Ung thư buồng trứng di căn khi nào? Điều cần biết
Ung thư buồng trứng di căn xuất hiện ở giai đoạn cuối, tuy nhiên cũng có một số người bệnh gặp phải ở giai đoạn 3. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị. Bởi, khi các tế bào ung thư lan rộng ra các bộ phận khác, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thế nào là ung thư buồng trứng di căn?
Tình trạng di căn trong y học có nghĩa là sự lây lan của tế bào ung thư từ bộ phận khởi phát đến các cơ quan khác trên cơ thể. Tương tự như ung thư nguyên phát, ung thư di căn cũng có những đặc điểm và tính chất giống nhau. Tuy nhiên, khi ung thư di căn, bệnh có mức độ nguy hiểm cao và đọ phân tán rộng, gây khó khăn cho công tác điều trị.
Ung thư buồng trứng di căn cũng vậy, các bộ phận gần buồng trứng có thể dễ dàng bị các tế bào ung thư xâm lấn. Thậm chí, những cơ quan xa cũng nằm trong khả năng bị di căn, gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh. Nhất là trường hợp bệnh bùng phát khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào ung thư có thể di chuyển ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể nếu không được kiểm soát tốt. Phổ biến là ung thư buồng trứng di căn sang gan, xương, não,…Không những thế, các tế bào ác tính còn có thể làm ảnh hưởng đến màng phổi, màng bụng gây nên nhiều triệu chứng đặc trưng ở các vị trí bị di căn.
Vì sao tế bào ung thư ở buồng trứng có thể dịch chuyển xa như vậy? Bởi vì, hầu hết những tế bào ung thư ở buồng trứng thoát ra khỏi khối u, chúng sẽ đi vào hệ thống bạch huyết, máu. Sau đó, nhờ con đường này mà tế bào ung thư bắt đầu di chuyển sang nhiều bộ phận rộng khắp trên cơ thể, gây nên hiện tượng di căn ung thư.
Ung thư buồng trứng di căn khi nào?
Ung thư buồng trứng là căn bệnh ác tính, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng. Do đó, đa số người bệnh khi nhận ra mắc phải căn bệnh này thì đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, các tế bào ung thư đã có mặt ở nhiều cơ quan ở bụng và vùng chậu. Bệnh có biến chứng nguy hiểm và khả năng di căn nhanh chóng.
Kể từ giai đoạn 3 thì ung thư buồng trứng đã xuất hiện những yếu tố di căn. Các tế bào ung thư sau khi hình thành ở buồng trứng nữ giới, bắt đầu phát triển nhiều hơn. Tiếp đến, chúng bắt đầu tách ra và dịch chuyển sang các bộ phận khác ngoài phạm vi buồng trứng. Quá trình lây lan của các tế bào ung thư diễn ra trong xoang bụng đến các mô và cơ quan khác.
Khi chúng rụng ra, tế bào ung thư sẽ gieo mầm mống bệnh vào phúc mạc tức là màng bụng, cùng với cơ hoành – cơ có nhiệm vụ phân cách ngực và bụng, hình thành tiếp các khối u mới. Hiện tượng ung thư buồng trứng di căn ở ổ bụng có thể gây dịch ở khu vực này, người ta gọi là dịch cổ trướng, nước báng.
Lúc này, bụng người bệnh càng ngày càng to lên, gây cảm giác đầy và trướng bụng. Nhiều trường hợp, người bệnh còn bị phù mặt và các chi. Bên cạnh đó, như đã đề cập, do tế bào ung thư có thể di chuyển theo đường máu nên chúng dễ dàng xâm nhập vào não, gan, phổi, xương,…
Các khối u mới hình thành tại các cơ quan đầu não của cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp ung thư đi vào hệ thống bạch huyết, tế bào ác tính di căn hạch khiến chúng sưng to. Tình trạng này làm người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội.
Ung thư buồng trứng di căn có triệu chứng gì?
Những tế bào ung thư buồng trứng khi di căn sang các bộ phận khác sẽ tạo ra những khối u ác tính mới. Người bệnh bắt đầu có nhiều những triệu chứng đặc trưng tại bộ phận bị nó tác động. Điển hình như:
- Tình trạng cổ trướng: Tế bào ung thư buồng trứng di căn ra màng bụng khiến bụng bị tích chất lỏng. Người bệnh bị trướng, sưng bụng.
- Tắc nghẽn tiêu hóa: Việc những tế bào ung thư di căn sang ruột, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tắc nghẽn ruột. Bởi khi tồn tại bệnh trong thành ruột, tế bào ác tính gây nên sự kết dính, tăng co thắt ruột. Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa tốt, người bệnh có biểu hiện bị chán ăn, buồn nôn, nôn. Đặc biệt người bệnh bước sang ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có nguy cơ tử vong cao khi gặp phải tình trạng này.
- Di căn tại gan: Tế bào ung thư đi đến gan, tạo áp lực ở cơ hoành khiến người bệnh đau nhức, khó thở, da và mắt chuyển vàng.
- Di căn sang phổi: Bệnh nhân khó thở, phổi có hiện tượng phình to, nhiều trường hợp bị tràn dịch màng phổi,…
- Di căn tại xương: Tế bào ung thư buồng trứng di căn tới xương khớp khiến cho người bệnh bị đau mỏi xương khớp khó chịu, đôi khi dữ dội, dai dẳng.
- Di căn đến não: Nguy hiểm nhất là khi khối u mới bắt đầu hình thành tại cơ quan đầu não của cơ thể. Lúc này, bệnh nhân sẽ có những cơn co giật đột ngột, đầu đau nhức, động kinh, yếu cơ, cơ bắp teo tóp bất thường,…
Không chỉ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ vô sinh, ung thư buồng trứng khi di căn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, phụ nữ không nên chủ quan khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường. Nhanh chóng thăm khám y tế và điều trị sẽ giúp khả năng phục hồi, kiểm soát bệnh tốt hơn.
Tiên lượng thời gian sống khi ung thư buồng trứng di căn
Người bệnh ung thư buồng trứng vẫn có hy vọng chữa khỏi bệnh nếu sớm phát hiện từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi ung thư buồng trứng di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể thì tiên lượng thời gian sống của người bệnh trở nên khá dè dặt.
Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ có thể điều trị kiểm soát khối u tại chỗ, không cho chúng lan thêm sang những vị trí khác. Đồng thời, các biện pháp được áp dụng cũng chỉ giúp giảm nhẹ cơn đau, kéo dài sự sống nhiều nhất có thể cho người bệnh. Trường hợp cắt bỏ nhưng vẫn còn sót tế bào ung thư thì chúng vẫn hoàn toàn có nguy cơ tái phát, hình thành khối u mới.
Để tiên lượng thời gian sống khi ung thư di căn, bác sĩ phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như loại ung thư, giai đoạn phát triển của bệnh, tuổi và thể trạng thực tế của người bệnh. Sẽ không có con số tuyệt đối nào khẳng định được thời gian người bệnh có thể duy trì sự sống khi ung thư buồng trứng di căn.
Theo các chuyên gia, thông thường người bệnh có thời gian sống tương ứng với các giai đoạn được thống kê như:
- Giai đoạn đầu: Hầu hết người bệnh được chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm từ giai đoạn đầu có tiên lượng sống tốt nhất. Người bệnh tiếp tục sống trên 5 năm có tời trên 90%.
- Giai đoạn 2: Người phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng ở giai đoạn này vẫn có hy vọng sống trên 5 năm cao, tỷ lệ trung bình 70%. Phân chia theo các cấp ở giai đoạn này thì: giai đoạn 2A là 78%, giai đoạn 2B 73%, giai đoạn 2C là 57%.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này có thể nói là giai đoạn khá nhiều người bệnh được chẩn đoán phát hiện ra bệnh. Tỷ lệ người bệnh sống được trên 5 năm sau điều trị có 39%, đây là con số thống kê trung bình. Trong đó, vào giai đoạn 3A có khoảng 59%, giai đoạn 3B có khoảng 52% và cuối cùng ở giai đoạn nặng hơn là 3C chỉ còn khoảng 39%.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh ung thư quái ác, người bệnh chỉ còn 17% tỷ lệ kéo dài sự sống trên 5 năm khi mắc ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, cũng không quên đề cập. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị thì thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị, quá trình chăm sóc,…Do đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên làm theo những hướng dẫn của người có chuyên môn.
Phòng ngừa ung thư buồng trứng di căn
Ung thư buồng trứng vốn là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ đe dọa sức khỏe sinh sản mà còn gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe tổng thể và tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, do không có dấu hiệu riêng biệt nên người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Chỉ đến khi thăm khám thì bệnh đã chuyển thành giai đoạn muộn.
Do đó, khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, chị em phụ nữ nên đến bệnh viện kiểm tra sớm, phòng tránh nhiều nguy cơ không mong muốn. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý để phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng di căn:
Thực hiện nghiêm ngặt chỉ định điều trị của bác sĩ
Bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố bệnh lý để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn. Việc này sẽ giúp bệnh có khả năng được kiểm soát cao, hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư sang các bộ phận khác.
Nhờ vào điều này mà việc loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể diễn ra thuận lợi và triệt để hơn. Đây cũng là yếu tố quyết định người bệnh có thể kéo dài tiên lượng sống hay không. Nhất là những trường hợp bệnh ung thư buồng trứng đã phát triển sang giai đoạn có diễn tiến nặng nề.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bên cạnh thực hiện đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi, có rất nhiều người bệnh ung thư tử vong bởi nguyên nhân do suy kiệt sức lực. Chính vì thế, người bệnh và người chăm sóc cần xây dựng chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất.
Nhờ vào một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cơ thể sẽ được cải thiện để đáp ứng các liệu pháp điều trị nặng nề hơn. Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc bệnh nhân có chế độ ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị sẽ có cơ hội tránh được một số tác dụng phụ do các phương pháp điều trị gây ra. Vì thế mà tiên lượng sống cũng được kéo dài.
ĐỌC NGAY: Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị?
Ổn định tâm lý
Khi biết mình mắc bệnh ung thư, nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, khi cơ thể càng lo âu thì khả năng điều trị bệnh càng khó khăn hơn. Bởi, các nhà khoa học khẳng định tâm lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quá trình điều trị bệnh.
Thực tế cho thấy, những người có tâm lý ổn định sẽ có nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống khi mắc ung thư hơn những người có sức khỏe kém kèm theo tâm lý bất ổn. Do đó, người bệnh nên kiểm soát tâm lý để việc điều trị bệnh khả quan hơn. Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý như:
- Ngủ đúng giờ, cần chú ý đảm bảo giấc ngủ đủ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày.
- Tránh làm việc quá sức, đặc biệt là buổi tối. Không nên cố gắng lao động quá 11 giờ đêm.
- Áp dụng những biện pháp thư giãn cơ thể, đầu óc để giảm căng thẳng như đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tâm sự với người thân,…
- Giữ tinh thần thoải mái nhất, vui vẻ nhất có thể. Bởi, nếu người bệnh có tinh thần lạc quan, cơ thể sẽ có những biến chuyển tích cực, góp phần chống chọi lại với căn bệnh quái ác này.
- Phải can thiệp điều trị tâm lý nếu người bệnh có dấu hiệu căng thẳng, áp lực nặng, kéo dài.
Vận động thể chất phù hợp
Người bệnh thường được khuyến cáo tham gia luyện tập thể dục, thể thao vừa sức để máu huyết lưu thông, tránh những xơ cứng ở khớp cơ làm ảnh hưởng quá trình điều trị. Mỗi ngày, người bệnh có thể dành ra từ 20 phút đến 30 phút để tham gia hoạt động thể chất.
Một số bộ môn như yoga, đi bộ, chạy bộ,…giúp tăng cường sức khỏe cho người mắc ung thư buồng trứng. Không chỉ hỗ trợ điều hòa nội tiết, tăng khả năng chuyển hóa, việc vận động cơ thể còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả, lành mạnh. Nhờ đó mà quá trình điều trị ung thư diễn ra suôn sẻ hơn, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.
Ung thư buồng trứng di căn có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kèm theo những điều chỉnh thói quen sống để mau chóng kiểm soát và phòng ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y
- Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng hữu hiệu cho bạn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!