Ung thư buồng trứng tái phát là gì? Cách điều trị

Ung thư buồng trứng tái phát dễ gặp ở những người có tiền sử mắc bệnh, đặc biệt là những trường hợp không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Một vài cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, có khoảng 70 – 90% trường hợp bị ung thư buồng trứng có khả năng tái phát bệnh vào một thời điểm nhất định sau quá trình điều trị.

Ung thư buồng trứng tái phát là gì? Nguyên nhân tái phát

Ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có khả năng khiến phụ nữ tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Bệnh lý này thể hiện cho sự bất bình thường của những tế bào trong buồng trứng.

Ung thư buồng trứng tái phát
Tìm hiểu bệnh ung thư buồng trứng tái phát là gì? Cách điều trị, biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả

Cụ thể những tế bào này phát triển một cách đột biến, không theo nhu cầu và vượt khỏi khả năng kiểm soát của cơ thể. Từ đó dẫn đến sự mất kiểm soát trong việc phân chia tế bào, khối u ác tính xuất hiện và nhanh chóng tiến triển ở một hoặc cả hai buồng trứng.

Sau một thời gian nhất định, những tế bào ung thư sẽ di căn đến những mô và cơ quan lân cận, đồng thời phá hủy những cơ quan này. Ở giai đoạn cuối, sự phát triển của tế bào ung thư có thể làm ảnh hưởng và phá hủy những cơ quan xa hơn trong cơ thể, đồng thời khiến người bệnh tử vong.

Thông thường người bị ung thư buồng trứng có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu và điều trị đúng cách. Ngược lại tiên lượng sống sẽ giảm đáng kể nếu bệnh được phát hiện và điều trị muộn.

Ung thư buồng trứng tái phát là tình trạng tái đi tái lại của bệnh do một số nguyên nhân xuất phát từ sức khỏe tổng thể, thời gian phát hiện và quá trình điều trị bệnh lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các trường hợp tái phát là do tế bào ung thư chưa được tiêu diệt hoàn toàn và còn sót lại sau quá trình điều trị. Điều này khiến tế bào ung thư tiếp tục phát triển, phân chia và khiến bệnh ung thư tái phát.

Bên cạnh đó rất ít trường hợp phát hiện bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn sớm. Nguyên nhân là do triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường. Đa số trường hợp phát hiện và điều trị khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn. Khi đó quá trình loại bỏ tế bào ung thư thường gặp nhiều khó khăn, dễ gây biến chứng và có nguy cơ tái phát cao.

Ung thư buồng trứng tái phát được chia thành hai trường hợp, bao gồm:

  • Ung thư tái phát ngay trên vị trí của khối u ban đầu
  • Ung thư tái phát ở những vị trí khác của cơ thể, được gọi chung là tái phát khu vực.

Tùy thuộc vào thời gian phát hiện, mức độ phát triển bệnh lý (giai đoạn bệnh), tỉ lệ tái phát bệnh ung thư buồng trứng ở từng trường hợp không giống nhau. Tỉ lệ tái phát thấp và khả năng điều trị bệnh càng cao khi bệnh được phát hiện càng sớm. Bởi tại thời điểm này tế bào ung thư chưa di căn.

  • Ung thư buồng trứng giai đoạn 1: Tỉ lệ tái phát khoảng 10%.
  • Ung thư buồng trứng giai đoạn 2: Tỉ lệ tái phát 30%.
  • Ung thư buồng trứng giai đoạn 3: Tỉ lệ tái phát dao động trong khoảng 70 – 90%.
  • Ung thư buồng trứng giai đoạn 4: Tỉ lệ tái phát đạt mức 90 – 95%.
Ung thư buồng trứng tái phát được chia thành hai trường hợp
Ung thư buồng trứng tái phát được chia thành hai trường hợp gồm tái phát ngay trên vị trí của khối u ban đầu và tái phát ở những vị trí khác của cơ thể

Tham khảo thêm: Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng tái phát

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tái phát, dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng tái phát ở mỗi trường hợp không giống nhau. Tuy nhiên khi bệnh tái phát, người bệnh có thể cảm nhận được một số dấu hiệu bất thường sau:

1. Có cảm giác khó chịu ở vùng bụng

Sau một khoảng thời gian áp dụng các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng, nếu nhận thấy vùng bụng có cảm giác khó chịu kéo dài, bạn nên đến bệnh viện và tiến hành thăm khám vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh ung thư tái phát.

Đặc biệt bạn nên lưu ý về cảm giác khó chịu ở bụng khi triệu chứng này xuất hiện đồng thời với nhiều biểu hiện bất thường khác. Cụ thể: Tiểu buốt, tiểu gấp, khó tiểu, thay đổi thói quen đi vệ sinh, ăn không ngon miệng, no nhanh.

2. Đau vùng chậu, nhức lưng, đau khi quan hệ tình dục

Cơn đau ở vùng chậu có thể thường xuyên xuất hiện khi bạn bị ung thư buồng trứng tái phát. Trong nhiều trường hợp người bệnh còn có cảm giác đau nhức lưng và đau nhiều khi quan hệ tình dục.

Bên cạnh cảm giác đau nhói, người bệnh sẽ thường xuyên khó chịu vì phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác, bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Tăng cân hoặc giảm cân nhưng không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa
  • Âm đạo xuất huyết bất thường.

Đối với những trường hợp bị ung thư tái phát tại khu vực, một số triệu chứng khó chịu khác có thể xuất hiện. Vì thế người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán phát hiện bệnh khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện.

Cơn đau ở vùng chậu có thể thường xuyên xuất hiện khi bạn bị ung thư buồng trứng tái phát
Cơn đau ở vùng chậu kèm theo nhiều biểu hiện khác có thể thường xuyên xuất hiện khi bạn bị ung thư buồng trứng tái phát

3. Tăng nồng độ CA – 125

Đối với những trường hợp tái phát, nồng độ CA – 125 trong kết quả xét nghiệm sẽ tăng một cách bất thường. Sự gia tăng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u đang phát triển trong buồng trứng.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tái phát

Đối với những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng tái phát, người bệnh sẽ được đánh giá tổng thể và chỉ định điều trị với những phương pháp sau:

1. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Nếu nhận thấy sự hình thành của khối u trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u. Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách cắt bỏ vị trí có khối u (ống dẫn trứng và phần buồng trứng còn lại). Đồng thời loại bỏ mô và các hạch bạch huyết đã bị ảnh hưởng.

Thông thường bệnh nhân bị ung thư tái phát có khối u hoặc di căn đều là những trường hợp nặng, tỉ lệ điều trị dứt điểm thấp và có nguy cơ tử vong cao. Vì thế phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.

Đối với những trường hợp ung thư tái phát có di căn, tế bào ung thư lan rộng sang nhiều cơ quan ở xa trong cơ thể, người bệnh có thể không được chỉ định phẫu thuật, vì tỉ lệ thành công rất thấp.

2. Hóa trị

Hóa trị có thể được chỉ định trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật. Đối với những trường hợp di căn không thể phẫu thuật, bệnh nhân có thể chỉ được áp dụng phương pháp hóa trị để kéo dài thời gian sống, ngăn ngừa tế bào ung thư tiếp tục lan rộng.

Để áp dụng phương pháp hóa trị giúp ức chế sự lây lan và tiêu diệt tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và dùng thông qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể như tiêm tĩnh mạch, thuốc uống, đưa thuốc vào ổ bụng bằng ống thông.

Đối với những trường hợp ung thư buồng trứng tái phát được phát hiện sớm và có thể phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định hóa trị sau phẫu thuật. Điều này giúp loại bỏ nhanh những tế bào ung thư còn sót lại.

Ở nhiều trường hợp khác, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần áp dụng hóa trị liệu để làm giảm kích thước của khối u. Liệu pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị của phương pháp phẫu thuật.

3. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư có khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh và đẩy nhanh quá trình tiêu diệt các tế bào ung thư. Để điều trị ung thư tái phát bằng xạ trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa vào ổ bụng một lượng vừa đủ dung dịch phóng xạ tia phóng xạ để tia phóng xạ có thể phát ra và tác động vào tế bào ung thư. Hoặc bệnh nhân có thể sử dụng tia phóng xạ từ một thiết bị bên ngoài.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tái phát

Tham khảo thêm: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?

Biện pháp ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát

Khả năng tái phát của bệnh ung thư buồng trứng rất cao mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị trước đó. Chính vì thế sau quá trình điều trị, việc áp dụng các phương pháp kiểm soát và ngăn ngừa tái phát là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể người bệnh cần áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng, duy trì tiên lượng sống, tránh bệnh ung thư tái phát và tiến triển theo hướng xấu.

Để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng có thể áp dụng những biện pháp sau:

1. Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa

Việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh ung thư buồng trứng, giúp ngăn chặn sự di căn của những tế bào ung thư. Từ đó nâng cao khả năng chữa bệnh của các phương pháp, tiêu diệt triệt để khối u ác tính. Đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau quá trình điều trị.

2. Tái khám theo định kỳ

Sau quá trình điều trị, người bệnh cần đến bệnh viện và tái khám theo định kỳ. Thông thường bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng kết hợp với xét nghiệm PAP test để kiểm soát tốt bệnh lý và sớm phát hiện ung thư buồng trứng tái phát.

Nếu có nghi ngờ ung thư tái phát, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác trong thời gian tái khám. Cụ thể như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp, xét nghiệm máu, chụp phổi và tiến hành định lượng CA – 125.

Việc khám sức khỏe theo định kỳ 3 – 6 tháng một lần sẽ giúp người bệnh lẫn bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn tiến của bệnh, sớm phát hiện khối u còn sót lại và kịp thời can thiệp. Từ đó giúp phòng ngừa tế bào ung thư lây lan, người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị ung thư buồng trứng nên tái khám đều đặn 3 – 6 tháng một lần sau quá trình điều trị, thực hiện liên tục trong 2 năm đầu tiên.

Tái khám theo định kỳ
Tái khám theo định kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện khối u còn sót lại và kịp thời can thiệp

3. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống phù hợp chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát hiệu quả. Nguyên nhân là do việc ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp làm giảm sự phát triển bất thường của những tế bào, hỗ trợ ức chế và ngăn ngừa sự hình thành của khối u ác tính.

Sau quá trình điều trị bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh nên xây dựng và duy trì chế độ ăn uống theo những nguyên tắc sau:

  • Tăng cường bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt nên duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin, chất béo có lợi, protein, bột đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước.
  • Trong một khẩu phần ăn uống mỗi ngày, bạn nên ăn ít thịt, ăn nhiều cá, trái cây và rau.
  • Nến sử dụng dầu thực vật để thay thế cho mỡ động vật.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể uống nước lọc kết hợp với nước ép trái cây, rau củ quả.
  • Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt và nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bạn nên chia bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ và dùng trong ngày.
  • Hạn chế bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều đường, muối, thực phẩm cay nóng, chứa chất bảo quản, muối chua…
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng những loại nước ngọt có gas.

4. Kiểm soát tâm lý

Yếu tố tâm lý có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và quá trình điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nguy cơ tái phát bệnh thường tăng cao ở những người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy giảm cùng tâm lý bất ổn

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa sức khỏe suy giảm, bệnh ung thư tiến triển theo chiều hướng xấu, đồng thời góp phần ngăn chặn tế bào ung thư tái phát, người bệnh nên kiểm soát tốt tâm lý, tránh căng thẳng, lo âu, stress quá mức.

Để kiểm soát căng thẳng, giúp tâm lý luôn trong trạng thái ổn định, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan và vui vẻ.
  • Tránh thức khuya, cần ngủ đủ giấc. Tốt nhất bạn cần ngủ trước 23 giờ và nên đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh làm việc gắng sức, nên dành thời gian giúp đầu óc thư giãn, nghỉ ngơi. Tốt nhất chỉ nên làm việc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Để giải tỏa căng thẳng, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tập yoga hoặc vui chơi, giảm stress cùng với gia đình, bạn bè.
Kiểm soát tâm lý
Kiểm soát tâm lý là biện pháp ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát hiệu quả, tránh suy giảm sức khỏe

Tham khảo thêm: Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

5. Tăng cường tham gia vào các hoạt động thể chất

Bên cạnh việc kiểm soát tâm lý và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh nên tăng cường tham gia vào các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Các chuyên gia khuyến cáo, để làm giảm nguy cơ tái phát bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh cần tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày từ 30 – 45 phút. Tuy nhiên để phù hợp hơn với thể trạng và sức khỏe hiện tại, người bệnh chỉ nên lựa chọn và áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, điển hình như bơi lội, yoga, đi bộ, đi xe đạp…

Việc vận động và tăng cường luyện tập không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể, sức đề kháng mà còn giúp duy trì tình trạng thoải mái và điều hòa nội tiết tố. Đồng thời duy trì cân nặng và cải thiện vóc dáng.

Hơn thế, nếu duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày sẽ giúp các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra tốt hơn, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố và mang đến hiệu quả cao trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát, làm giảm nguy cơ phát sinh những bệnh lý nghiêm trọng ở cơ quan sinh sản.

6. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chứa hormone

Những loại thuốc chứa hormone có thể là thuốc tránh thai, thuốc điều trị vô sinh hiếm muộn, thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc an thần… có khả năng tác động khiến cơ thể mất đi khả năng điều hòa các hormone bên trong, từ đó khiến nồng độ tự nhiên của các hormone bị mất cân bằng.

Trong khi đó các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự mất cân bằng hormone sinh dục nữ chính là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng khả năng tái phát bệnh ung thư buồng trứng. Chính vì thế, việc lạm dụng, dùng thuốc chứa hormone không đúng cách hoặc không đúng liều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh ung thư buồng trứng tái phát.

Đối với những trường hợp cần dùng thuốc chứa hormone sau khi kết thúc quá trình điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh cần nghe theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng, cách sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không lạm dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt, không dùng thuốc kéo dài hoặc thường xuyên sử dụng loại thuốc này.

Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chứa hormone
Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chứa hormone vì có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư buồng trứng

Bệnh ung thư buồng trứng không chỉ là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao mà còn là bệnh dễ tái phát. Vì thế sao khi kết thúc quá trình chữa trị, bệnh nhân cần tránh chủ quan trong việc thăm khám và dự phòng tái phát. Tốt nhất bạn nên sinh hoạt và ăn uống hợp lý, kiểm soát căng thẳng, theo dõi những biểu hiện của cơ thể và khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng một lần để kiểm soát sức khỏe, kịp thời phát hiện và điều trị khi bệnh tái phát.

phòng bệnh ung thư buồng trứng

Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay

Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần nghiêm túc thực hiện tốt việc phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng. Bởi bệnh lý này gây ra rất nhiều hệ...
Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh...

Thế nào là ung thư buồng trứng di căn?

Ung thư buồng trứng di căn khi nào? Điều cần biết

Ung thư buồng trứng di căn xuất hiện ở giai đoạn cuối, tuy nhiên cũng có một số người bệnh...

phòng bệnh ung thư buồng trứng

Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay

Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần nghiêm túc thực hiện tốt việc phòng ngừa bệnh ung thư buồng...

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác!

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng nhất là độ tuổi sinh sản, phụ nữ mãn kinh và tiền...

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Ung thư buồng trứng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *