Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi, bệnh, cảm sốt. Chính vì thế, nhiều người chủ quan không kịp thời cứu chữa khiến nguy cơ tử vong trong lúc ngủ cao. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, kiểm soát để phòng tránh các rủi ro nguy hại sức khỏe, tính mạng.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ xảy ra đột ngột, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, người có sức khỏe kém, đã và đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp, người cao tuổi, người có tiền sử nhồi máu cơ tim,… có khả năng cao gặp phải tình trạng này.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ có khả năng xảy ra ngay cả khi cơ thể trong trạng thái ngủ

Cơn đột quỵ đến bất chợt cùng với các triệu chứng nặng nề. Nếu không kịp thời cứu chữa, người bệnh hoàn toàn có khả năng tử vong ngay tại chỗ. Theo đó, nguyên nhân gây đột quỵ đến từ quá trình hình thành mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch, do cục máu đông hình thành hoặc nhiều khả năng là do vỡ động mạch.

Khi não bộ không được cung cấp đủ dinh dưỡng và khí oxy, tế bào não nhanh chóng chết đi khiến hoạt động não bộ ngưng trệ. Điều này gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Nhiều trường hợp cơn đột quỵ xảy ra đột ngột, không kịp sơ cứu ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, để lại di chứng suốt đời hoặc tử vong.

Trong đó, nhiều nạn nhân gặp phải tình trạng đột quỵ trong lúc ngủ. Thời gian triệu chứng xuất hiện đến khi não ngưng hoạt động diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên do những bất thường dễ bị nhầm lẫn nên nhiều người chủ quan không kịp thời kiểm soát.

Dưới đây là những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ đầu tiên, bạn có thể nhận biết và chủ động phòng tránh rủi ro từ sớm:

  • Đột ngột hoa mắt, choáng váng, chóng mặt là một trong những triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. Đây là biểu hiện khi não bộ không được nạp đủ lượng máu cần thiết. Nếu người bệnh đột ngột đứng dậy, di chuyển thậm chí có thể bị té ngã, tổn thương đến cơ thể, hệ thần kinh trung ương.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Lâu dần cơ thể trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động, nhất là trí não, làm não hoạt động kém, hay quên,… Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện sơ khai, cảnh báo cho những trường hợp xấu xảy ra sau đó, đặc biệt nguy hiểm là cơn đột quỵ khi ngủ.
  • Cơn đột quỵ khi xuất hiện làm đầu đau nhức dữ dội. Theo các chuyên gia, ban đêm khi ngủ là thời điểm độ nhớt trong máu tăng cao khiến quá trình sản sinh huyết khối nhanh chóng hơn. Những cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu khiến cơn đột quỵ bùng phát. Kèm theo hiện tượng đau đầu dữ dội, người bệnh còn buồn nôn, nôn mửa.
  • Tay chân tê bì cũng là dấu hiệu bất thường bạn đọc không thể bỏ qua. Khi cảm nhận được tình trạng này, bạn nên cảnh giác bởi đây rất có khả năng là dấu hiệu đột quỵ khi ngủ, cần được kiểm tra và xử lý sớm.

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh còn gặp phải hiện tượng thường xuyên chảy nước dãi một bên. Cơ mặt thay đổi, một bên mặt bị lệch, mắt xếch. Não bị thiếu hụt dưỡng chất khiến bạn thường xuyên ngáp ngủ, mắt mờ, khó phát âm,…

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Nếu không phát hiện, bệnh nhân có thể tử vong khi đang ngủ

Hãy chủ động thông báo với người thân khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường kể trên. Nhanh chóng sơ cứu và đến bệnh viện khám chữa để tránh rủi ro đột quỵ đe dọa tính mạng. Nhất là đối với các đối tượng tuổi cao trên 70 tuổi có thể bị đột quỵ trong khi ngủ. Bạn đọc cần lưu ý và điều chỉnh sinh hoạt đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm: Cách Sơ Cứu Người Bị Nhồi Máu Cơ Tim Chuẩn Xác Nhất

Nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ khi ngủ nói riêng và các trường hợp đột quỵ khác đều có liên quan đến tình trạng thiếu máu não do tắc mạch, vỡ mạch máu. Triệu chứng bất thường có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, không kiểm soát kịp thời gây ra nhiều hậu quả khó lường, trong đó nghiêm trọng nhất là đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, so với các tình trạng đột quỵ thông thường, đột quỵ khi ngủ khó nhận biết và khả năng cấp cứu kịp thời thấp hơn. Ngoài ra, cơ chế độ quỵ khi ngủ còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn:

  • Đột quỵ khi ngủ do tuổi cao: Người cao tuổi có tỷ lệ đột quỵ trong khi ngủ cao hơn những đối tượng khác. Theo thống kê, người già trên 72 tuổi có nguy cơ đột quỵ khi ngủ cao hơn đối tượng dưới 70 tuổi. Mặc dù vậy, hiện nay tỷ lệ này ngày càng trẻ hóa hơn, nhiều trường hợp bệnh nhân còn khá trẻ cũng qua đời do đột quỵ trong khi ngủ.
  • Thường xuyên mất ngủ: Đối tượng bị rối loạn giấc ngủ có tỷ lệ đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Mỡ trong máu cao: Như đã đề cập, mạch máu bị tắc nghẽn là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vấn đề tim mạch, não bộ. Trường hợp đột quỵ do thiếu máu não, tắc mạch máu não ngày càng gia tăng, nhất là đối với người có thói quen ăn uống không đảm bảo, thường xuyên ăn đồ ăn dầu mỡ,…
  • Huyết áp cao: Người bệnh huyết áp cao có thể bị tăng huyết áp trong lúc ngủ. Điều này khiến cho mạch bị chèn ép dẫn đến tắc nghẽn, gây nhồi máu não, tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ.
  • Thói quen hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều độc tố có hại cho cơ thể, trong đó đặc biệt là não bộ. Người hút thuốc lá thường xuyên, hút nhiều thuốc lá có khả năng cao bị đột quỵ do xuất huyết não.
  • Lạm dụng rượu bia trước khi ngủ: Uống cùng một lúc nhiều rượu bia trước khi ngủ là một trong những nguyên do gây đột quỵ mà nhiều người mắc phải.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên, đột quỵ trong lúc ngủ có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi stress, căng thẳng, do ăn khuya hoặc lạm dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,…

Chủ động thay đổi các thói quen không lành mạnh có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đột quỵ. Trường hợp cơ thể gặp tổn thương, nhất là các vấn đề liên quan đến động mạch không được khắc phục về lâu dài sẽ gây ra nhiều hậu quả, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng hiện nay. Theo thống kê trên thế giới, số lượng bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cơn đột quỵ có thể đột ngột xuất hiện vào bất kì thời điểm nào trong ngày, như khi bạn đang vận động, làm việc, đang nghỉ ngơi, thậm chí là trong lúc ngủ.

Tình trạng đột quỵ khi ngủ có thể gây tử vong nhanh chóng, bởi thời điểm này cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, nhận thức giảm. Các triệu chứng xuất hiện dễ bị bỏ qua, người bệnh chủ quan không sớm kiểm soát. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân đang gặp vấn đề về sức khỏe cần phòng tránh đột quỵ từ sớm.

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ
Xây dựng đời sống lành mạnh phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe

Dưới đây là những lưu ý chính trong việc ngăn chặn rủi ro đột quỵ khi ngủ, bạn đọc tham khảo:

Đối với chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, việc điều chỉnh thói quen ăn uống cũng góp phần giúp bạn phòng ngừa các bệnh về tim mạch, nhồi máu não hay đột quỵ khi ngủ. Cụ thể:

  • Ưu tiên rau củ quả, trái cây tươi, ăn nhiều rau xanh lá, rau cải để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Không nên ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không ăn quá ngọt, quá mặn để tránh nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng đến động mạch gây ảnh hưởng sức khỏe.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình từ 1,5 – 2 lít nước. Mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau tương ứng với lượng nước phù hợp. Tuy nhiên không nên uống nhiều nước ngọt, nước ép đóng chai, rượu bia hoặc thức uống chứa chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
  • Cân bằng dinh dưỡng, có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày.

Tham khảo thêm: Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Đối với sinh hoạt hàng ngày:

Xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh lý gây hại sức khỏe. Một số vấn đề như sau:

  • Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya thường xuyên có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố gây hại sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt có khả năng phát sinh biến chứng về thần kinh trung ương, não bộ như đột quỵ, xuất huyết não.
  • Dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Khi thời tiết thay đổi hãy chủ động chăm sóc, bảo vệ cơ thể, tránh để cảm lạnh, nhiễm lạnh tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông, gây tắc mạch hay thậm chí là vỡ mạch máu.
  • Không tắm gội vào thời gian buổi đêm, nhất là từ 10 giờ trở đi. Bởi, việc tắm đêm có tỷ lệ đột quỵ cao, nhiều người gặp phải hiện nay. Do đó bạn nên thận trọng vấn đề này.
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, chơi thể thao phù hợp với thể trạng. Tập luyện kết hợp có chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa nhiều rủi ro khác.
  • Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các bất thường và chủ động thông báo để được bác sĩ hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh:

Đối với bệnh nhân gặp vấn đề về tim mạch, não bộ, mạch máu nên chủ động trong việc phòng ngừa đột quỵ. Bởi, nếu không điều trị kiểm soát, không chăm sóc cơ thể đúng cách người bệnh có khả năng phát sinh các cơn đột quỵ nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Bên cạnh các lưu ý trong điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần chủ động tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc có thể gặp phải các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Trường hợp có biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị hãy thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề đột quỵ khi ngủ. Nhiều trường hợp triệu chứng bất thường xảy ra và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến hôn mê, tử vong ngay trên giường ngủ. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng, nên chủ động phòng tránh sớm để ngăn chặn các rủi ro xảy ra đe dọa sự an toàn của tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Co cứng cơ sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ và Giải Pháp Khắc Phục Tốt

Co cứng cơ sau đột quỵ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Người bệnh không thể vận động như bình thường, cần người hỗ...
Cách phòng chống đột quy tai biến 

9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua

Đột quỵ hay còn gọi lại tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị...

Đột quỵ là gì?

Đột Quỵ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và Phòng ngừa

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Chỉ trong khoảng thời gian...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm,...

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng

7 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Được Khuyên Dùng Từ Bác Sĩ

Sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng cách giúp bạn phòng tránh được các rủi biến chứng, kéo dài tiên...

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua

Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *