Có phải uống cà gai leo làm yếu sinh lý không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, còn có tên gọi khác là Solanum hainanense Hance, cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà Hải Nam… và được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc cho đến Thừa Thiên Huế – Việt Nam. Cà gai leo được dùng với công dụng giải độc, điều trị các chứng về bệnh gan khá tốt.

Tìm hiểu cà gai leo có gây yếu sinh lý hay không?

Dược liệu này có lá dài từ 3cm – 5cm. Lá hình trứng hoặc thuôn dài và có màu xanh nhạt, khi già sẽ chuyển sang màu nâu xám hoặc vàng nâu. Gốc lá hơi tròn, cuống dài, mặt trên sẫm màu, mặt dưới có các lông tơ màu trắng. Xung quanh hai mặt của lá và cuống lá đều có gai nên có tên là cà gai leo.

cà gai leo
Cà gai leo là vị thuốc giúp giải độc và dùng nhiều cho các bệnh lý về gan.

1. Dược tính của cà gai leo

Trong các tài liệu Y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị the mát nên được các lương y thời xưa dùng để chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, phong tê thấp, đau mỏi tay chân, tiêu độc, giảm ho, tiêu viêm…Ngoài ra, cà gai leo còn được dùng để đào thải độc tố cho gan, giảm tình trạng men gan cao, suy gan, viêm gan, gan nóng hoặc gan nhiễm mỡ.

Trong Y học hiện đại cho biết, cà gai leo có khá nhiều hoạt chất Saponin steroid, Solasodinon, Diosgenin, Glycoancaloid… nên được đánh giá cao về công dụng bảo vệ gan.

  • Hỗ trợ chữa các bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giảm tình trạng nóng gan.
  • Giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, trong đó có tế bào ung thư gan, hỗ trợ chữa viêm vòm họng.
  • Điều trị các bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau lưng nhức gối…

2. Uống cà gai leo có gây yếu sinh lý hay không?

Nhiều nam giới lo lắng việc uống cà gai leo sẽ gây nên tình trạng yếu sinh lý, ảnh hưởng đến chứng năng tình dục, làm mất phong độ đàn ông và sụt giảm cảm hứng phòng the.

Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu hoặc tài liệu khoa học, dẫn chứng y tế cụ thể nào về việc uống cà gai leo gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe sinh lý, gây vô sinh ở cả hai giới.

Nhiều người xưa nay khi dùng cà gai leo cũng không thấy những phản ứng phụ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Việc dùng thường xuyên cà gai leo sẽ giúp giải độc và điều trị các bệnh lý về gan. Tuy nhiên, cà gai leo không phải đối tượng nào cũng dùng được.

Tham khảo thêm: Yếu sinh lý và bệnh tiểu đường có liên quan gì đến nhau?

3. Những ai không nên dùng cà gai leo?

Những đối tượng không hoặc chưa thể dùng cà gai leo để hỗ trợ chữa bệnh là phụ nữ đang mang thai (hoặc trong giai đoạn cho con bú) và trẻ em dưới 6 tuổi.

Những ai không nên dùng cà gai leo?
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần kiêng uống cà gai leo.

Vì đây là hai nhóm đối tượng không có thể trạng ổn định, nên việc dùng cà gai leo khá nguy hiểm. Hơn nữa, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ thường có cơ địa mẫn cảm nên khi dùng mọi loại thảo dược đều đem đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, khi dùng cà gai leo cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

tư thế quan hệ

15+ tư thế quan hệ cực phê – Hướng dẫn chi tiết, có hình

Thực hành tốt các tư thế quan hệ được cho là đỉnh cao của nghệ thuật nơi the phòng giúp...

Mãnh Lực Phục Dương Khang – Phục Hồi Sinh Lý Sung Mãn Đỉnh Cao Như Thời Trai Trẻ

Yếu sinh lý là “nỗi ác mộng” của bất kỳ người đàn ông nào, không chỉ cho thấy tình trạng...

Chế độ ăn uống sau khi thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị hiếm muộn, vô sinh hiệu quả, có tỷ lệ thành...

Rối loạn cương dương là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị Hiệu Quả

Theo các số liệu thống kê của ngành Y tế, có khoảng 150 triệu nam giới bị rối loạn cương...

Bệnh Peyronie: nguyên nhân chính gây nên chứng cong dương vật

Bệnh Peyronie là căn bệnh gây ra tình trạng dương vật bị uốn cong bất thường khi cương cứng. Đó...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *