Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng nhất là độ tuổi sinh sản, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có diễn tiến âm thầm với nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn ở giai đoạn nhẹ, bùng phát mạnh mẽ và nghiêm trọng ở giai đoạn di căn, có thể dẫn đến tử vong sớm.

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng
Thông tin cơ bản về độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng và các phương pháp làm giảm nguy cơ

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác

Bệnh ung thư buồng trứng tiến triển từ sự bất bình thường, rối loạn và phát triển không kiểm soát của những tế bào tồn tại ở buồng trứng. Khi đó những khối u ác tính sẽ hình thành ở cả hai buồng trứng ở chỉ một buồng trứng tùy thuộc vào mức độ phát triển không kiểm soát của các tế bào.

Khối u ác tính tiến triển làm suy giảm chức năng và hoạt động điều tiết nội tiết tố, sản xuất trứng của buồng trứng. Đồng thời làm phát sinh nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng khi tế bào ung thư không được kiểm soát và di căn sang những cơ quan khác của cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khi bị ung thư buồng trứng, một số triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện:

  • Khó chịu ở bụng, bụng chướng, đầy hơi, thường xuyên bị táo bón
  • Cứng bụng, tăng kích thích bụng, tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên bị đau bụng hoặc đau vùng hông, đau vùng chậu, đau xương chậu ngoài chu kỳ kinh
  • Đau bụng dưới nghiêm trọng khi có kinh
  • Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên
  • Ra nhiều khí hư, xuất huyết âm đạo, dịch tiết âm đạo bất thường (màu vàng, màu xanh hoặc màu đỏ kèm theo mùi hôi)
  • Có cảm giác đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, suy nhược…

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh ung thư buồng trứng có thể xuất hiện và tiến triển nhanh ở mọi đối tượng. Tuy nhiên độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng dao động trong khoảng 30 đến 40 tuổi.

Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao ở những người phụ nữ trên 50 tuổi. Do khó phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ, nên những người đang có độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần chú ý quan sát những biểu hiện của cơ thể, nên khám phụ khoa định kỳ, tuyệt đối không chủ quan.

Dù xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng vẫn cần được thăm khám và điều trị sớm để tăng khả năng chữa khỏi bệnh, kéo dài thời gian sống, hạn chế nguy cơ tử vong. Theo kết quả thống kê có khoảng 12% trường hợp bị ung thư buồng trứng tử vong do di căn, không thể kiểm soát tế bào ung thư.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở những người phụ nữ lớn tuổi cao hơn những người trẻ
Nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ lớn tuổi

Thực tế cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở những người phụ nữ lớn tuổi cao hơn những người trẻ và đang trong độ tuổi sinh sản. Ung thư buồng trứng ở trẻ em cũng xảy ra nhưng không phổ biến.

Ở thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, vấn đề về nội tiết, lạm dụng hoặc sử dụng thuốc tránh thai dài ngày và sống thiếu khoa học.

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mắc bệnh ung thư buồng trứng, các khối u ác tính cùng những tế bào ung thư sẽ gây ra các ảnh hưởng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đối với việc điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào từng loại khối u, giai đoạn mắc bệnh, thể trạng và khả năng đáp ứng để đưa ra những phương pháp chữa bệnh thích hợp nhất.

Tránh nhầm lẫn bệnh ung thư buồng trứng và bướu xoang nội bì ở người trẻ

Ở nhiều trường hợp, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng ở độ tuổi dậy thì bị chẩn đoán nhầm với bệnh bướu xoang nội bì. Điều này làm sai lệch các phương pháp điều trị và gây nguy hiểm. Bướu xoang nội bì được xác định là một bệnh u bướu ác tính, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này tương đương với ung thư. Bệnh bướu xoang nội bì thường xảy ra ở những trẻ đang trong độ tuổi dậy thì và mới trưởng thành, dao động trong khoảng 11 đến 23 tuổi.

Bướu xoang nội bì phôi (Yolk sac) là bệnh nguy hiểm nhưng hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh lý này lại chiếm từ 14 đến 20% trường hợp xuất hiện bướu tế bào mầm của buồng trứng. Có khoảng 1/3 trường hợp mắc bệnh là những trẻ chưa có kinh nguyệt.

Thông thường khi bị bướu xoang nội bì, người bệnh sẽ có dấu hiệu bụng phình to, đau bụng và bướu vùng chậu. Những dấu hiệu này xuất hiện một cách đột ngột, gây ra những cơn đau bụng cấp, thường nhầm lẫn với viêm ruột thừa và ung thư buồng trứng.

Những triệu chứng khác của bệnh bướu xoang nội bì tương tự như ung thư buồng trứng. Tuy nhiên diễn tiến của bướu xoang nội bì nhanh hơn, những khối u gia tăng kích thước trong thời gian ngắn và hình thành lan tràn trong ổ bụng. Vì thế bệnh nhân cần được điều trị gấp rút hơn để phòng ngừa cơ quan sinh sản của trẻ bị tàn phá nghiêm trọng.

Tránh nhầm lẫn bệnh ung thư buồng trứng và bướu xoang nội bì ở người trẻ
Tránh nhầm lẫn bệnh ung thư buồng trứng và bướu xoang nội bì ở người trẻ để tránh điều trị sai cách gây nguy hiểm

Các phương pháp dùng trong điều trị bướu xoang nội bì gần giống với những loại ung thư tế bào mầm khác xảy ra ở buồng trứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào biểu hiện di căn và kích thước của những khối u để đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Trong trường hợp bướu xuất hiện và chiếm diện tích lớn, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần phụ và tử cung hoặc phẫu thuật xếp giai đoạn. Đối với những trường hợp có khối u nhỏ, bệnh nhân sẽ được cân nhắc chữa trị với những phương pháp bảo tồn để giúp cơ quan sinh sản cùng chức năng sinh sản được bảo vệ.

Biện pháp phòng ngừa cho những người thuộc độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng

Đối với những trường hợp thuộc độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với những biện pháp sau:

1. Thăm khám định kỳ và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa

Một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả nhất là thăm khám định kỳ (6 tháng/ lần) và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe và chức năng sinh sản, đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Bên cạnh đó nếu thường xuyên xảy ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như viêm nhiễm tại tử cung, buồng trứng hay cổ tử cung, nữ giới sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư, trong đó phổ biến nhất là ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.

Do đó việc thăm khám định kỳ và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa sẽ giúp bạn bảo vệ buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác một cách kịp thời. Từ đó phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Nữ giới cần đến bệnh viện và tiến hành thăm khám khi nhận thấy những biểu hiện bất thường gồm:

  • Xuất huyết âm đạo nhưng không phải do chu kỳ kinh nguyệt
  • Khí hư bất thường (thay đổi màu sắc hoặc/ và vón cục kèm theo mùi hôi)
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên đau vùng chậu
  • Đau nhiều trong kỳ kinh
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài…

2. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Cụ thể để phòng ngừa ung thư, bạn cần duy trì chế độ ăn uống như sau:

  • Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản hoặc rau củ quả chưa được vệ sinh sạch, có thuốc trừ sâu, thực phẩm muối chua (dưa muối, cải muối…), thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.. Ngoài ra bạn cần hạn chế ăn nhiều thịt đỏ. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này có khả năng kích thích tế bào phát triển một cách đột biến. Từ đó mất đi sự kiểm soát và hình thành khối u ác tính.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, hàu, cá trích, trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, cá mòi… Đồng thời nên thêm vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, thực phẩm chứa hợp chất hydrocarbon… để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, kích thích tế bào lành tính phát triển, phòng ngừa phát sinh khối u ung thư.
  • Nên dùng dầu thực vật để thay thế cho mỡ động vật.
Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

3. Thận trọng khi sử dụng những loại thuốc chứa hormone

Bạn cần thận trọng trong việc sử dụng những loại thuốc chứa hormone như thuốc an thần, thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc chữa bệnh vô sinh hiếm muộn… để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự mất cân bằng hoạt động điều hòa hormone tự nhiên của cơ thể diễn ra càng nhanh khi dùng những loại thuốc chứa hormone càng sớm.

Trong khi đó, sự mất cân bằng nồng độ hormone có liên quan đến quá trình hình thành bệnh ung thư buồng trứng. Vì thế nếu không thận trọng trong việc sử dụng những loại thuốc chứa hormone, sử dụng thuốc dài ngày hoặc dùng không đúng cách thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.

Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn hay bất kỳ bệnh lý nào khác bằng thuốc chứa hormone, người bệnh cần nghe theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, nên dùng thuốc đúng liều, đúng cách và đúng với thời gian quy định. Đặc biệt nữ giới cần lưu ý không nên thường xuyên sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt.

4. Tăng cường tập luyện thể dục và vận động

Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học và thận trọng khi sử dụng thuốc, bạn nên tăng cường tập luyện thể dục và thường vận động để nâng cao sức khỏe tổng thể, góp phần bảo vệ các cơ quan sinh sản và phòng ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra việc vận động và luyện tập thể dục thể thao còn giúp người bệnh ổn định tinh thần, giảm stress, giảm căng thẳng, giúp thoải mái, vui vẻ, nội tiết được điều hòa ổn định

Ngoài ra nữ giới có thể duy trì vóc dáng, tránh thừa cân béo phì, hỗ trợ quá trình điều tiết và loại bỏ độc tố của cơ thể, phòng ngừa tích trữ độc tố dẫn đến ung thư buồng trứng và nhiều bệnh lý khác liên quan đến các cơ quan sinh sản.

Nữ giới có thể ưu tiên luyện tập những bộ môn có cường độ nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội, chạy xe đạp… Nên luyện tập mỗi ngày từ 30 đến 60 phút.

Tăng cường tập luyện thể dục và vận động
Tăng cường tập luyện thể dục và vận động giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa ung thư buồng trứng

5. Kéo dài thời kỳ cho con bú

Việc kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho con mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người mẹ. Cụ thể như việc kéo dài thời gian cho con bú có thể giúp người mẹ nâng cao sức khỏe tổng thể, giảm cân sau sinh tự nhiên và phòng ngừa bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Tuy nhiên bạn cần tránh kéo dài thời gian cho con bú trên 12 tháng. Bởi điều này có thể dẫn đến sự điều tiết hormone quá mức của cơ thể. Từ đó khiến số lượng hormone sinh dục trong cơ thể tăng cao, dẫn đến những bất thường cho tế bào.

6. Sử dụng thuốc tránh thai sau khi sinh

Việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ giúp nữ giới điều hòa hoạt động của tuyến yên, tránh thai và phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng. Một số cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy rằng, nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ giảm rõ rệt trong vòng 10 năm ở những người phụ nữ đang trong độ tuổi trung niên sau khi sinh nở và có biện pháp tránh thai an toàn.

Ngoài ra Tổ chức WHO cũng khuyến khích những người phụ nữ sau khi sinh nở nên dùng thuốc tránh thai hàng ngày để tránh mang thai ngoài ý muốn và dùng như một liệu pháp phòng ngừa bệnh ung thư.

Sử dụng thuốc tránh thai sau khi sinh
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng bằng cách sử dụng thuốc tránh thai sau khi sinh

Ngoài những biện pháp phòng ngừa nêu trên, những người thuộc độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng hay có nguy cơ mắc bệnh cao như có tiền sử gia đình bị ung thư, thừa cân béo phì… nên thường xuyên đến bệnh viện và thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng. Đồng thời kiểm soát những căn bệnh ác tính khác có liên quan đến tử cung và buồng trứng.

Việc tầm soát ung thư buồng trứng theo định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý và kịp thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp nhất. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Thông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết, hi vọng nữ giới có thể biết thêm độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng. Từ đó cảnh giác và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện, đặc biệt là chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng chậu, thay đổi màu sắc khí hư, rối loạn tiêu hóa kéo dài… bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thông báo tình trạng sức khỏe để khám, xét nghiệm và kịp thời điều trị.

HỮU ÍCH

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư buồng trứng giúp chị em phụ nữ sớm phát hiện căn bệnh nguy hiểm này. Bởi, nếu nhận biết ngay từ giai đoạn khởi phát, khả...
Mức độ nguy hiểm của căn bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?

Ung thư buồng trứng chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Có thể nói, căn bệnh...

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không là vấn đề chung được nhiều nữ giới quan tâm....

Nguyên tắc ăn uống cho người mắc ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì giảm bệnh?

Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì để giảm bệnh? Câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ...

Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Hóa trị ung thư buồng trứng là phương pháp điều trị hàng đầu được chỉ định cho những bệnh nhân...

điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y

Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y

Điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y là giải pháp an toàn được nhiều người áp dụng. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *