Cách Sơ Cứu Người Bị Nhồi Máu Cơ Tim Chuẩn Xác Nhất

Nắm được cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim giúp bạn kịp thời hỗ trợ người bệnh hoặc chính bản thân khi có dấu hiệu nguy cơ gặp phải tình huống này. Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để kịp thời cấp cứu, phòng tránh rủi ro đe dọa sự an toàn tính mạng.

Nhồi máu cơ tim – Dấu hiệu nhận biết 

Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm, cần nhanh chóng cấp cứu nếu không có thể khiến người bệnh tử vong. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim liên quan đến quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, xuất hiện cục máu đông làm mạch tắt nghẽn, không lưu thông.

Nhồi máu cơ tim - Dấu hiệu nhận biết 
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không cấp cứu kịp thời

Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá âm thầm, từ giai đoạn đầu khá khó phát hiện. Chỉ đến khi các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh mới nhận biết bất thường và khám chữa. Giai đoạn cơn nhồi máu cơ tim bùng phát, nếu không can thiệp cứu chữa kịp thời, người bệnh có tiên lượng sống thấp.

Cần sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim và đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, phòng tránh rủi ro. Các triệu chứng cảnh báo thường gặp như:

  • Đau ngực: Đây là biểu hiện xảy ra khi mắc phải bệnh tim mạch nói chung. Ở người bị nhồi máu cơ tim, cơn đau nặng nề, đau từng cơn, có thể kéo dài 20 phút không thuyên giảm. Ngoài ra, cơn đau còn lan rộng dần ra cánh tay, cổ, ngực, đau lưng, bụng,…
  • Mệt mỏi: Tim đập rối loạn, máu không lưu thông tốt khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, không còn sức lực. Cơn mệt mỏi, khó chịu xảy ra không rõ nguyên nhân. Thông thường triệu chứng này xuất hiện trước khi cơn đau tim xảy ra.
  • Khó thở: Tim không được cung cấp đủ máu, nhịp đập bị rối loạn kéo theo nhiều biểu hiện bất thường. Ngoài hai triệu chứng kể trên, người bệnh còn bị khó thở, thở không ra hơi khi cơn đau tim xuất hiện.
  • Buồn nôn, nôn: Bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Các triệu chứng dạ dày có thể trở nên nặng nề hơn, nôn mửa cộng với thở khó có khả năng khiến người bệnh ngạt thở. Cần sơ cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngoài các dấu hiệu điển hình kể trên, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim còn nhận thấy nhiều biểu hiện cảnh báo sớm như ra nhiều mồ hôi, bị choáng váng, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng,… Hãy chủ động kiểm tra sức khỏe và điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, đặc biệt là nguy cơ đe dọa tính mạng.

Tham khảo thêm: Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim chuẩn xác 

Như trên đã đề cập đến các triệu chứng nhồi máu cơ tim điển hình. Nhanh chóng sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim để tránh nguy cơ ngưng tim đe dọa tính mạng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện, cần tìm hiểu kiến thức và thực hành đúng, tránh nguy cơ gây tác động ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Cách sơ cứu
Sơ cứu người bệnh ngay khi có các triệu chứng nhồi máu cơ tim

Trường hợp bạn là người bị nhồi máu cơ tim, nếu nắm được cách tự sơ cứu, chuẩn bị thuốc hoặc các dụng cụ cần thiết phòng trường hợp rủi ro cũng được chuyên gia khuyến khích. Sau khi tự sơ cứu, bạn nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của người thân, người xung quanh để được hỗ trợ, đưa đến bệnh viện gần nhất.

Dưới đây là những biện pháp sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim cơ bản, bạn đọc tham khảo:

Tự sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Đối tượng có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao thường có tiền sử mắc bệnh tim mạch, đang điều trị bệnh tim mạch, người được chẩn đoán bị xơ vữa động mạch. Để chủ động trong việc phòng chống hình thành cục máu đông gây tắc mạch, người bệnh được bác sĩ chỉ định thuốc chống đông máu để có thể tự xử lý khi cần thiết.

Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, bạn hãy nhanh chóng ngưng làm việc, ngồi nghỉ mệt, tư thế tốt nhất là nửa ngồi, nửa nằm. Dùng chiếc gối cao, mềm kê đầu, nằm nghiêng sang bên phải để tránh ép tim ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

Trong lúc nghỉ ngơi, bạn tập thở sâu, hít vào một hơi rồi thở ra từ từ. Nếu đang mặc quần áo bó sát cần nới lỏng chúng ra, tháo cúc quần, dây kéo áo khoác, cà vạt hoặc khăn choàng cổ,… Uống thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu nếu là bệnh nhân đang trong thời gian điều trị bệnh tim, dùng thuốc theo hướng dẫn.

Sau khi nghỉ ngơi nếu triệu chứng không thuyên giảm cần thông báo với người xung quanh, nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương án cứu chữa phù hợp, phòng tránh rủi ro cho bệnh nhân.

Sơ cứu khi gặp người bị nhồi máu cơ tim

Trường hợp bạn gặp người đang có triệu chứng nhồi máu cơ tim, bạn có thể giúp đỡ họ nếu nắm vững các kiến thức và thực hành sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim. Trường hợp bệnh nhân vẫn còn ý thức, hãy giúp người bệnh ngồi nghỉ, nằm với tư thế thoải mái, hít thở đều và giúp bệnh nhân trấn an tinh thần.

Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim chuẩn xác 
Vận dụng kỹ thuật ép tim giúp người bệnh thở trở lại, tránh ngưng tim đe dọa tính mạng

Nếu họ đang trong quá trình điều trị bệnh tim, có sẵn thuốc trợ tim, đau tim có thể giúp họ sử dụng thuốc càng nhanh càng tốt để kiểm soát triệu chứng. Ngược lại, trường hợp người bệnh không còn nhận thức được tình trạng đang gặp phải, hãy nhanh chóng ép tim, hô hấp nhân tạo để duy trì nhịp tim và giúp người bệnh có oxy tại chỗ.

Cách thức như sau:

  • Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: Để người bệnh nằm trên mặt phẳng cố định, sau đó dùng lực 2 tay ép mạnh lên ngực của bệnh nhân, sau đó thả ra. Liên tục thực hiện trong 60 lần nhằm mục đích hỗ trợ tim co bóp, tránh ngưng tim khiến bệnh nhân tử vong.
  • Kỹ thuật hô hấp nhân tạo: Mục đích duy trì nhịp thở cho bệnh nhân, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân đã ngưng tim, ngừng thở trong thời gian ngắn. Tương tự như cách trên, bạn cho người bệnh nằm trên mặt phẳng nơi thoáng khí, nới rộng quần áo cho người bệnh, nếu người bệnh bị nôn nghẹn hãy hỗ trợ loại bỏ dị vật ra khỏi miệng. Tiếp đến bạn dùng vật kê đầu bệnh nhân, sau đó dùng hai ngón tay bịt mũi người bệnh, thổi hơi vào miệng để giúp bệnh nhân có oxy thở lại bình thường.

Khi người bệnh có lại nhịp tim và hơi thở, nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cứu chữa kịp thời, tránh biến chứng đe dọa tính mạng. Trên đây là cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim cơ bản, bạn đọc có thể tham khảo.

Tại phòng cấp cứu, người bệnh sẽ được bác sĩ sơ cứu bằng nhưng kỹ thuật nghiệp vụ giúp bệnh nhân lấy lại được hơi thở và nhịp tim. Kết hợp các phương pháp chẩn đoán, người bệnh sẽ được chỉ định giải pháp điều trị tương ứng nhằm duy trì chức năng tim, kéo dài tiên lượng sống.

Tham khảo thêm: Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Triệu chứng và Hướng điều trị

Lưu ý phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Nếu không kịp thời sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đây là một trong các biến chứng tim mạch nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động phòng tránh sớm, đồng thời nắm được các biện pháp sơ cứu chuẩn bị khi có tình huống xấu xảy ra.

Lưu ý phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở gần nhất để được cấp cứu kịp thời

Một số lưu ý giúp bạn bảo vệ một trái tim khỏe mạnh:

  • Sắp sếp thời gian làm việc hợp lý, không nên để áp lực, lo lắng kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh, tác động đến sức khỏe tim mạch.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, làm việc kiệt sức khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.
  • Không sử dụng thuốc lá, kiểm soát rượu bia, đồ uống chứa cồn, không lạm dụng đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà.
  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, ưu tiên thực phẩm dinh dưỡng tốt cho máu huyết, tim mạch. Không ăn quá mặn, không ăn đồ quá ngọt, quá béo, điều chỉnh thói quen nêm nếm thức ăn để bảo vệ sức khỏe.
  • Tập thể dục, duy trì cân nặng cân đối, tránh nguy cơ thừa cân, béo phì gây ra các bệnh lý tim mạch.
  • Khám sức khỏe định kỳ, chủ động kiểm tra huyết áp, nhịp tim, chỉ số đường huyết. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.

Trên đây là những thông tin về cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim, bạn đọc tham khảo. Sơ cứu kịp thời và đúng cách giúp bệnh nhân thoát được rủi ro đe dọa tính mạng. Ngay khi người bệnh lấy lại được ý thức và thở lại bình thường hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cứu chữa, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Nhồi Máu Cơ Tim Block Nhánh Phải và Thông Tin Cần Biết

Nhồi máu cơ tim block nhánh phải là một trong các vấn đề tim mạch có mức độ nguy hiểm...

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Các món ăn tốt cho người bệnh

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Người sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim cần bổ sung...

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai tình trạng bệnh lý xảy ra do sự tắc nghẽn động...

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?c

Nhồi Máu Cơ Tim: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách chữa trị

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng. Đây là một trong...

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *