quỵ, hãy liên hệ y tế để nhanh chóng cứu chữa, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo, bạn đọc thận trọng:

  • Đầu đau nhức dữ dội, kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn tháo.
  • Nói chuyện không rõ ràng, giọng nói bị ngọng, không rõ chữ, thậm chí trường hợp nặng không thể nói chuyện.
  • Ý thức bị rối loạn, thị giác kém, mất thăng bằng, đột ngột té ngã.
  • Người bệnh mỏi, khó thở, ngất xỉu,…

Nhanh chóng gọi cấp cứu nếu nhận thấy các triệu chứng đột quỵ. Không nên kéo dài thời gian bằng cách áp dụng mẹo dân gian tại nhà. Trường hợp bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ không được cứu chữa nhanh chóng có khả năng bị đe dọa, bạn đọc hết sức lưu ý.

Chủ động phòng tránh đột quỵ, tai biến

Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ não, bạn nên chủ động phòng tránh sớm. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Đột quỵ và tai biến mặc dù tên gọi khác nhau nhưng chúng đều chỉ một bệnh cảnh cấp tính, nguy hại tính mạng. Lưu ý chăm sóc và bảo vệ sức khỏe theo các khuyến cáo từ chuyên gia như:

Theo dõi chỉ số huyết áp và đường huyết

Chỉ số huyết áp và đường huyết tăng cao quá mức hoặc giảm thấp đều tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim mạch,… các chỉ số này là yếu tố gia tăng nguy cơ nhồi màu não, tai biến mạch máu não.

Chủ động phòng tránh đột quỵ, tai biến
Chủ động theo dõi các chỉ số cơ thể như huyết áp, đường trong máu

Chính vì thế, nhằm phòng ngừa đột quỵ diễn ra đột ngột, bạn nên chủ động theo dõi chỉ số huyết áp, hàm lượng đường trong máu. Nhất là đối tượng đang mắc bệnh tim, tiểu đường nên chú ý đến chỉ số này. Mỗi người sẽ có chỉ số huyết áp, đường huyết an toàn ở mức khác nhau, tùy độ tuổi, tình trạng sức khỏe, giới tính,… Cụ thể:

  • Huyết áp: Người khỏe mạnh có huyết áp trung bình 120/80mmHg. Người già trên 65 tuổi chỉ số huyết áp an toàn là dưới 140/90mmHg, nhưng không thấp hơn 120/70mmHg. Nếu phát hiện bất thường bạn nên thông báo để bác sĩ xử lý kịp thời, tránh biến chứng.
  • Đường huyết: Chỉ số đường huyết ở người khỏe mạnh bình thường khi đói đo được khoảng 5.6mmolL. Trong khi đó với bệnh nhân tiểu đường, mức an toàn là từ 4.4mmol/L đến 7.2mmol/L. Ngoài ra người bệnh còn được hướng dẫn theo dõi đường huyết sau bữa ăn 2 tiếng, mục đích phát hiện có hoặc không có sự bất thường để chủ động kiểm soát.

Đây là hai chỉ số quan trọng của cơ thể, nếu xuất hiện biểu hiện bất thường rất có khả năng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, tai biến. Vì thế, bạn cần chủ động theo dõi chúng thường xuyên, nhất là đối với người đang mắc bệnh mãn tính.

Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm

Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định

Người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác cần sử dụng thuốc điều trị. Trong thời gian sử dụng, bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc, cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị. Trường hợp lạm dụng, sử dụng không đúng cách có thể phát sinh nhiều biến chứng, tác dụng phụ hại sức khỏe.

Nhất là nhóm thuốc điều trị huyết áp, thuốc trị máu nhiễm mỡ,… Việc làm dụng khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều rủi ro. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng thuốc huyết áp, thuốc trị bệnh một cách bừa bãi nếu không muốn gặp phải các vấn đề nguy hại sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, tham khảo người có chuyên môn trước khi dùng.

Tập thể dục thể thao, kiểm soát căng thẳng

Tập luyện thể dục, thể thao duy trì vóc dáng cân đối là một trong những lưu ý phòng ngừa đột quỵ và tai biến mà bạn đọc không nên bỏ qua. Vận động cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hạn chế nguy cơ tích tụ mỡ thừa làm hẹp động mạch hoặc xuất hiện cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não.

Chủ động phòng tránh đột quỵ, tai biến
Tập luyện thể dục, tăng cường đề kháng, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn

Bên cạnh đó, tập thể dục, thể thao còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường đề kháng, giúp hoạt động của các cơ quan ổn định, linh hoạt hơn. Chọn lựa bộ môn phù hợp, luyện tập chăm chỉ mỗi ngày. Không nên ngồi một chỗ, lười vận động khiến cơ thể ù lì, thiếu sức sống và dễ mắc bệnh tật khó chữa.

Ngoài ra, bạn nên chủ động sắp xếp lại công việc, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Yếu tố tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ và tai biến, bạn đọc hết sức lưu ý. Tốt hơn hết hãy dành cho cơ thể có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.

Tham khảo thêm: Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu NãoCách Tốt Nhất

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ăn uống lành mạnh cũng là một trong những yếu tố góp phần phòng chống đột quỵ. Bởi những người có chế độ dinh dưỡng kém khoa học nằm trong nhóm nguy cơ cao. Do đó, việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn rủi ro bùng phát bệnh lý nguy hiểm này.

Bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm tốt, cải thiện đề kháng và hệ miễn dịch như ăn nhiều rau củ quả tươi, trái cây chứa vitamin, chất khoáng, chất xơ,… Đồng thời loại bỏ các món ăn chứa dầu mỡ nhiều, đồ ăn quá cay, quá mặn hoặc quá ngọt,… Thay đổi thói quen ăn uống, điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Chủ động phòng tránh đột quỵ, tai biến
Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Đồng thời bạn nên hạn chế bia rượu, không nên uống nhiều đồ uống chứa gas, chất kích thích, thay vào đó nên bổ sung nước lọc, uống nước ép trái cây bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bổ sung đủ chất, phù hợp với thể trạng, không ăn quá no hoặc để cơ thể bị bỏ đói trong thời gian dài.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Ngoài các vấn đề kể trên, để phòng đột quỵ bạn nên đến khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần hay 1 năm/ lần. Sớm phát hiện bất thường và điều trị giúp bạn có nhiều hy vọng chữa dứt điểm bệnh lý gây hại sức khỏe. Đồng thời, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe giúp bạn chủ động ngăn chặn nguy cơ đột quỵ đe dọa an toàn tính mạng.

Trên đây là những thông tin về đột quỵ và tai biến. Thực tế đây là hai thuật ngữ cùng chỉ một dạng bệnh cấp tính khá nguy hiểm. Bạn đọc nên chủ động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ phòng chống bệnh lý này. Bởi những trường hợp cấp cứu chậm trễ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân chỉ trong thời gian ngắn ngủi.

Có thể bạn quan tâm

Sơ cứu và điều trị tai biến mạch máu não ở người trẻ

Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm

Tai biến mạch máu não ở người trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng này đáng báo động, cảnh báo người trẻ không được chủ quan trước...
Tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm như thế nào?

Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?

Tai biến mạch máu não lần 2 là một trong những vấn đề nguy hiểm có khả năng đe dọa...

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn...

Nguyên nhân gây bệnh và nhóm đối tượng nguy cơ 

Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao. Trong danh sách...

Tai biến liệt nửa người là gì?

Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh

Tai biến liệt nửa người là một trong các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra khiến...

Nguyên tắc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não

Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất

Biết cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân có điều kiện phục hồi chức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *