Cách khám, phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cách phát hiện ung thư buồng trứng giúp người bệnh sớm nhận biết và điều trị căn bệnh quái ác này. Bởi, khi mới khởi phát, các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác. Bên cạnh đó, do sự chủ quan của nhiều người nên đến khi phát hiện, ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn muộn.

Tổng quan về bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng hình thành bởi khối u ác tính xuất hiện ở một bên hay cả hai bên buồng trứng của nữ giới. Trong đó, các tế bào gây ung thư là những tế bào bất thường, chúng phát triển khiến cơ thể bị mất kiểm soát, không mang lại lợi ích đối với nhu cầu của cơ thể.

Tổng quan về bệnh ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là bệnh nguy hiểm cần phát hiện và điều trị sớm

Khi hình thành và phát triển, chúng dần xâm lấn, phá hủy các mô, cơ quan gần kề. Thậm chí ở trường hợp bùng phát nặng, chúng có thể di căn đến các cơ quan ở xa hơn trong cơ thể. Lúc đó, các tế bào ác tính sẽ gây ra ung thư thứ phát ở nơi mà chúng di căn.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới. Trong đó, yếu tố di truyền, tuổi tác, thay đổi hormone trong cơ thể là các tác nhân chính. Ngoài ra, các đối tượng có nhiều tiền sử bệnh lý, phụ nữ từng mang thai, sinh nở, mắc bệnh xã hội, sử dụng thuốc kích thích phóng noãn,…cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư buồng trứng khá giống với nhiều căn bệnh khác. Do đó, đa số người bệnh khó phát hiện được tình trạng ung thư ngay từ giai đoạn đầu. Đến khi nhận biết bệnh thì đã bước sang giai đoạn muộn, khi đó việc điều trị trở nên khó khăn rất nhiều. Dưới đây là một biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng, bạn đọc nên lưu ý:

  • Vùng bụng dưới khó chịu, đau tức âm ỉ.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
  • Ăn không ngon, có cảm giác đầy bụng, tăng hoặc sụt ký đột ngột không nguyên nhân.
  • Âm đạo chảy máu không trong chu kỳ kinh, sau mãn kinh, kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Đau rát khi giao hợp.

    Tổng quan về bệnh ung thư buồng trứng
    Các biểu hiện khởi phát bệnh khá mờ nhạt nên nhiều người nhầm lẫn trong điều trị khiến bệnh trở nặng

Những triệu chứng nếu không thuyên giảm, tiếp tục tồn tại trong thời gian dài có thể liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng. Đến khi khối u phát triển với kích thước nhất định, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng bất thường rõ ràng hơn. Trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.

Cách khám, phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất

Buồng trứng của phụ nữ nằm sâu bên trong khoang bụng. Do đó, khi hình thành khối u, người bệnh cũng khó cảm nhận được sự tồn tại của chúng. Hầu như không có sàng lọc thường quy đối với căn bệnh này. Chính vì thế, việc báo cáo với bác sĩ các triệu chứng bất thường là yếu tố quan trọng giúp đánh giá và chẩn đoán bệnh.

Phụ nữ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ kể trên. Khi đó, bác sĩ có thể sẽ hướng người bệnh đến một vài xét nghiệm phụ khoa. Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể nhận định bất thường và đưa ra phương án điều trị phụ hợp. Dưới đây là cách khám phát hiện ung thư buồng trứng được áp dụng phổ biến:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện bước thăm khám lâm sàng, đồng thời khai thác các thông tin cần thiết như:

  • Thăm khám sơ bộ nhằm xác định tình trạng, biểu hiện đau, tần suất đau và lượng dịch tiết âm đạo,…
  • Tìm hiểu tiểu sử bệnh lý của người bệnh hoặc người thân cùng huyết thống trong gia đình.

    Cách khám, phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất
    Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, tìm hiểu tiểu sử bệnh lý của người bệnh và gia đình

Sau bước thăm khám này, bác sĩ đã có những dự đoán sơ bộ về tình hình của người bệnh. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các biện pháp xét nghiệm giúp tìm hiểu nguyên nhân sâu hơn gây ra các triệu chứng trên cơ thể người bệnh. 

Bước 2: Phương pháp xét nghiệm chuyên sâu

Ở bước này, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp xét nghiệm phổ biến sau:

  • Siêu âm ngã âm đạo: Thông qua biện pháp này, bác sĩ có thể phát hiện những vấn đề bất thường bên trong âm đạo. Hình ảnh thu được từ sóng siêu âm sẽ phát hiện ra các khối u tồn tại ở cơ quan sinh dục, trong đó có bệnh ung thư buồng trứng. Mặc dù vậy, siêu âm qua ngã âm đạo sẽ không thể giúp bác sĩ nhận diện được khối u có phải là ung thư hay không.
  • Chụp CT bụng, hố chậu: Hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ nhận diện bệnh lý tại khu vực này. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm nên thông báo với bác sĩ, bởi bạn sẽ không thử thực hiện biện pháp này. Thay vào đó, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm MRI để thay thế.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp đo lượng kháng nguyên ung thư 125 trong có thể. CA – 125 là chất do khối u tiết ra, nếu tìm thấy có sự tồn tại của chúng trong có thể, nhiều khả năng người bệnh đang mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, xét nghiệm CA – 125 cũng là phương pháp giúp đánh giá đáp ứng khi điều trị bệnh ung thư. Mặc dù thế, các bệnh lý như u xơ tử cung, ung thư tử cung có thể khiến nồng độ CA – 125 bị ảnh hưởng.
  • Sinh thiết: Phương pháp xét nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng một mô tế bào nhỏ ở buồng trứng quan sát dưới kính hiển vi. Có thể nói, sinh thiết là cách phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất.

    Cách khám, phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất
    Tùy vào tình trạng thực tế của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệp phù hợp

Bước 3: Nhận kết quả và biện pháp điều trị 

Việc kết hợp nhiều phương pháp xét nghiệm, kiểm tra giúp bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh ung thư buồng trứng (nếu có), cũng như giai đoạn hoặc tình trạng di căn ung thư. Thông qua đó, bác sĩ sẽ giúp người bệnh đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi xét nghiệm ung thư buồng trứng

Trước khi đến bệnh viện xét nghiệm, một số vấn đề bạn đọc cần lưu ý để không làm ảnh hưởng đến kết quả thăm khám như:

  • Chỉ nên thực hiện xét nghiệm, khám ung thư buồng trứng sau khi kinh nguyệt kết thúc 14 ngày.
  • Không thực hiện xét nghiệm trong quá trình sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc đang điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tránh quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm từ 1 – 2 ngày.
  • Trước khi xét nghiệm không nên sử dụng kem bôi trơn âm đạo. Bởi, lớp kem có thể che mất các tế bào không bình thường, làm sai lệch kết quả chẩn đoán ung thư buồng trứng.

Ngoài ra, để có được kết quả thăm khám chính xác nhất, bạn đọc nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để thăm khám. Sớm phát hiện bệnh hoặc những bất ổn trên cơ thể giúp kéo dài tiên lượng sống, tăng hy vọng chữa trị cho người bệnh.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bao nhiêu tiền?

Chi phí thăm khám lâm sàng thường dao động khoảng 500.000 VNĐ. Tiếp đến, dựa trên tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết liên quan để chẩn đoán bệnh. Hiện nay, một số biện pháp xét nghiệm ung thư buồng trứng phổ biến sẽ có chi phí như sau:

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào địa chỉ thăm khám y tế mà mức chi phí xét nghiệm ung thư buồng trứng sẽ khác nhau
  • Xét nghiệm máu tìm CA – 125: Chi phí khoảng 200.000 VNĐ.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo, buồng trứng, tử cung: Chi phí khoảng 180.000 VNĐ – 600.000 VNĐ.
  • Chụp CT vùng bụng, chậu: Chi phí khoảng 1.200.000 VNĐ.

Tổng chi phí để thực hiện tầm soát căn bệnh ung thư buồng trứng có thể dao động từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, mức chi phí này sẽ có sự thay đổi dựa vào cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ ở từng địa chỉ y tế cụ thể. Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, người bệnh nên lựa chọn nơi khám có uy tín và chất lượng được nhiều người tin tưởng.

Trên đây là cách phát hiện ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay, thông qua thăm khám và xét nghiệm liên quan. Nếu nhận thấy có thể có những biểu hiện bất thường, phụ nữ nên sớm đến bệnh viện kiểm tra. Phát hiện các vấn đề ở giai đoạn khởi phát giúp chị em điều trị dễ dàng, đồng thời phòng ngừa được rất nhiều nguy cơ.

Có thể bạn quan tâm:

Hơn 90% phụ nữ hiện nay đang điều trị bệnh phụ khoa sai cách, dẫn đến bệnh thường xuyên tái phát, gây ra tình trạng loạn khuẩn. Nếu bạn cũng đang phải "sống chung" với bệnh Phụ khoa, cùng tìm hiểu ngay giải pháp sau đây!

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu là vấn đề chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là những người đang bị ung thư giai đoạn nặng, tế bào...
điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y

Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y

Điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y là giải pháp an toàn được nhiều người áp dụng. Đây...

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư buồng trứng giúp chị em phụ nữ sớm phát hiện căn bệnh nguy hiểm này. Bởi,...

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác!

Bệnh ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, thường gặp hơn ở những...

Thế nào là ung thư buồng trứng di căn?

Ung thư buồng trứng di căn khi nào? Điều cần biết

Ung thư buồng trứng di căn xuất hiện ở giai đoạn cuối, tuy nhiên cũng có một số người bệnh...

Phương pháp xác định giai đoạn ung thư buồng trứng

Các giai đoạn ung thư buồng trứng – Điều cần biết

Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn phát triển chính. Bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu với các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.