Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm
Tai biến mạch máu não ở người trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng này đáng báo động, cảnh báo người trẻ không được chủ quan trước chứng bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao như tai biến. So với người già, người trẻ có nhiều khả năng cứu sống hơn, đặc biệt nếu nhận biết sớm dấu hiệu tai biến và điều trị kịp thời.
Tai biến mạch máu não ở người trẻ là gì?
Tai biến mạch máu não hiện nay có tỷ lệ tử vong ngày càng cao, nguyên nhân do đại đa số vẫn chủ quan đối với chứng bệnh này. Đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi đến trung niên, họ thường chủ quan vì nghĩ rằng tai biến chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, sức khỏe yếu.
Tuy nhiên, thực tế lại phản ánh ngược lại, tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người trẻ không ngừng gia tăng. Theo thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân trong độ tuổi 18 đến 45 đều có khả năng bị tai biến do ảnh hưởng nhiều yếu tố từ đời sống đến sức khỏe.
Bệnh diễn biến âm thầm, có khả năng tai biến do tắc nghẽn mạch máu, xuất huyết não. Tùy từng trường hợp mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người trẻ có thể tử vong nếu cơn đột quỵ xuất hiện mà không được cấp cứu kịp thời. Chính vì thế bạn không thể chủ quan trước chứng bệnh này, thay vào đó cần chủ động phòng tránh từ sớm.
Tham khảo thêm: Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh
Nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ
Tai biến mạch máu não ở người trẻ cũng có các trường hợp như ở người cao tuổi. Cụ thể là tai biến do thiếu máu cục bộ, tai biến xuất huyết não, tai biến do thiếu máu não thoáng qua. Tùy tình trạng của mỗi người mà tỷ lệ cứu chữa sẽ không giống nhau. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể tử vong nhanh.
Cụ thể hơn những dạng tai biến mạch máu não ở người trẻ thường gặp như:
- Tai biến nhẹ: Cơn tai biến thoáng qua do thiếu máu não là một trong những trường hợp thường gặp. Nguyên nhân là do não bộ không nạp đủ lượng máu cần thiết, suy giảm đột ngột khiến các triệu chứng bất thường xuất hiện. Mặc dù không tử vong ngay, tuy nhiên đây có thể là tiền đề bùng phát tai biến nặng nề, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Tai biến thiếu máu não cục bộ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến, chiếm đến hơn 80% tổng số bệnh nhân. Não bị thiếu dinh dưỡng và oxy do không được cung cấp đủ máu khiến tế bào não ngày càng bị tổn thương, chết dần dẫn đến hiện tượng đột quỵ, tai biến đột ngột.
- Tai biến do xuất huyết não: Tình trạng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là do thành động mạch bị cứng, dễ nứt vỡ khiến máu bị rò rỉ ra ngoài.
Các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tai biến mạch máu não ở người trẻ thường bắt nguồn từ sự chủ quan, không quan tâm chăm sóc cơ thể và sức khỏe. Dưới đây là những yếu tố chính, bạn đọc cần thận trọng, chủ động điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe:
- Người trẻ gặp phải những dị dạng mạch máu khiến nguy cơ tai biến cao hơn. Đặc biệt nhóm đối tượng bệnh bẩm sinh, do di truyền hoặc liên quan đến các yếu tố sức khỏe từ khi chào đời.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thức khuya, ngủ không đủ giấc, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,… là những nguyên do khiến người trẻ bị tai biến mạch máu não.
- Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng. Ăn không đủ dinh dưỡng, ăn nhiều món ăn không có lợi cho sức khỏe dẫn đến béo phì, thừa cân, mỡ máu tăng cao dẫn đến hình thành mảng xơ vữa, tắc mạch máu não.
- Nữ giới sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, sử dụng thuốc bừa bãi,… tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, trong đó tai biến là một trong những rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện ảnh hưởng sức khỏe, đe dọa tính mạng.
- Áp lực công việc, cuộc sống dẫn đến căng thẳng thần kinh, stress liên tục khiến cho người trẻ có sức khỏe kém, dễ mắc phải các bệnh lý nặng nề làm chất lượng đời sống giảm sút.
Chủ động điều chỉnh những thói quen sinh hoạt, cách ăn uống sao cho khoa học và hợp lý hơn là vấn đề thế hệ trẻ cần lưu ý để tránh gặp phải các chứng bệnh nguy hiểm. Đồng thời, theo dõi sức khỏe, sớm phát hiện các biểu hiện lạ để khám chữa kịp thời đảm bảo an toàn sức khỏe.
Triệu chứng phát hiện tai biến mạch máu não ở người trẻ
Nhận biết các biểu hiện bất thường, thông báo với người xung quanh để được hỗ trợ. Trường hợp bạn phát hiện người có dấu hiệu tai biến hãy gọi cấp cứu và giúp bệnh nhân sơ cứu, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nhất là tình trạng tai biến mạch máu não ở người trẻ, sự chủ quan có thể khiến người trẻ đối mặt với các di chứng suốt đời. Khi đó, không những sức khỏe bị tác động nghiêm trọng mà cuộc sống cũng gặp phải nhiều khó khăn, thế nên người trẻ càng cần cảnh giác trước bệnh lý này.
Tỷ lệ cứu sống càng cao nếu nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời. Cấp cứu tai biến mạch máu não càng nhanh chóng càng giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống. Các triệu chứng như:
- Đau đầu, chóng mặt: Biểu hiện dễ bị nhầm lẫn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhất là khi cơn đau nhức xuất hiện đột ngột, tần suất cao và dữ dội khiến bệnh nhân không đứng vững, thậm chí là ngã quỵ ra sàn.
- Rối loạn vận động: Người trẻ bị tai biến mạch máu não đột ngột, não bộ không được nạp oxy, dinh dưỡng dẫn đến rối loạn hoạt động. Điều này làm khả năng vận động của cơ thể bị suy giảm, tứ chi yếu, không chủ động trong việc di chuyển tay, chân, khó cầm nắm đồ vật,… Tai biến có thể để lại di chứng rối loạn vận động cho bệnh nhân đến suốt đời.
- Thay đổi giọng nói, ngôn ngữ rối loạn: Người bệnh nói chuyện không rõ, giọng ngọng, rối loạn ngôn ngữ,… Đây là các biểu hiện cảnh báo nguy cơ đột quỵ, tai biến có khả năng xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi.
- Trí nhớ giảm: Người trẻ khỏe bỗng nhiên có biểu hiện nhớ kém, quên trước quên sau, lẫn lộn các vấn đề,… Dấu hiệu này có thể là triệu chứng cho thấy nguy cơ tai biến đang đến gần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này liên quan đến quá trình cung cấp máu cho não bộ bị trì trệ.
- Thị giác kém: Mắt mờ, nhìn không rõ cũng là hệ quả của việc não bộ thiếu máu gây ra. Trường hợp nặng, tổn thương não nghiêm trọng còn có nguy cơ khiến bệnh nhân bị mù vĩnh viễn.
Ngoài các biểu hiện kể trên, tai biến mạch máu não ở người trẻ có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường khác. Bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó hãy theo dõi tình trạng sức khỏe và có hướng điều chỉnh, khắc phục sớm nhằm bảo đảm an toàn, phòng tránh nguy cơ tai biến đe dọa tính mạng.
Tham khảo thêm: Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời
Người trẻ bị tai biến nguy hiểm như thế nào?
Tai biến mạch máu não nói chung và tai biến mạch máu não ở người trẻ nói riêng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, trường hợp xấu nhất là tử vong. Mặc dù so với người già, người trẻ tuổi có khả năng được cứu sống cao hơn, tuy nhiên bạn tuyệt đối không thể chủ quan.
Bởi những di chứng sau tai biến có thể đeo bám người trẻ đến suốt đời. Dưới đây là những hệ lụy mà tai biến mạch máu não gây ra, bạn đọc nên lưu ý:
- Liệt nửa người, không còn khả năng vận động:
Người bệnh có thể bị liệt tay, chân, không còn khả năng vận động sau tai biến. Một số khác liệt nửa người, liệt mặt do dây thần kinh bị tổn thương. Khi đó mọi sinh hoạt của người bệnh cần sự trợ giúp của người chăm sóc, ngay cả vấn đề vệ sinh cá nhân.
Không những vậy, trường hợp người trẻ phải nằm một chỗ trong thời gian dài, cơ bắp dần teo tụt khiến cho việc cử động cũng trở nên khó khăn, đau nhức. Đồng thời hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể suy kiệt, da bị lở loét, viêm nhiễm,… nhất là khi bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách.
- Rối loạn nhận thức, ngôn ngữ:
Bệnh nhân trẻ sau khi trải qua cơn tai biến mạch máu não có khả năng mắc phải các di chứng về ý thức, do não bộ bị tổn thương chưa phục hồi hoặc không thể phục hồi. Bên cạnh đó, ý thức và hành vi ngôn ngữ của người bệnh cũng trở nên rối loạn, mất kiểm soát.
Đầu óc không tỉnh táo, nói chuyện không rõ ràng, không kiềm chế được cảm xúc,… là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, công việc. Bệnh nhân lúc này khó quay về trạng thái bình thường, không thể lao động và cần sợ trợ giúp, chu cấp từ người thân.
- Rối loạn đại – tiểu tiện:
Đây cũng là một trong những di chứng nặng nề, dai dẳng đeo bám bệnh nhân đến cuối đời. Người bệnh có thể phải mặc tả, cần người thân hỗ trợ trong việc vệ sinh cá nhân, đi đại tiện, tiểu tiện. Trường hợp mất ý thức, không tự chủ có thể đi đại tiện, tiểu tiện không kiểm soát ảnh hưởng đến người xung quanh.
Không chỉ gây ra các di chứng kể trên, tai biến mạch máu não ở người trẻ còn là nguồn gốc phát sinh nhiều vấn đề tâm lý. Người bệnh dễ tự ti, cảm giác trở thành gánh nặng của người thân, từ đó dễ đưa ra các quyết định tiêu cực, gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, người nhà cần chăm sóc, động viên và hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị, phục hồi, bảo vệ an toàn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Tham khảo thêm: 9 Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản chớ bỏ qua
Sơ cứu và điều trị tai biến mạch máu não ở người trẻ
Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện từ 2 triệu chứng nghi ngờ tai biến kể trên, bạn nên thông báo với người xung quanh để được trợ giúp và nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian đợi xe cấp cứu, người bệnh cần được sơ cứu tạm thời, cụ thể:
- Không tác động lực mạnh lên người bệnh nhân, không di chuyển, kéo lê, xốc cơ thể người bệnh để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng tai biến. Hãy di chuyển nhẹ nhàng, để người bệnh nằm ở mặt phẳng chắc chắn, rộng rãi thoáng khí giúp hô hấp được duy trì.
- Nới lỏng quần áo cho người bệnh để bệnh nhân thở dễ dàng hơn, đỡ người bệnh nhân sang bên phải, kê đầu cao hơn thân người góc 30 độ.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh hãy trò chuyện giúp bệnh nhân giữ bình tĩnh, không rơi vào hôn mê.
- Trường hợp nhận thấy người bệnh bị co giật nên dùng một miếng vải sạch quấn vào một vật như đũa, cây viết để bệnh nhân kẹp ngang miệng tránh cắn trúng lưỡi. Nếu bệnh nhân ngất xỉu, hô hấp kém nên giúp bệnh nhân thổi ngạt cung cấp oxy.
- Bạn tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống trong lúc này, người bệnh bị nôn ói cần được làm sạch, lau chùi đờm dãi tránh ngạt, nghẹn nguy hiểm.
- Người bệnh được đưa tới bệnh viện sẽ được bác sĩ xem xét, kiểm tra tình trạng sức khỏe để cứu chữa, ngăn nguy cơ xấu xảy ra đe dọa tính mạng. Tùy tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp tương ứng. Người bệnh có thể dùng thuốc tan máu đông, phẫu thuật để khai thông mạch máu não,…
Sau khi được cứu sống, bệnh nhân được theo dõi và tiếp tục điều trị phòng tránh tái. Người thân nên chăm sóc, hỗ trợ người bệnh sau tai biến để người bệnh có nhiều hy vọng hơn trong việc quay trở lại đời sống bình thường. Một số lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân, nâng cao điều kiện phục hồi sức khỏe như:
- Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, hạn chế ăn những món có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe như đồ ăn quá mặn, quá ngọt. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh, ưu tiên nấu món lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa,… Lựa chọn rau củ quả, trái cây tươi và kiêng một số thực phẩm không có lợi.
- Hỗ trợ người bệnh trong việc đi lại, tập vận động tránh cứng khớp, teo cơ, giúp tăng cường lưu thông máu. Tham gia các bài tập trị liệu sau tai biến mạch máu não theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trao đổi, chia sẻ các vấn đề người bệnh đang gặp phải, kiên nhẫn chăm sóc, hỗ trợ để cải thiện cả tinh thần lẫn thể chất cho bệnh nhân.
- Đưa người bệnh tái khám định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bất thường hãy thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm.
Tai biến mạch máu não ở người trẻ có thể gây ra nhiều di chứng, do đó bệnh nhân cần được chăm sóc tốt, đồng thời điều trị kéo dài để phòng tránh những nguy cơ không mong muốn. Đây là một trong những yếu tố góp phần cải thiện sức khỏe cho người bệnh, giúp họ sớm phục hồi và quay lại cuộc sống thường ngày.
Tham khảo thêm: Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh
Chủ động phòng tránh tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi hay người già đều nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng trong thời gian ngắn. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động trong việc phòng tránh chứng bệnh này. Một vài lưu ý như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Ưu tiên các món dễ tiêu hóa và hấp thụ, tránh ăn nhiều món ăn dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn hoặc các thực phẩm đóng hộp.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tuy nhiên không nên sử dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga. Để bảo vệ sức khỏe bạn nên sử dụng nước lọc và uống nước ép rau củ quả tươi để nạp thêm vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Chọn lựa bộ môn phù hợp, tập luyện kiên trì, đúng cách giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp cơ thể dẻo dai, cải thiện đề kháng và hệ miễn dịch,…
- Loại bỏ các thói quen gây hại, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc sao cho phù hợp. Hạn chế thức khuya, nên chú trọng giấc ngủ để tránh gặp phải các bệnh lý hại sức khỏe.
- Tinh thần thoải mái, dành thời gian để cơ thể được thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài. Tinh thần là yếu tố quan trọng, giúp sức khỏe cải thiện và ngăn chặn nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng tai biến, nhất là ở người trẻ.
- Chủ động khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các bất thường và điều trị, xử lý sớm phòng tránh nhiều rủi ro.
Những thông tin kể trên hy vọng đã giúp bạn đọc cảnh giác hơn với tình trạng tai biến mạch máu não ở người trẻ. Bệnh có khả năng để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng chất lượng đời sống và sức khỏe. Trường hợp nặng, bệnh nhân trẻ có thể tử vong nhanh chóng, không thể cứu chữa.
Có thể bạn quan tâm
- Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất
- Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!