Chữa viêm họng bằng quả sung và những điều cần lưu ý
Nhờ vào đặc tính lợi hầu, nhuận phế, tiêu độc mà quả sung được dùng trong điều trị bệnh viêm họng. Mặc dù không quá phổ biến nhưng cách chữa viêm họng bằng quả sung cũng nhận được nhiều phản hồi tốt về độ hiệu nghiệm và công thức đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.
Tác dụng chữa viêm họng của quả sung
Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng, hầu bị sưng, viêm, gây nên các triệu chứng đau, rát, khó nuốt, ho, ngứa, kích ứng cổ họng… Người bệnh viêm họng sẽ gặp phải một số biểu hiện toàn thân như: sốt nhẹ, mệt mỏi, uể oải… Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5 -7 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rút ngắn tốc độ khỏi bệnh và đẩy nhanh khả năng phục hồi của cơ thể bằng cách áp dụng mẹo trị bệnh viêm họng với quả sung.
Quả sung còn được gọi với các tên khác là văn tiên quả, mật quả, nãi tương quả, thiên sinh tử, phẩm tiên quả… Dân gian thường dùng quả trên để muối chua, ăn kèm với cơm. Bên cạnh đó, quả sung còn được dùng như một vị thuốc để trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ ích vị, lợi hầu, nhuận phế, nhuận tràng thông tiện, tiêu độc. Với đặc tính dược lý như trên, quả sung được dùng trong điều trị một số bệnh và triệu chứng: ho, viêm họng, kiết lỵ, ruột kết…
Một số nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, quả sung có thể trị viêm họng có thể làm dịu nhanh cảm giác kích ứng và tình trạng sưng viêm bên trong niêm mạc hầu, họng bằng cách hình thành một lớp chất nhầy bao bọc vết thương, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Ngoài ra, trong thành phần của quả sung chứa các chất malic acid, auxin, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, các nguyên tố vi lượng như kali, phốt pho, canxi, vitamin C tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém khi đang bị viêm họng.
Hướng dẫn cách dùng quả sung trị bệnh viêm họng
Tham khảo bài thuốc chữa viêm họng bằng quả sung sau đây:
Chữa viêm họng bằng sung tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10 quả sung tươi
- 20 gam đường phèn
- 800 ml nước sạch.
Cách thực hiện:
- Sung tươi đem rửa sạch, để ráo nước rồi dùng dao thái nhỏ (không cần rửa lại).
- Cho sung vào nồi, đun cho đến khi sôi thì bắt đầu vặn nhỏ lửa, nấu thêm 20 phút nữa hoặc cho đến khi cô đặt thành cao thì tắt bếp.
- Dung dịch thu được cho vào trong lọ thủy tinh hoặc ngăn mát của tủ lạnh và dùng dần.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày dùng 1 thìa cà phê sung ngâm, ngậm ở họng. Thực hiện hai lần trong ngày vào buổi sáng và tối. Kiên trì áp dụng từ 3 – 5 ngày để làm giảm cảm giác khó chịu.
- Bạn cũng có thể dùng bài thuốc trên để điều trị dự phòng khi thời tiết thay đổi. Liều dự phòng nên dùng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Với trẻ ho có đờm, các ông bố mà mẹ có thể gọt vỏ quả sung tươi đem nấu với 50 – 100 gam gạo thành cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm ho.
Chữa viêm họng bằng sung khô
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Quả sung khô
Cách thực hiện:
- Quả sung khô đem tán thành bột rồi thổi vào họng.
- Thực hiện nhiều lần trong ngày để thấy được tác dụng.
Một số lưu ý khi chữa viêm họng bằng quả sung
Khi thực hiện bài thuốc điều trị bệnh viêm họng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hiện tượng dị ứng và tương tác khi dùng quả sung không phổ biến. Bạn có thể thêm nguyên liệu trên vào bữa ăn hằng ngày hoặc dùng cho mục đích trị bệnh mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp dị ứng với mủ cao su hoặc phấn hoa cây bạch dương có thể dị ứng với quả sung (do đều thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Nếu bạn bị dị ứng với một số loại thực vật thuộc họ trên, bạn có thể có nguy cơ bị dị ứng với quả sung.
- Quả sung có chứa hàm lượng lớn vitamin K – một loại vitamin có khả năng làm đông máu. Ăn quá nhiều sung có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc loãng máu Warfarin nếu dùng đồng thời. Do đó, quả sung chỉ nên dùng sung liều lượng hợp lý để duy trì lượng vitamin K có trong cơ thể.
- Quả sung có tác dụng nhuận tràng, giúp trị chứng táo bón. Tuy vậy, ăn quá nhiều sung lại có thể gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Trên đây là một số thông tin về cách trị viêm họng bằng quả sung. Sau 2 – 3 ngày áp dụng cách trên mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định biện pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Nước ép dứa trị viêm họng: Liệu có phải là sự thật?
- Các loại thuốc trị viêm họng tốt nhất & lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!