Bị trật khớp vai khi ngủ: Dấu hiệu và cách xử lý

Bị trật khớp vai khi ngủ gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này không gây nguy hại cho tính mạng. Nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, trật khớp vai sẽ khỏi sau vài tuần. Mặc dù thế, bạn đọc cũng không nên chủ quan. Bởi, trường hợp không điều trị, trật khớp, sai khớp vai vẫn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng.

Bị trật khớp vai khi ngủ: Dấu hiệu và cách xử lý
Bị trật khớp vai khi ngủ có sao không?

Trật khớp vai khi ngủ là bị gì?

Trật khớp vai là tình trạng khớp lệch ra khỏi vị trí nguyên thủy. Khi đó, hai mặt khớp chỏm xương cánh tay sẽ trật ra ngoài hốc xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Trong đó, có tới 60% người trưởng thành khỏe mạnh bị trật khớp vai.

Trật khớp vai có thể trật về trước, về sau hoặc xuống dưới. Người bệnh có thể bị trật một phần hoặc thậm chí là hoàn toàn khớp vai. Nguyên nhân gây nên vấn đề về xương khớp này có thể kể đến như té ngã, do tai nạn, khiếm khuyết khớp vai, lỏng dây chẳng,….

Một trong số đó, bị trật khớp vai khi ngủ cũng là trường hợp phổ biến. Thông thường, lý do chính khiến tình trạng này xuất hiện là do người bệnh ngủ sai tư thế. Chẳng hạn như ngủ nghiêng về một bên trong thời gian dài, không gian ngủ không được thoải mái,…khiến khớp vai bị trật sau khi ngủ dậy.

Dấu hiệu bị trật khớp vai khi ngủ

Bạn có thể phát hiện tình trạng trật khớp vai khi ngủ thông qua hiện tượng xuất hiện cơn đau ở khu vực này. Tuy nhiên, bởi triệu chứng đau khởi phát khá phổ biến nên nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa trật khớp với các chứng bệnh xương khớp liên quan khác. 

Dưới đây là một vài dấu hiệu bị trật khớp vai khi ngủ bạn đọc có thể tham khảo:

  • Cơn đau mạnh mẽ xuất hiện ở khớp vai, bạn không thể cử động được do khớp lúc này bị trật ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này làm cho việc phối hợp hoạt động của các nhóm cơ không còn diễn ra đồng bộ như trước.

    Dấu hiệu bị trật khớp vai khi ngủ
    Khớp vai xuất hiện cơn đau nhức khó chịu, sờ vào cảm nhận có sự biến dạng
  • Khi sờ vào vai, bạn có thể cảm nhận được một hõm khớp rỗng, bên tay bị đau cố định không cử động được. Khi cố di chuyển sang hướng khác, cơn đau đớn trở nên nặng nề hơn, đồng thời tay sẽ tự bật về vị trí cũ như cách hoạt động của một cái lò xo.
  • Trường hợp gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay kèm theo trật khớp, dây thần kinh cảm giác sẽ bị tê liệt hoàn toàn, đồng thời cánh tay sẽ mất khả năng vận động.
  • Bên vai bị trật khớp sẽ bị biến dạng khác với bên vai lành, song song đó về phần cánh tay của bên bị đau sẽ dạng xoay ra ngoài 40 độ.
  • Khớp vai bị giảm biên độ vận động, trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động hoàn toàn khớp vai và cánh tay.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường này, bạn nên nhanh chóng xử lý khắc phục. Tránh tình trạng trật khớp, sai khớp vai kéo dài ảnh hưởng đến chức năng vận động của xương khớp về sau.

Biến chứng do bị trật khớp vai khi ngủ

Nhiều người thắc mắc tình trạng bị trật khớp vai khi ngủ có nguy hiểm không. Theo nhiều nghiên cứu, vấn đề này được cho rằng không nguy hại đến tính mạng. Đa phần, sau điều trị vài tuần thì tình trạng trật khớp vai sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan. Bởi, tình trạng trật khớp vai khi ngủ có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Đồng thời, trường hợp không điều trị đúng cách, nguy cơ biến chứng ở khớp vai có thể xảy ra. Một vài trường hợp điển hình như:

  • Có 1% trường hợp trật khớp vai khi ngủ bị biến chứng ảnh hưởng đến động mạch ở nách. Tình trạng tắc động mạch hình thành bởi các tổn thương tại lớp áo trong và lớp áo giữa.
  • Trật khớp vai khi ngủ có thể kéo theo gãy xương vai. Đây được xem là biến chứng chiếm tỷ lệ cao ở người bị trật khớp, sai khớp (30%).
  • Tổn thương đến đai xoay vai, vấn đề này làm người bệnh khó khăn khi ngủ, đau đớn khi trở mình vận động.
  • Tổn thương dây thần kinh, nhất là dây thần kinh mũ. Khi dây thần kinh mũ bị liệt, người bệnh sẽ bị mất cảm giác ở nhóm cơ delta làm cánh tay không còn cử động bình thường. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị liệt đám rối thần kinh cánh tay.

    Biến chứng do bị trật khớp vai khi ngủ
    Người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nếu tình trạng trật khớp vai kéo dài không được điều trị

Vì những biến chứng kể trên, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy khớp vai bị đau khi ngủ dậy. Nếu tình trạng đau kéo dài không khỏi, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Cách xử lý tình trạng trật khớp vai khi ngủ

Khi nhận thấy nguy cơ trật khớp vai khi ngủ, nhiều người cố gắng cử động với mong muốn đưa khớp trở về vị trí bình thường. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Sai lệch khớp một phần chuyển sang toàn phần khá nguy hiểm. Vậy, bị trật khớp vai khi ngủ nên làm gì? 

Hạn chế cử động khớp vai

Việc đầu tiên ngay khi nhận thấy mối nguy hại ở khớp vai, bạn nên cố định khớp vai, tránh di chuyển và vận động để giảm áp lực cho khu vực bị đau, phòng ngừa nguy cơ sai khớp trở nên nghiêm trọng hơn. 

Tránh tuyệt đối không lắc tay, xoay khớp hoặc cố gắng bẻ nắn khớp vai. Hành động này có thể tác động lên nhóm cơ, dây thần kinh, dây chằng, mao mạch ở khớp vai làm tăng áp lực cho vai, dẫn đến các cơn đau đớn nặng nề và nguy cơ cao gây biến chứng trật khớp.

Cố định khớp vai

Nhằm tránh vấn đề sai khớp nặng nề hơn, tốt nhất bạn nên thông báo với người thân, nhờ giữ cố định khớp vai bằng băng vải. Theo đó, bạn lấy băng vải quấn cố định khớp vai để nâng đỡ khớp. Biện pháp này đồng thời cũng giúp bạn giảm đau, giảm cảm giác khó chịu.

Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp bạn giảm đau khớp vai hiệu quả, cách này thực hiện khá đơn giản được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. Bạn chỉ cần cho vài viên đá vào túi chườm hoặc một cái khăn vải, bọc kín và đắp trực tiếp lên vị trí vai bị trật khớp. Thông qua đó, biện pháp cũng sẽ giúp giảm sưng, bầm tím,…cho vai.

Cách xử lý tình trạng trật khớp vai khi ngủ
Chườm lạnh vị trí khớp vai bị đau giúp giảm đau, giảm sưng tấy

Với tình trạng trật khớp vai, bạn không nên chườm nóng hoặc sử dụng các mẹo chữa như xoa bóp bằng muối, rượu thuốc. Bởi, các cách này có thể khiến mạch máu, dây thần kinh xung quanh khớp bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng sai khớp nghiêm trọng hơn.

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ

Bị trật khớp vai khi ngủ cần được thăm khám và điều trị như những vấn đề về xương khớp khác. Bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp kiểm tra như chụp X quang để tìm vị trí xương gãy (nếu có), xác định mức độ trật khớp.

Trường hợp trật khớp vai có kèm theo gãy xương, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kết hợp chụp CT scan để tăng độ chính xác cho kết quả chẩn đoán. Trật khớp vai kèm gãy xương là tình trạng tương đối nặng, cần được chuyên gia chấn thương chỉnh hình đánh giá. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị.

Ngược lại, nếu bạn không bị gãy xương. Khi bị trật khớp vai, bạn có thể được điều trị bằng các biện pháp không xâm lấn khác như nắn khớp, cố định vai và sử dụng thuốc.

Các biện pháp điều trị trật khớp vai phổ biến

Bị trật khớp vai khi ngủ không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể khỏi và trở lại vận động bình thường sau đó vài tuần. Theo đó, các biện pháp thường được áp dụng trong điều trị trật khớp vai có thể kể đến như:

  • Nắn khớp vai: Trường hợp khớp vai bị trật nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một số thao tác giúp nắn chỉnh lại xương khớp vai cho người bệnh. Bên cạnh đó, dựa vào tình trạng đau và sưng, bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh sử dụng thuốc hỗ trợ giãn cơ, an thần. Việc nắn chỉnh ít khi phải sử dụng thuốc gây mê đối với xương vai. Sau khi thực hiện xong, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng đau và sưng cải thiện đáng kể.
  • Phẫu thuật khớp vai: Trường hợp nặng, người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật xâm lấn để điều trị trật khớp vai. Đối tượng thường là người có khớp vai, dây chằng yếu, nguy cơ cao tái trật khớp lần nữa mặc dù đã phục hồi trước đó. Phẫu thuật dây thần kinh hoặc mạch máu tương đối hiếm gặp.

    Các biện pháp điều trị trật khớp vai phổ biến
    Tùy theo tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để điều trị trật khớp vai khi ngủ cho người bệnh
  • Cố định khớp vai: Bác sĩ sẽ cố định khớp vai bị tổn thương của người bệnh với nẹp và băng đeo. Thời gian có thể kéo dài trong khoảng 3 tuần. Người bệnh có thể bó bột hoặc đeo nẹp dài hơn tùy theo tình trạng, mức độ trật khớp vai.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ sẽ được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng. Mục đích là giúp quá trình điều trị của người bệnh diễn ra thoải mái, giảm đau đớn, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục chấn thương.
  • Phục hồi chức năng: Người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Thông qua vận động, khớp vai dần dần trở lại vận động, củng cố sức mạnh và ổn định hơn. 

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý sử dụng hoặc ngừng uống thuốc khiến cơ thể gặp các vấn đề không mong muốn. Nhất là trường hợp cử động mạnh khiến khớp vai tiếp tục lệch, sai khớp nguy hiểm.

Phòng tránh nguy cơ bị trật khớp vai khi ngủ

Theo thống kê, có đến 90% tỷ lệ tái trật khớp vai do những sai lệch xảy ra trước đó. Trường hợp phổ biến xảy ra ở người trẻ tuổi do nhu cầu vận động cao. Trường hợp bị trật khớp vai khi ngủ nhiều lần có thể khiến cấu trúc sụn viền và dây chằng bị rách rộng hơn. 

Lâu dần, nguy cơ khuyết xương, gãy mảnh xương, viêm khớp,…càng cao. Trường hợp xấu, người bệnh có thể mất dần chức năng vận động, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để phòng tránh tái chấn thương, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Phòng tránh nguy cơ bị trật khớp vai khi ngủ
Tuân thủ phác đồ điều trị và tham gia vận động trị liệu giúp phục hồi chức năng khớp vai an toàn, tránh nguy cơ tái trật khớp
  • Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ định cố định khớp vai của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh kết hợp luyện tập phục hồi chức năng theo phác đồ đã được đưa ra trước đó.
  • Tham gia các buổi tập giúp nâng cao sức mạnh, tăng cường độ dẻo dai cho khớp vai thường xuyên. Trước khi thực hiện, người bệnh chú ý khởi động kỹ, đồng thời không nên lạm dụng vận động quá mức, chỉ tập theo thể trạng.
  • Nếu nhận thấy tình trạng trật khớp vai khi ngủ tái phát, người bệnh cần nhanh chóng để cơ sở y tế để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tổn thương kéo dài khiến việc điều trị theo đó gặp khó khăn và gia tăng các nguy cơ không mong muốn.

Bên cạnh những biện pháp phòng tránh kể trên, để cơ thể được khỏe mạnh người bệnh cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Lựa chọn các thực phẩm có lợi cho xương khớp để thúc đẩy hiệu quả quá trình điều trị. Tránh sử dụng loại có hại cho sức khỏe như thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích,…

Hy vọng qua bài viết sau đây, bạn đọc đã có biện pháp phòng tránh cũng như xử lý nếu bị trật khớp vai khi ngủ. Để tránh xảy ra các vấn đề không muốn, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Đau cổ khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách hết đau nhanh

Đau cổ khi ngủ dậy có thể kèm theo tình trạng co cứng không quay được khiến bệnh nhân khó...

Bí quyết chữa đau vai gáy bằng tinh dầu cực hiệu quả

Chữa đau vai gáy bằng tinh dầu là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện bởi các...

Chữa đau vai gáy theo cách của người Nhật là phương pháp đơn giản, tiện lợi

Học cách chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật

Chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật là phương pháp đơn giản, dễ làm. Nó mang lại...

Đau vai: Các nguyên nhân thường gặp, dấu hiệu, điều trị

Đau vai là một trong những cơn đau thường gặp, nhất là các đối tượng khiêng vác nặng, dân văn...

Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Không Khó Như Bạn Nghĩ

Đau vai gáy là triệu chứng khá phổ biến hiện nay và có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.