Viêm khớp vai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm khớp vai là một trong những dạng viêm khớp khá phổ biến. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở người cao tuổi, béo phì hoặc thường xuyên vận động nặng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp vai được điều trị bảo tồn và ít khi phải can thiệp ngoại khoa.

triệu chứng viêm khớp vai
Tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm khớp vai

Viêm khớp vai – Những điều người bệnh cần biết

Viêm khớp vai là tình trạng mô sụn bao phủ các đầu xương bị ăn mòn, khiến xương ma sát vào nhau mỗi khi cử động. Điều này khiến khớp mất cân bằng khi chuyển động và có xu hướng hình thành gai xương (gai xương là hệ quả khi xương phát triển để bù lấp các mô sụn bị hao mòn). Ma sát tăng lên chính là nguyên nhân kích thích xương và mô mềm xung quanh sưng viêm.

Viêm khớp vai là kết quả của sự hao mòn mô sụn. Sụn có mặt trong tất cả các khớp của cơ thể, bao phủ bề mặt xương và đảm nhiệm vai trò giảm ma sát khi cử động. Sụn có chiều dày khoảng 2mm đến 3mm.

Quá trình bào mòn mô sụn diễn ra theo trình tự sau:

  • Đầu tiên, mô sụn trở nên mềm và xuất hiện một số vết nứt trên bề mặt.
  • Sau đó sụn bắt đầu bong tróc và để lộ một phần của bề mặt xương
  • Xương có xu hướng hình thành gai để bù lấp các tế bào sụn bị bào mòn

1. Nguyên nhân

Viêm khớp vai thường xuất hiện ở những người có tuổi tác cao (thường trên 50 tuổi). Bệnh lý này là hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp.

Tuy nhiên một số người có độ tuổi trẻ hơn vẫn có thể mắc bệnh do các yếu tố rủi ro khác.

2. Yếu tố rủi ro

Bên cạnh quá trình lão hóa, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp vai. Bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp:  Đây là một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi kháng thể của hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh. Viêm khớp dạng thấp thường gây sưng viêm ở hai vai cùng một lúc.
  • Chấn thương: Chấn thương thường gặp ở vai như gãy, trật khớp,… có thể phát triển thành viêm khớp vai nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Rách cơ quay khớp vai: Rách cơ quay khớp vai là tình trạng cơ khớp vai bị rách. Nếu số lượng cơ bị rách lớn, điều này có thể khiến đầu xương va chạm mạnh khi cử động và phát triển thành viêm khớp.
  • Hoại tử vô mạch: Hoại tử vô mạch đề cập đến quá trình cung cấp máu bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng cơ quan (khu vực) đó bị hoại tử (chết). Nếu khớp vai không được cung cấp máu đầy đủ, xương sẽ dần suy yếu và có thể tiến triển thành viêm khớp.

Ngoài ra, béo phì, tiểu đường, vận động khớp vai quá mức,… cũng là những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ viêm khớp vai.

3. Triệu chứng và dấu hiệu

Khi mô sụn bị bào mòn đáng kể, các triệu chứng lâm sàng sẽ có xu hướng phát sinh. Triệu chứng thường trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn theo thời gian.

nguyên nhân viêm khớp vai
Đau và cứng khớp là triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp vai

Đau khớp vai:

Đau khớp vai là dấu hiệu đầu tiên của viêm khớp vai. Cơn đau có thể xuất hiện ở mặt trước và mặt sau vai tùy vào vị trí sưng viêm.

Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn vận động khớp hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên ở các trường hợp nghiêm trọng, cơn đau cũng có thể xuất hiện khi khớp không cử động.

Nếu mức độ tổn thương khớp nhẹ, cơn đau thường khu trú ở vai. Tuy nhiên khi sụn bọc bị bào mòn đáng kể, cơn đau có thể tỏa ra khắp cánh tay và di chuyển xuống cổ tay.

Cứng khớp:

Cứng khớp là triệu chứng khác của viêm khớp vai. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian khớp vai không được vận động.

Khi cứng khớp, bạn rất khó khăn để cử động và thực hiện các hoạt động thông thường. Dần dần khớp sẽ giảm dần phạm vi chuyển động.

Âm thanh phát ra từ khớp vai:

Khi mô sụn bào mòn, bề mặt khớp trở nên sần sùi và ma sát mạnh vào nhau mỗi khi vận động. Do đó bạn có thể nghe thấy một số âm thanh khi cử động khớp.

Đây là những triệu chứng đặc trưng của viêm khớp vai.Tuy nhiên bệnh lý này có thể dẫn đến một số triệu chứng thứ phát khác (ví dụ: mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, mất ngủ,…).

XEM THÊM: Bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền và cách chữa

Chẩn đoán viêm khớp vai

Quá trình chẩn đoán viêm khớp vai thường có hai bước chính: Khám thực thể và xét nghiệm hình ảnh.

Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ tiến hành xác định phạm vi chuyển động, phản xạ của các dây thần kinh và dây chằng xung quanh khớp,…

khám viêm khớp vai
Xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ quan sát được tình trạng bên trong khớp bị tổn thương

Sau khi khám thực thể, các xét nghiệm hình ảnh sẽ được thực hiện.

  • X-Quang: Là xét nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán viêm khớp vai. Hình ảnh từ X-Quang cho phép bác sĩ quan sát không gian bên trong khớp và sự xuất hiện của gai xương.
  • CT hoặc MRI: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khác nhằm quan sát các mô mềm xung quanh (bao gồm cả sụn khớp).

Cách điều trị viêm khớp vai

Viêm khớp vai không thể điều trị hoàn toàn. Vì vậy mục đích của các phương pháp điều trị là giảm đau, kiểm soát triệu chứng nhằm giúp người bệnh có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt, làm việc thông thường. Đồng thời ngăn chặn quá trình tổn thương và bào mòn sụn khớp.

1. Bài tập tăng phạm vi chuyển động

Trước tiên điều trị nội khoa (không phẫu thuật) sẽ được áp dụng cho bệnh nhân viêm khớp vai. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn bắt đầu bằng các bài tập tăng chuyển động vai. Nếu không cải thiện, phạm vi hoạt động của vai có thể giảm dần và dẫn đến tình trạng mất chức năng khớp.

bài tập chữa đau khớp vai
Thực hiện các bài tập chuyên sâu giúp tăng phạm vi chuyển động của khớp vai

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tác động một số động tác lên vai để kích thích dây chằng và dây thần kinh vận động. Ngoài ra bạn cũng sẽ được hướng dẫn một số bài tập tại nhà nhằm cải thiện chức năng khớp.

Đồng thời để làm giảm căng thẳng lên khớp vai, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thiết bị hỗ trợ như băng đeo tay.

2. Thay đổi lối sống

Để hạn chế tình trạng mô sụn tiếp tục bị bào mòn, bạn cần thay đổi một số thói quen thiếu khoa học.

Trước tiên, cần hạn chế các tư thế gây căng thẳng và chèn ép lên khớp vai như đánh tennis, chơi cầu lông. Ngoài ra, tuyệt đối không mang vác vật nặng. Áp lực từ các hoạt động này có thể kích thích sụn bị tổn thương nặng nề hơn.

Ngoài ra bạn cũng cần loại bỏ một số thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp như hút thuốc, nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích,…

3. Kiểm soát cơn đau

Để kiểm soát cơn đau do viêm khớp vai, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp giảm đau nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tùy thuộc vào mức độ đau của từng bệnh nhân.

Các loại thuốc thường được sử dụng:

  • Acetaminophen: Là loại thuốc được chỉ định đầu tiên trong điều trị viêm khớp vai. Loại thuốc này có khả năng giảm đau nhanh nhưng ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên Acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu lạm dụng hoặc sử dụng liều cao. Để giảm rủi ro, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.
  • NSAID: NSAID là thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này tác động đến thành phần trung gian – prostaglandin nhằm làm giảm sưng viêm. NSAID có thể gây loét và chảy máu dạ dày, do đó bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa nên cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Là một nhóm nhỏ của NSAID. Tuy nhiên nhóm thuốc này ít tác động đến cơ quan tiêu hóa, do đó có thể làm giảm nguy cơ loét và xuất huyết dạ dày.

Mặc dù sử dụng thuốc là biện pháp giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên lạm dụng hoặc dùng thuốc liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó bạn cần thảo luận với bác sĩ về triệu chứng lâm sàng, tiền sử dị ứng và một số vấn đề sức khỏe để được chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp.

Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm đau không cần kê toa. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này. Tự ý dùng thuốc có thể gây ra một số rủi ro tiềm ẩn.

Chườm nóng/ lạnh

Chườm nóng và lạnh có khả năng giảm triệu chứng của viêm khớp vai. Bệnh nhân thường xuyên bị đau và cứng khớp nên chườm nóng để cải thiện cơn đau, làm giãn không gian khớp và kích thích tuần hoàn máu.

trị viêm khớp vai
Thực hiện chườm nóng/ lạnh nhằm làm giảm cơn đau, triệu chứng cứng và sưng viêm tại khớp

Trong khi đó bệnh nhân đau do phản ứng viêm nên áp dụng chườm lạnh để hạn chế lượng máu tuần hoàn đến khớp. Điều này sẽ làm giảm sưng viêm và cải thiện cơn đau nhanh chóng.

Bạn nên chườm nóng/ lạnh từ 10 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm triệu chứng do viêm khớp vai gây ra. Chỉ khi cơn đau không đáp ứng với biện pháp này, bạn mới cần cân nhắc việc sử dụng thuốc.

4. Tiêm

Hiện nay có hai loại thuốc tiêm có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm khớp vai là tiêm corticosteroid và axit hyaluronic.

Corticosteroid có khả năng giảm viêm mạnh mẽ nhờ vào hoạt động ức chế hệ miễn dịch. Dung dịch corticosteroid thường được trộn với chất gây tê nhằm giúp giảm đau tức thì.

Biện pháp này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì corticosteroid có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và gây tổn thương các cơ quan khác.

thuốc viêm khớp vai
Tiêm corticosteroid và axit hyaluronic được thực hiện khi thuốc giảm đau không đem lại hiệu quả

Nếu bạn thực hiện tiêm corticosteroid, tuyệt đối không thực hiên bất cứ thủ thuật ngoại khoa nào trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

Axit hyaluronic là chất nhầy có cấu trúc tương tự dịch tự nhiên trong khớp. Thành phần này được sản xuất tổng hợp và được sử dụng nhằm giúp khớp vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên axit hyaluronic cần một thời gian dài để phát huy tác dụng.

5. Phẫu thuật vai

Khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, phẫu thuật vai sẽ được cân nhắc. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định dựa vào độ tuổi và mức độ tổn thương tại khớp.

Nội soi

Phẫu thuật nội soi được thực hiện khi gai xương hình thành và gây chèn ép lên các mô mềm xung quanh. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện vết mổ nhỏ và đưa dụng cụ nội soi vào nhằm quan sát tình trạng bên trong khớp.

Sau đó, gai xương sẽ được cắt bỏ và được làm sạch bằng các thiết bị hỗ trợ.

Thay khớp vai

Thay khớp vai được áp dụng cho tình trạng viêm khớp vai nghiêm trọng. Đặc biệt thủ thuật này thường được ưu tiên cho bệnh nhân cao tuổi và người có khả năng phục hồi xương khớp kém.

Trước khi thay thế khớp vai, bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương. Nếu chỉ tổn thương mô sụn, bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ mô sụn cũ và thay thế bằng bộ phận nhân tạo. Tuy nhiên nếu khớp vai bị hư tổn nặng nề và không còn khả năng phục hồi, khớp sẽ được thay thế hoàn toàn.

Thủ thuật ngoại khoa giúp khớp vận động trở lại và chấm dứt các triệu chứng do viêm khớp vai gây ra.

Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa có thể để lại các biến chứng tiềm ẩn như:

  • Nhiễm trùng
  • Cục máu đông
  • Trật khớp
  • Nguy cơ thay khớp lần thứ hai

Thông tin về viêm khớp vai trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp với tình trạng bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tìm hiểu về bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai được thực hiện qua các bước: Chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán cận lâm sàng, chẩn đoán chuyên biệt. Ở mỗi thể...
Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

Thuốc chữa đau khớp gối của Nhật loại nào tốt?

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

Glucosamine, Q&P Kowa, sụn vi cá mập Orihiro Squalene, ZS Chondroitin… là các loại thuốc chữa đau khớp gối của...

Tìm hiểu về bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Bệnh án khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Khám và chẩn đoán viêm quanh khớp vai được thực hiện qua các bước: Chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán...

Bị đau khớp vai khi tập thể hình: Cách xử lý và phục hồi

Thể hình là bộ môn được nhiều người ưa thích, trong đó có nam giới vì giúp họ duy trì...

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ? Có nguy hiểm không ?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào các khớp gây sưng đau. Nếu không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *